Giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu.doc (Trang 32 - 40)

II. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT

4. Phương thức giải quyết tranh chấp

4.2.3. Giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài

Trọng tài là quá trình giải quyết tranh chấp do các bên tự nguyện lựa chọn, trong đó bên thứ ba trung lập (trọng tài viên) sau khi nghe các bên trình bày sẽ ra một quyết định có tính bắt buộc với các bên tranh chấp. Chính vì vậy nên nó có đặc điểm sau:

- Phải có sự thỏa thuận của các bên về việc đưa tranh chấp ra xét xử tại trọng tài. Thỏa thuận đó có thể là một điều khoản trọng tài trong hợp đồng thương mại hoặc là một thỏa thuận trọng tài riêng biệt được lập ra sau khi tranh chấp phát sinh. Toàn bộ quá trình trọng tài được coi như sự thể hiện ý chí của các bên dựa trên quyền tự chủ của họ. Một khi thỏa thuận trọng tài đã có hiệu lực thì không bên nào được đơn phương rút lui ý kiến. Điều khoản trọng tài được coi là độc lập với các điều khoản khác của hợp đồng chính nên khi hợp đồng chính đã kết thúc hoặc bị vô hiệu thì cũng không làm cho điều khoản trọng tài bị vô hiệu một cách tương ứng (Điều 11 Pháp lệnh Trọng tài thương mại của Việt nam năm 2003, Điều 16 của Luật mẫu UNCITRAL). Nếu một bên không thực hiện thỏa thuận trọng tài và cố ý đưa tranh chấp ra kiện tại tòa án thì theo pháp luật của nhiều nước, Tòa án phải trả lại đơn kiện hoặc đình chỉ vụ kiện, trả các bên về trọng tài đã được chọn trong thỏa thuận trọng tài (Điều 32 pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế của Việt nam)

- Trọng tài viên hoặc hội đồng trọng tài sẽ ra một quyết định sau khi cân nhắc và lập luận mọi chứng cứ của các bên. Các bên tranh chấp thỏa thuận giao cho trọng tài viên quyền và nghĩa vụ phải ra được các phán quyết, quyết định có giá trị bắt buộc với các bên. Để ra được các quyết định trọng tài viên phải tuân theo những quy trình, thủ tục nhất định do các bên lựa chọn. Nếu quy trình tố tụng này không được tuân thủ, một hoặc các bên không có được cơ hội công bằng để trình bày trường hợp của mình trước trọng tài viên thì có thể quyết định của trọng tài không được công nhận và

không được cho thi hành. Với tố tụng trọng tài thì nó có một số ưu điểm cơ bản là: đỡ tốn kém thời gian, bảo tòa được bí mật kinh doanh (trọng tài xét xử kín) tính khách quan, trung lập của trọng tài viên quốc tế và của quá trình trọng tài được đảm bảo hơn so với việc xét xử tại tòa án của một nước sở tại. - Các quyết định và phán quyết của trọng tài có thể được tòa án công nhận và cho thi hành thông qua một thủ tục tư pháp. Mặc dù phán quyết của trọng tài là kết qủa của sự thỏa thuận có tính chất riêng tư giữa các bên tranh chấp và do một hội đồng trọng tài ban hành nhưng giá trị bắt buộc của phán quyết trọng tài vẫn được pháp Luật quốc gia và quôc tế công nhận. Nếu phán quyết của trọng tài không được các bên tự nguyện thực hiện thì nó sẽ được cưỡng chế thi hành theo một trình tự tư pháp cả ở trong nước lẫn ngoài nước. Thủ tục này được quy định tại điều ước quốc tế và pháp luật của mỗi quôc gia. Các văn bản có ý nghĩa quan trọng nhất trong lĩnh vực này là: Công Ước NEWYORK, Luật mẫu UNCITRAL…

Trong thực tế thương mại quốc tế có hai loại trọng tài: trọng tài theo vụ việc và trọng tài có cơ quan thường trực.

b. Tổ chức trọng tài:

Hình thức tổ chức trọng tài là Trung tâm trọng tài.

Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Trung tâm trọng tài được thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của trung tâm (Trung tâm có ban điều hành và các Trọng tài viên) (Điều 16 Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003)

c. Tố tụng trọng tài:

Tố tụng trọng tài là tổng thể các quy định của pháp luật về việc đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài và trình tự, thủ tục giải quyết bằng trọng tài các tranh chấp đó.

Tố tụng trọng tài theo pháp luật Việt nam bao gồm những quy định cơ bản sau đây:

- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài - Thỏa thuận trọng tài

- Khởi kiện

- Thành lập hội đồng trọng tài - Chuẩn bị giải quyết tranh chấp - Phiên họp giải quyết tranh chấp - Quyết định trọng tài

- Thi hành quyết định của trọng tài

+ Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài:

Nguyên tắc chung của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là bảo đảm tối đa quyền tự định đoạt của các bên có tranh chấp, pháp luật nước ta xác định các nguyên tắc cụ thể chỉ đạo việc giải quyết bằng trọng tài trong kinh doanh sau:

-Tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài, nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp, các bên có thỏa thuận trọng tài. Đây là điểm khác nhau cơ bản giữa việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài và tại tòa án.

