Mở rộng tín dụng trung và dài hạn đóng vai trò thiết yếu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng làm cho quy mô tín dụng tăng dần và ổn định lâu dài.Nhưng trên thực tế tại chi nhánh Nam Hà Nội,tỷ lệ dư nợ trung –dài hạn trên tổng dư nợ còn thấp mà trong khi đó năm 2007 nguồn vốn huy động tương đối lớn,điề này thể hiện chi nhánh chưa phát huy nguồn vốn hữu hiệu của mình.Nhưng sang năm 2008 tỷ lệ dư nợ trung – dài hạn trên tổng dư nợ đã giảm một cách đáng kể xuống 40% tổng dư nợ.Tuy vậy trong thời gian tới chi nhánh vẫn cần có những biện pháp mở rộng quy mô hạn mức tín dụng,tăng dư nợ đặc biệt là dư nợ trung-dài hạn để tối đa hóa nguồn vốn huy động của chi nhánh.
Tình hình nợ quá hạn có chiều hướng giảm xong vẫn ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.Do nhiều dự án trong quá trình hoạt động vốn tự có thấp,hiệu quả giảm,ẩn chứa nhiều rủi ro nên chưa trả nợ được.Do vậy chi nhánh đã gặp không ít khó khăn trong việc đánh giá chính xác tình hình tài chính của từng doanh nghiệp trước khi cho vay.
Trong nội dung thẩm định dự án trung và dài hạn nói rtieeng và thẩm định dự án nói chung của ngân hàng Nam Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến hiệu quả việc sử dụng vốn tại ngân hàng.
-Về phương pháp thẩm định.
Tuy ngân hàng đã áp dụng đa dạng các phương pháp thẩm định tuy nhiên việc áp dụng này những phương pháp này còn gặp nhiều bất cập.Nhiều nội dung thẩm định cán bộ thẩm định chỉ dựa vào những số liệu hồ sơ khách hàng cung cấp mà không sử dụng phương pháp nào thẩm định dẫn đến việc chấp nhận tính khả thi của dự án khoi chưa được xem xét.Các phương pháp chưa được kết hợp trong quá trình thẩm định các nội dung của dự án.
Bên cạnh các kết quả đạt đươc,khi thẩm định một số nội dung của dự án cán bộ thẩm định còn thẩm định một cánh sơ sài,thiếu sót so với quy định chung của ngân hàng.
+Trong thẩm định nội dung thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án việc dự báo mang tính chủ quan theo ý kiến của người thẩm định rất dễ gây ra sự thiếu chính xác.
+Trong thẩm định yếu tố kỹ thuật của dự án đặc biệt đối với những dự án lớn,phức tạp,cán bộ không có khả năng thẩm định nên thường bỏ qua hoặc thừa nhận phương án kỹ thuật của người lập dự án.Cán bộ thẩm định thường chỉ thẩm định khía cạnh này trên lý thuyết khiến da thẩm định không theo sát thực tế.
+Trong thẩm định khía cạnh tài chính của dự án.
Tính với TLCK không chính xác ,lãi suất để tính NPV còn chưa thống nhất. Trong thẩm định chi phí đầu tư và nguồn vốn,cán bộ thẩm định thường chấp nhận tính toán của chủ đầu tư mà trong thực tế tổng vốn đầu tư thường lớn hơn tổng vốn tính toán.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án:NPV,IRR,…tính toán một cách cứng nhắc,vận dụng không linh hoạt…
-Về quy trình thẩm định:
Thẩm định dự án được thưch hiện dưới sự phân công giám sát của trưởng phó phòng thẩm định đôi khi không tạo được tính độc lập cho cán bộ thẩm định.Có thể xảy ra tiêu cực trong công tác thẩm định gây thiệt hại cho ngân hàng.
Có thể xảy ra tiêu cực trong công tác thẩm định.
Trình độ của cán bộ thẩm định còn hạn chế,thiếu kinh nghiệm trong kinh tế thị trường,việc thu thập thong tin khách hàng,thu thập thong tin kinh tế xã hội.