ĐỐI VỚI DỰ ÁN CDM THỦY ĐIỆN KHÁC TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả dự án CDM thủy điện So Lo, tỉnh Hòa Bình (Trang 56 - 59)

Đặc điểm địa lý nước ta là có nhiều sông suối, ao hồ và các thác nước. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy điện. Điều này không chỉ góp phần gia tăng thu nhập, việc làm xã hội, hay cung cấp thêm điện năng tiêu thụ cho sinh hoạt và sản xuất trong nước khi nhu cầu này đang tăng cao theo thời gian. Các dự án thủy điện sử dụng nguồn năng lượng tái tạo ”xanh và sạch” này sẽ góp phần bảo vệ môi trường. Đó là lý do mà các dự án CDM nói chung hướng tới. Điều này giải thích cho số lượng các dự án CDM về thủy điện hiện đang chiếm tỷ trọng lớn trong số các dạng dự án CDM đã được đăng ký.

Đối với Việt Nam, có thể khẳng định các dự án của CDM có tính hấp dẫn và có thể hưởng rất nhiều lợi ích từ các dự án này. Tuy nhiên, để đạt được, nước ta cũng phải đối mặt với nhiều thách thức mới và phức tạp liên quan đến tổ chức hành chính và hệ thống các văn bản pháp qui quản lý của Nhà nước. Điều quan trọng là cần đánh giá và nhận thức được lợi ích tiềm tàng, cũng như hiểu được các thách thức mà CDM đem lại để từ đó đưa ra các kế hoạch, chính sách

phù hợp nhằm vượt qua được các thách thức đó. Và để thực hiện được các dự án CDM về thủy điện nói chung ở Việt Nam vẫn cần:

Thứ nhất: Xác định rõ hướng ưu tiên, mục tiêu cần đạt đến khi thực hiện dự án để thực hiện dự án hiệu quả nhất, phù hợp với tình hình chung. Hiện có 3 hướng ưu tiên là: Nâng cấp cải thiện công nghệ hiện có (gồm nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng, đổi mới và hiện đại hóa); áp dụng các công nghệ tiên tiến và thiện hữu với môi trường; các dự án thuộc các chương trình, định hướng đang được Nhà nước khuyến khích/ưu tiên.

Thứ hai: Đối với các dự án CDM thủy điện có công suất lớn hơn, nếu yêu cầu phải xây dựng hồ chứa tích nước hay hồ điều tiết nước lớn còn nhiều vấn đề phải quan tâm. Những năm gần đây, các đập lớn trở thành đề tài tranh luận của công chúng, do vậy cần xem xét rất kỹ lưỡng theo các quy định của CDM và rất cần chú ý đến vấn đề an toàn của các hồ chứa này. Vì nếu xây dựng không đảm bảo, việc rò rỉ hồ chứa hay vỡ đập, vỡ hồ này sẽ gây ảnh hưởng rất xấu, thiệt hại không chỉ về kinh tế, con người mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế xã hội. Hơn nữa, việc xây các hồ chứa này có thể sẽ tác động xấu đến cơ cấu đất, hệ sinh thái,... và việc di dời dân cư là khó tránh khỏi. Do đó, các dự án CDM về thủy điện này cần được xem xét, đánh giá hiệu quả một cách rõ ràng và chính xác để đảm bảo sẽ đem lại lợi ích lớn khi thực hiện.

Thứ ba: Cho đến nay, năng lượng tái tạo - đặc biệt là thuỷ điện – là một trong những hình thức dự án thành công nhất trong các dự án CDM trên thế giới nói chung. Có đến ¼ số dự án CDM thuộc lĩnh vực này. Như vậy, các dự án CDM thủy điện ở Việt Nam có thể tham khảo thêm ở các nước khác để rút ra kinh nghiệm và khi thực hiện sẽ đạt hiệu quả tốt nhất trong khả năng có thể.

KẾT LUẬN

Nghị định thư Kyoto mới chỉ là bước đầu và hiện còn đang phải đối mặt với nhiều thách thức quyết định đối với sự tồn tại của nó. Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu chính sách trên thế giới cũng đã phân tích và thử đề xuất một số giải pháp thay thế Nghị định thư nhưng thực sự chưa có giải pháp nào khả thi

hơn. Trong đó, cơ chế CDM đóng vai trò rất quan trọng để thực hiện Nghị định thư Kyoto.

Cho đến nay, năng lượng tái tạo - đặc biệt là thuỷ điện – là loại nhà máy cắt giảm phát thải thành công nhất trong CDM (tính theo các dự án đã đăng ký: 40 dự án thủy điện trong số 269 dự án dạng CDM đã được đăng ký). Các dự án thuỷ điện cho phép cắt giảm lượng phát thải bằng cách thay thế nguồn điện khác bằng nguồn năng lượng không phát thải. Vì ở hầu hết các quốc gia, điện lưới chủ yếu là từ các nhà máy nhiệt điện đốt nhiên liệu hoá thạch, nên lượng cắt giảm phát thải có thể là rất lớn.

Dự án Thủy điện So Lo là dạng dự án thuộc loại nêu trên. Dự án ít có những tác động xấu đến môi trường và giải quyết được các vấn đề xã hội, phục vụ tích cực phát triển kinh tế xã hội địa phương, đáp ứng các yêu cầu giảm thiểu sự thay đổi khí hậu toàn cầu - mục tiêu của Dự án phát triển năng lượng sạch. Để xem xét một cách đầy đủ và toàn diện về hiệu quả của dự án thủy điện So Lo, cũng như các dự án CDM về thủy điện khác là vấn đề khá phức tạp và khó có thể đánh giá trọn vẹn hết các lợi ích mà dự án loại này đem lại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

[1] Công ty cổ phần thủy điện Mai Châu (2008), Văn kiện thiết kế dự án CDM thủy điện So Lo.

[2] Cơ sở dữ liệu Quốc gia về thủ tục hành chính, Cấp thư xác nhận và thư phê duyệt dự án cơ chế phát triển sạch.

http://csdl.thutuchanhchinh.vn/h_s_tthc/b_tai_nguyen_va_moi_tr_ng/m/b_btm_0 01542_tt

[3] Nguyễn Khắc Hiếu; Hoàng Mạnh Hoà (2005), Nghị định thư Kyoto, Cơ chế phát triển sạch và Vận hội mới.

[4] Nhóm IV Lớp MTK27, Đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng đập thủy điện

http://sites.google.com/site/isomoitruong/dtm-

mau/DTMDuanxaydungdapthuydien.rar?attredirects=0

[5] PGS. TS. Mai Văn Bưu (2008), giáo trình Hiệu quả và quản lý dự án Nhà nước, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

[6] Thông tin QLNĐ, Số 8-200, Thủy điện và CDM: Vai trò của thuỷ điện trong việc đáp ứng các nghĩa vụ Kyoto.

http://www.etc3.com.vn/default.asp?id=1&ID_tin=268

[7] Thông tư số 10/2006/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường,

Hướng dẫn xây dựng dự án Cơ chế phát triển sạch trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto, ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2006.

[8] Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto,Giới thiệu về CDM Cơ chế phát triển sạch; Nghị định thư Koyoto (KP).

http://www.noccop.org.vn/modules.php?name=Airvariable_Public&menuid=29

Tiếng Anh:

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả dự án CDM thủy điện So Lo, tỉnh Hòa Bình (Trang 56 - 59)