Điều khoản liên quan đến giải quyết tranh chấp trong hợp đồng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu.doc (Trang 28 - 29)

II. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT

4.1.Điều khoản liên quan đến giải quyết tranh chấp trong hợp đồng

4. Phương thức giải quyết tranh chấp

4.1.Điều khoản liên quan đến giải quyết tranh chấp trong hợp đồng

khoảng cách về địa lý, khác biệt về truyền thống pháp luật và tập quán thương mại, có thể còn thiếu sự hiểu biết và sự tin cậy lẫn nhau so với bạn hàng trong nước.

Giải quyết tranh chấp là việc điều chỉnh các bất đồng, các xung đột dựa trên những căn cứ và bằng các phương thức khác nhau do các bên lựa chọn…

4. Phương thức giải quyết tranh chấp

4.1. Điều khoản liên quan đến giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại quốc tế thương mại quốc tế

a. Điều khoản lựa chọn Luật áp dụng cho hợp đồng

Do có sự khác nhau về hệ thống pháp luật giữa các quốc gia, do đó khi soạn thảo hợp đồng các bên cần phải lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng theo hai cách:

Cách thứ nhất: Các bên đàm phán, thoả thuận và ghi rõ vào ngay trong hợp đồng một cách cụ thể, chi tiết tất cả các quy tắc, quy định pháp luật về nội dung để giải quyết bất cứ tranh chanh chấp nào từ việc phát sinh từ việc thực hiện các điều khoản hợp đồng.

Cách thứ hai: Các bên chỉ thỏa thuận những điều khoản chính, cần thiết, sau đó chọn luật để áp dụng chung cho việc giải quyết mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Yêu cầu với luật được chọn để áp dụng cho hợp đồng là phải dễ tiếp cận, dễ nghiên cứu, có uy tín trong thương mại quốc tế và có hiệu lực tại thời điểm hợp đồng được thực hiện.

Hiện nay, xu hướng mới coi điều khoản về lựa chọn luật áp dụng là điều khoản rất quan trọng để đảm bảo và thúc đẩy sự ổn định, trật tự trong khi thực hiện các hợp đồng thương mại quốc tế. Do đó cho rằng tòa án các nước nên tôn trọng sự lựa chọn có lí trên cơ sở tôn trọng tính tự chủ, tự nguyện,

độc lập của các bên tham gia hợp đồng cũng như nguyên tắc tận tâm thực hiện nghĩa vụ đã cam kết trong thương mại quốc tế.

Trong trường hợp không có điều khoản về luật áp dụng (do các bên không thỏa thuận được với nhau hoặc do họ hy vọng rằng sẽ không có tranh chấp xảy ra) và trường hợp điều khoản này ghi quá chung chung, không rõ ràng thì khi tranh chấp xảy ra và được đưa đến trọng tài hay tòa án để giải quyết,

nguyên tắc xung đột pháp luật sẽ được coi là căn cứ để trọng tài viên và thẩm phán quyết định việc lựa chọn luật áp dụng .

b. Điều khoản về giải quyết tranh chấp

Các bên hợp đồng cần phải thương lượng để đưa vào hợp đồng một điều khoản riêng về giải quyết tranh chấp với các nội dung chính sau:

- Phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thống nhất lựa chọn. - Thủ tục lựa chọn bên thứ ba tham gia và giúp đỡ giải quyết tranh chấp, cách thức lựa chọn địa điểm , thời gian cho việc giải quyết tranh chấp.

- Các quy tắc tố tụng áp dụng cho quá trình giải quyết tranh chấp. - Giá trị của các kết quả giải quyết tranh chấp, cơ chế để đảm bảo thi hành kết quả giải quyết tranh chấp.

Mỗi phương thức khi được sử dụng độc lập đều có những ưu và nhược điểm riêng nhưng khi kết hợp với những phương thức khác theo một trình tự hợp lí thì có thể sẽ phát huy được tối đa các ưu điểm và hạn chế các nhược điểm…

4.2. Phương thức giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu.doc (Trang 28 - 29)