VỀ PHÍA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả dự án CDM thủy điện So Lo, tỉnh Hòa Bình (Trang 52 - 53)

Thứ nhất: Dự án CDM sử dụng năng lượng sạch là thủy điện như dự án CDM thủy điện So Lo nhìn chung là dự án có hiệu quả tốt về xã hội và môi trường. Do CDM là một cơ chế phát triển nên công tác quản lý của các cơ quan Nhà nước liên quan đóng vai trò không thể thiếu trong việc triển khai thực hiện. Tuy nhiên, hiện nay đang thiếu các văn bản pháp quy và các cơ chế hành chính để quản lý và thực hiện CDM; nhận thức về CDM của cả các nhà hoạch định chính sách và công chúng đều còn thấp. Trong thời gian tới, cần khắc phục các trở ngại này để bảo đảm đạt được các mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của CDM. Do vậy, rất cần sự quản lý, chính sách thích đáng của các cơ quan này, đặc biệt là Bộ Tài nguyên và Môi trường để dự án được thực hiện một cách hợp lý, có hiệu quả nhất. Trong vấn đề này, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần:

• Chỉ đạo, điều phối quá trình xem xét và phê duyệt các dự án thuộc CDM; • Điều hành việc tham gia buôn bán phát thải về các tín dụng CO2;

• Lập khung thuế cho loại hình dự án CDM;

• Phối hợp, lồng ghép với chính sách ưu tiên của đất nước;

• Xác lập mối quan hệ giữa CDM và các cơ chế phát triển khác (để tránh sự chồng chéo và mâu thuẫn).

Thứ hai: Một trong các mục tiêu chính của CDM là thúc đẩy đạt được phát triển bền vững tại các nước đang phát triển. Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng nhất là làm thế nào xác định được dự án đạt được các tiêu chí của phát triển bền vững. Một số nhà nghiên cứu chính sách đã đề xuất xét dự án trên 3 phương diện: Kinh tế, môi trường và xã hội. Cụ thể hơn, các cơ quan Nhà nước Việt Nam cần xác định các loại dự án CDM tiềm năng như dạng dự án ưu tiênvới

một số tiêu chí như: Chi phí yêu cầu trên một đơn vị (tấn) carbon giảm (khía cạnh tài chính), khả năng tạo công ăn việc làm (khía cạnh xã hội và phát triển), các tác động môi trường địa phương (khía cạnh kinh tế và môi trường), đánh giá về công nghệ (khía cạnh công nghệ).

Thứ ba: Ngoài ra, hoạt động dự án thủy điện So Lo được giám sát và quản lý trực tiếp bởi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình nên Sở cần kiểm tra, theo dõi sát sao đối với dự án nhằm đảm bảo nhà đầu tư sẽ thực hiện theo đúng quy định pháp luật và những cam kết đã ký, nhất là Cam kết về bảo vệ môi trường. Lý do vì các nhà đầu tư thường hay lơ là trách nhiệm của mình đối với môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành dự án; nhất là khi vấn đề môi trường rất quan trọng và ngày càng được quan tâm của toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả dự án CDM thủy điện So Lo, tỉnh Hòa Bình (Trang 52 - 53)