- Nguyên tắc bảo đảm quyền lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

- Nguyên tắc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp. Đối với vụ tranh chấp giữa các bên Việt nam, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp Luật Việt nam để giải quyết tranh chấp. Đối với vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng Luật do các bên lựa chọn, việc lựa chọn pháp luật nước ngoài và việc áp dụng pháp luật nước ngoài không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt nam. Trong trường hợp các bên không lựa chọn được pháp luật để giải quyết vụ tranh chấp thì

hội đồng trọng tài quyết định (Điều 07 pháp lệnh trọng tài thương mại 2003).

- Nguyên tắc khi hòa giải tranh chấp, trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư, phải căn cứ vào pháp luật và tôn trọng thỏa thuận của các bên.

+ Thoả thuận trọng tài:

Thỏa thuận trọng tài là sự thống nhất; nhất trí giữa các bên cam kết giải quyết bằng trọng tài các tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại Thỏa thuận trọng tài là cơ sở của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.

Theo Điều 10 của pháp lệnh trọng tài thì thỏa thuận trọng tài có thể coi là vô hiệu trong những trường hợp sau đây:

- Tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại được quy đinh tại điều 2.3 của pháp lệnh này .

- Người ký thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật

- Thỏa thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ đối tượng tranh chấp, tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp mà sau đó các bên không có thỏa thuận bổ sung

- Thỏa thuận trọng tài không được lập theo quy định tại Điều 9 của pháp lệnh này

- Bên ký thỏa thuận trọng tài bị lừa dối, bị đe dọa và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu

Thỏa thuận trọng tài tồn tại độc lập với hợp đồng, việc thay đổi gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, sự vô hiệu của hợp đồng không ảnh hưởng đến điều khoản trọng tài (Điều 11 pháp lệnh trọng tài thương mại 2003).

Thỏa thuận trọng tài thể hiện quyền tự định đoạt của các bên trong việc đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại một tổ chức tài phán mà các bên đã xác

định. Vì vậy “trong trường hợp vụ tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài, nếu một bên thỏa thuận tại tòa án thì tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu (Điều 5 pháp lệnh trọng tài thương mại 2003).

+ Khởi kiện giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài:

Khởi kiện là một bên (Nguyên đơn) viết đơn kiện yêu cầu trọng tài giải quyết vụ tranh chấp.

Bị đơn cũng có quyền kiện lại nguyên đơn về những vấn đề có liên quan đến vấn đề mà nguyên đơn đưa ra trong đơn kiện của mình.

+ Thành lập hội đồng trọng tài:

Hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên duy nhất là cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài. Hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên duy nhất có thể được thành lập tại trung tâm trọng tài hoặc do các bên tự thành lập

Để đảm bảo tính độc lập, khách quan vô tư của trọng tài viên trong giải quyết tranh chấp, pháp luật quy định trọng tài viên phải từ chối giải quyết vụ tranh chấp, các bên có quyền thay đổi trọng tài viên trong trường hợp trọng tài viên là người thân thích của một bên hoặc đại diện của bên đó, hoặc trọng tài viên có lợi ích từ vụ tranh chấp, hoặc có căn cứ xác đáng cho thấy trọng tài viên không vô tư, khách quan trong khi làm nhiệm vụ. Việc thay đổi trọng tài viên được quy định trong (Điều 27 pháp lệnh trọng tài thương mại 2003).

+ Chuẩn bị giải quyết tranh chấp bằng trọng tài:

Chuẩn bị giải quyết vụ tranh chấp là giai đoạn do pháp luật quy định, theo đó hội đồng trọng tài (trọng tài viên duy nhất) thực hiện những công việc phục vụ cho việc mở phiên họp giải quyết tranh chấp.

Trong trường hợp có đơn khiếu nại của một bên về việc cho rằng Hội đồng trọng tài (trọng tài viên duy nhất) không có thẩm quyền giải quyết vụ

tranh chấp, hoặc vụ tranh chấp không có thỏa thuận trọng tài, hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu thì Hội đồng trọng tài (trọng tài viên duy nhất) phải xem xét và ra quyết định đó. Nếu không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài (trọng tài viên duy nhất), các bên có quyền yêu cầu tòa án cấp tỉnh nơi Hội đồng trọng tài (trọng tài viên duy nhất) ra quyết định xem xét những quyết định đó. Trong trường hợp tòa án quyết định vụ tranh chấp không thuộc quyết định của Hội đồng trọng tài (trọng tài viên duy nhất), hoặc vụ tranh chấp không có thỏa thuận trọng tài, hoặc trọng tài vô hiệu thì Hội đồng trọng tài (trọng tài viên duy nhất) ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp. Hội đồng trọng tài (trọng tài viên duy nhất) cũng có quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp trong trường hợp nguyên đơn rút đơn kiện, hoặc coi như rút đơn kiện, hoặc các bên thỏa thuận chấm dứt việc giải quyết vụ tranh chấp.

