Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu.doc (Trang 45 - 49)

II. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT

5.Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

quốc tế theo Công ước Viên

Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng là hậu quả pháp lý bất lợi mà bên vi phạm hợp đồng phải gánh chịu khi có hành vi vi phạm hợp đồng đã cam kết. Các hình thức trách nhiệm gồm:

5.1. Tiếp tục thực hiện hợp đồng thực sự:

Khi một bên vi phạm một nghĩa vụ nào đó trong hợp đồng nhưng nếu bị bên bị vi phạm vẫn yêu cầu phải thực hiện đúng theo nghĩa vụ đó thì bên vi phạm phải tiếp tục thực hiện.

a. Khi người bán giao chậm hàng

Đây là hành vi vi phạm hợp đồng. Nếu người mua yêu cầu người bán tiếp tục thực hiện hợp đồng, thì sẽ định ra một thời hạn để người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và người bán phải thực hiện nghĩa vụ giao hàng trong thời hạn này. Nếu người mua không chấp nhận giao hàng chậm hơn thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng, người mua có thể yêu cầu huỷ hợp đồng và bồi thường thiệt hại;

b. Khi người bán giao thiếu số lượng:

Khi người bán giao hàng thiếu số lượng người mua có quyền yêu cầu người bán giao hàng bổ sung cho đủ về số lượng

c. Khi người mua chậm thanh toán:

Khi người mua chậm thanh toán người bán vẫn yêu cầu người mua trả tiền theo hợp đồng. Do vậy, bên vi phạm hợp đồng phải tiếp tục thực hiện

nghĩa vụ thanh toán đối với bên bị vi phạm; trong trường hợp này, bên mua còn phải trả thêm lãi suất cho số tiền chậm thanh toán;

d. Khi người bán giao hàng không phù hợp hoặc không đúng quy định trong hợp đồng:

Trong trường hợp này người bán phải giao hàng tốt thay thế hoặc người bán phải sửa chữa khuyết tật trừ khi việc sửa chữa là không hợp căn cứ vào tình tiết của sự việc (Điều 46 Công ước Viên 1980).

e. Trường hợp người mua không nhận hàng:

Đối với trường hợp này nếu người mua không nhận hàng theo hợp đồng, người bán yêu cầu người mua phải nhận hàng, nếu trong thời hạn do người bán ấn định mà người mua vẫn không nhận hàng, người bán buộc phải huỷ hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại phát sinh (Điều 62 Công ước Viên 1980).

5.2. Bồi thường thiệt hại

Bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường thiết hại phát sinh cho bên bị vi phạm (Gồm: Tổn thất mà bên bị vi phạm phải gánh chịu; các thu nhập bị bỏ lỡ do hành vi vi phạm hợp đồng của bên kia)

Tiền bồi thường thiệt hại xảy ra do một bên vi phạm hợp đồng là một khoản tiền bao gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên kia đã phải chịu do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng (Điều 74 Công ước Viên 1980). Tiền bồi thường thiệt hại không thể cao hơn thiệt hại thực tế và những khoản đáng lẽ thu được nhưng bị bỏ lỡ là những khoản mà bên bị vi phạm đã dự liệu được hoặc đáng lẽ phải dự liệu được vào thời điểm ký hợp đồng.

Trường hợp người bán không giao hàng hoặc người mua không nhận hàng đều dẫn đến huỷ hợp đồng. Thiệt hại do huỷ hợp đồng đối với bên bị vi phạm được bên vi phạm bồi thường. Một bên chỉ được bồi thường những thiệt hại thực tế phát sinh từ hành vi vi phạm hợp đồng của bên kia.

5.3. Huỷ hợp đồng

Huỷ hợp đồng là hình thức trách nhiệm pháp lý cao nhất được áp dụng khi có vi phạm hợp đồng. Theo Công ước Viên, bên bị vi phạm có thể huỷ hợp đồng nếu hành vi vi phạm hợp đồng của bên kia tạo thành một vi phạm nghiêm trọng (Điều 49 khoản 01a Công ước Viên). Một vi phạm hợp đồng có thể coi là nghiêm trọng nếu sự vi phạm đó làm cho bên bị thiệt hại, trong một chừng mực nào đáng kể bị mất đi cái mà họ chờ đợi trên cơ sở hợp đồng (Điều 25 Công ước Viên). Ví dụ: Bên bán theo hợp đồng sẽ cung cấp cho bên mua một lô hàng valve bi 200 chiếc được sản xuất tại Đức, nhưng bên bán thay vào đó đã cung cấp cho bên mua lo hàng của Trung Quốc nhái của Đức. Mặc dù bên mua đã yêu cầu bên bán thay lô hàng đó bằng hàng được sản xuất tại Đức, nhưng bên bán không nghe buộc lòng bên mua phải huỷ hợp đồng. Ngoài ra, tuỳ trường hợp mà hoặc người bán hoặc người mua có thể huỷ hợp đồng khi có điều kiện mà Công ước Viên quy định. Chẳng hạn, người mua có thể huỷ hợp đồng trong trường hợp người bán không thực hiện nghĩa vụ giao hàng đúng hạn theo hợp đồng mặc dù người mua đã có thiện chí gia hạn thêm thời gian thực hiện hợp đồng nhưng người bán vẫn không giao hàng trong thời hạn gia hạn thêm mà người mua chỉ định (Điều 49 khoản 01b Công ước Viên). Người bán cũng buộc phải huỷ hợp đồng khi đã gia hạn cho người mua một thời bổ sung để thực hiện nghĩa vụ trả tiền hoặc nhận hàng nhưng người mua vẫn không trả tiền hoặc không nhận hàng trong thời gian gia hạn thêm do người bán chỉ định hoặc người mua tuyên bố không trả tiền hoặc không nhận hàng trong thời gian gia hạn thêm đó (Điều 64 khoản 01b Công ước Viên). Tuy nhiên, bên bị vi phạm mất quyền huỷ hợp đồng nếu họ không làm điều đó theo quy định của Công ước.

Người bán cũng mất quyền huỷ hợp đồng khi người mua đã trả tiền mà chậm thực hiện các nghĩa vụ khác, nếu người bán không tuyên bố huỷ hợp đồng trong một thời hạn hợp lý kể từ khi người bán đã biết hoặc lẽ ra phải biết về sự vi phạm đó hoặc sau khi biết mọi thời hạn mà người mua yêu cầu để thực hiện nghĩa vụ của mình đã được người bán chấp nhận hoặc sau khi người mua tuyên bố sẽ không thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn bổ sung đó (Điều 63 khoản 02 Công ước Viên).

CHƯƠNG 2

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU VALVE TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP VÀ XÂY

DỰNG HÀ NỘI.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu.doc (Trang 45 - 49)