+ Phiên họp giải quyết tranh chấp:

Việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được thực hiện tại phiên họp giải quyết tranh chấp. Thời gian mở phiên họp giải quyết tranh chấp do Chủ tịch hội đồng trọng tài (trọng tài viên duy nhất) quyết định nếu các bên không có thỏa thuận khác.

Các bên được triệu tập dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp. Trường hợp nguyên đơn không tham dự phiên họp mà không có lí do chính đáng hoặc bỏ phiên họp mà không được Hội đồng trọng tài (trọng tài viên duy nhất) đồng ý thì coi là đã rút đơn kiện. Trong trường hợp này Hội đồng trọng tài vẫn tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp nếu bị đơn yêu cầu hoặc có đơn kiện lại. Nếu bị đơn vắng mặt không có lí do hoặc bỏ phiên họp mà không được Hội đồng trọng tài đồng ý thì phiên họp vụ tranh chấp vẫn tiếp tục căn cứ vào tài liệu và chứng cứ hiện có.

Để bảo vệ bí mật kinh doanh cho các bên. Phiên họp giải quyết vụ tranh chấp không tổ chức công khai. Trong trường hợp có sự đồng ý của các bên. Hội đồng trọng tài (trọng tài viên duy nhất) có thể cho người khác tham dự phiên họp. Kết thúc phiên họp giải quyết vụ tranh chấp, hội đồng trọng tài (trọng tài viên duy nhất) lập biên bản phiên họp, biên bản có chữ ký của chủ tịch hội đồng trọng tài (hoặc trọng tài viên duy nhất). Các bên có quyền tìm hiểu biên bản yêu cầu sửa chữa, bổ sung biên bản.

+ Quyết định trọng tài:

Quyết định trọng tài phải có các nội dung sau đây:

- Ngày, tháng, năm và địa điểm ra quyết địng của trọng tài, tên của trung tâm trọng tài (nếu vụ tranh chấp do trung tâm trọng tài tổ chức)

- Tên, địa chỉ của nguyên đơn và bị đơn;

- Họ tên các trọng tài viên hoặc trọng tài viên duy nhất; - Tóm tắt đơn kiện và các vấn đề tranh chấp;

- Cơ sở để ra quyết định trọng tài;

- Quyết định về vụ tranh chấp, quyết định về phí trọng tài và các chi phí khác;

- Thời hạn thi hành quyết định trọng tài;

- Chữ ký của các trọng tài viên hoặc trọng tài viên duy nhất;

Trường hợp có trọng tài viên không ký vào quyết định trọng tài thì Chủ tịc hội đồng trọng tài phải ghi việc này vào quyết định trọng tài và nêu rõ lí do. Quyết định trọng tài có thể được công bố ngay tại phiên họp cuối cùng hoặc sau đó nhưng chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng. Quyết định của trọng tài có hiệu lực kể từ ngày công bố.

+ Quy chế pháp lý về huỷ quyết định trọng tài:

- Trong thời hạn do pháp luật quy định, kể từ ngày nhận được quyết định của trọng tài, nếu có bên không đồng ý thì có quyền làm đơn gửi tòa án cấp tỉnh nơi Hội đồng trọng tài ra quyết định trọng tài để yêu cầu hủy quyết định trọng tài, nội dung yêu cầu theo quy định của pháp luật (Điều 51 của pháp lệnh này).

- Tòa án có thẩm quyền thụ lý đơn yêu cầu và tiến hành các thủ tục cần thiết để mở phiên tòa xét đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài (Điều 53 pháp lệnh trọng tài).

- Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định hủy bỏ hoặc không hủy bỏ quyết định trọng tài.

- Căn cứ để tòa án hủy quyết định của trọng tài là bên yêu cầu chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài (Trọng tài viên duy nhất) đã ra quyết định trọng tài thuộc một trong các trường hợp sau: không có thỏa thuận trọng tài hoặc hoặc trọng tài vô hiệu, thành phần hội đồng trọng tài, tố tụng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên theo quy định của pháp luật …

- Quyết định của tòa án có thể bị kháng cáo theo quy định của pháp luật (Điều 56 pháp lệnh trọng tài).

+ Thi hành quyết định trọng tài:

Sau một thời hạn kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định trọng tài, nếu một bên không tự nguyện thi hành, cũng không yêu cầu hủy quyết định trọng tài thì bên được thi hành quyết định trọng tài có yêu cầu thi hành án cấp tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư trú nơi có tài sản của bên phải thi hành, thi hành quyết định của trọng tài.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu.doc (Trang 32 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w