Trong giai đoạn từ 1993 đến nay, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế đối với công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA đã đóng vai trò quan trọng, góp phần giúp Việt Nam đạt được tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân.
Trong bối cảnh tình hình hiện nay, khi nguồn ODA khó có khả năng gia tăng trong khi nhu cầu phát triển đòi hỏi nguồn lực này rất lớn, Chính phủ Việt Nam cam kết hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ODA.
Hiện nay Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ quan hệ hợp tác phát triển với 25 nhà tài trợ song phương, 19 đối tác đa phương và hơn 350 tổ chức phi Chính phủ nước ngoài (NGO). Giai đoạn năm 1993-2001, Việt Nam đã hợp tác với cộng đồng các nhà tài trợ tổ chức thành công 9 Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (Hội nghị CG) và được cộng đồng tài trợ cam kết hỗ trợ nguồn vốn ODA với giá trị là 19,94 tỷ USD:
Bảng 2.1 Tổng vốn ODA cam kết và giải ngân trong giai đoạn 1993 – 2005 Năm Cam kết ODA
(triệu USD) Thực hiện ODA (triệu USD) Tỷ lệ giải ngân (%) 1993 1810 413 22,8 1994 1959 725 37,4 1995 2311 737 32,6 1996 2430 900 37,0 1997 2377 1000 41,7 1998 2194 1242 56,5 1999 2146 1350 61,1 2000 2400 1650 68,8 2001 2400 1500 62,5 2002 2462 1528 61,1 2003 2839 1421 50,2 2004 3440 1650 48,0 2005 3747 1720 49,5 Tổng số 32567 14116
Nguồn : Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2005
Giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới Việt Nam đã trở thành một điểm đến hấp cho phát triển kinh tế xã hội>Hình 1 cho thấy dòng vốn ODA vào Việt Nam có xu hướng tăng nhưng không phải luôn tăng. Vốn cam kết năm 1997 và 1998 có xu hướng giảm sút là do tác động của khủng hoảng tiền tệ Châu Á. Trong giai đoạn 1993-2007 Việt Nam đã đạt được những kết quả hết sức ấn tượng trong thu hút và sủe dụng ODA. Tổng cộng 37 tỷ USD đã được các nhà tài trợ cam kết đưa vào Việt Nam chiếm khoảng 2% tổng ODA toàn cầu. Trong số vốn cam kết đó, 22.6 tỷ USD đã được ký kết. Bình quân mỗi năm Việt Nam đã thu hút được 2.5 tỷ USD vốn ODA.
Như đã được minh hoạ tại hình 1, vốn ODA đã tăng hơn 4 lần trong giai đoạn từ 1993 đến 2007. Hầu hết sự gia tăng dài hạn của vốn dải ngân là ở vốn vay hơn là vốn không hoàn lại .Gần một nửa (49%) nguồn vốn vay có lãi suất thấp hơn 1%/năm và thời gian trả nợ ít nhất là 30 năm,trong đó có 10 năm ân hạn. Một phần ba nguồn vốn vay là là với lãi suất hàng năm từ 1%đến 2.5%(MPI 2007) . Hơn nữa,phần lớn khoản vay ODA sẽ được xem xét trong điều kiện hạn chế khả năng trả nợ bên ngoài tại Việt Nam. Tổng nợ quy đổi của Việt Nam khoảng 37% GDP năm 2007(MPI 2007), điều kiện này cho thấy không có dấu hiệu nguy hiểm của khủng hoảng nợ tại Việt Nam.
Vốn ODA được phân bổ chủ yếu theo sự ưu tiên mà chính phủ đặt ra cho các ngành kinh tế. Sự phân bổ vốn giải ngân ODA tương ứng với các lĩh vực đựoc thể hiện trong Hình 3. Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, năng lượng và công nghiệp là những lĩnh vực có dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn,chiếm tỷ lệ lớn nhất (42%), tiếp theo là nông nghiệp,phát triển tài nguyên nông thôn (21%),ODA phân bổ cho giáo dục, đào tạo, y tế, môi trường và công nghệ chiếm tỷ lệ thấp hơn (12%) . Các lĩnh vực còn lại chiếm khoảng 18% tổng vốn ODA
ODA đã bổ sung một nguồn vốn quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hôi ở Việt Nam . Trong giai đoạn 2001-2005, ODA đã bổ sung khoảng 11% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và khoảng 17% tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Nhờ vốn ODA, sự phát triển đã đạt được trên nhiều mặt của nền kinh tế, bao gồm đói nghèo, phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao tiến bộ công nghệ,kinh nghiệm quản lý tiên tiến và năng lực thể chế.
Một câu hỏi cần được trả lời là: Tại sao Việt NAm đã thu hút được rất nhiều vốn ODA những năm gần đây. Có một vài lý do chính cho câu hỏi này:
Thứ nhất là chế độ chính trị ổn định và sự nghiệp đổi mới toàn diện kinh tế-xã hội của Việt Nam đã đưa Việt Nam trở thành một nước được cộng đồng viện trợ ưa thích.Chính phủ luôn coi trọng việc hoàn thiện môi trường pháp lý để quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA. Tiếp theo Nghị định 20/CP của Chính phủ ban hành năm 1993, Nghị định 87/CP ban hành năm 1997 về quản lý và sử dụng ODA, ngày 4 tháng 5 năm 2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 17/2001/NÐ-CP (thay thế Nghị định 87/CP). Bên cạnh đó, nhiều văn bản pháp quy khác cũng được ban hành nhằm quản lý và tạo điều kiện thực hiện nguồn vốn ODA như Nghị định số 90/1998/NÐ-CP ngày 7/11/1998 về Quy chế vay và trả nợ nước ngoài; Quyết định
223/1999/QÐ-TTg ngày 7/12/1999 về Thuếgiá trị gia tăng (VAT) đối với các dự án sử dụng vốn ODA; Quyết định 211/1998/QÐ-TTg ngày 31/10/1998 về Quy chế chuyên gia đối với các dự án ODA ... Việc chỉ đạo thực hiện ODA của Chính phủ kịp thời và cụ thể như đảm bảo vốn đối ứng, vấn đề thuế VAT đối với các chương trình, dự án ODA, nhờ vậy nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án ODA đã được tháo gỡ.
Công tác theo dõi và đánh giá dự án ODA đã đạt bước tiến bộ. Nghị định 17/2001/NÐ-CP đã tạo khuôn khổ pháp lý tổ chức hệ thống theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA từ các Bộ, ngành trung ương tới địa phương và các Ban quản lý dự án. Trong năm 2000 và đầu năm 2001, Chính phủ đã giao liên bộ Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư và các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra và đánh giá tình hình sử dụng vốn vay đối với một số chương trình, dự án ODA. Kết quả kiểm tra và đánh giá cho thấy về cơ bản các dự án ODA vốn vay có hiệu quả. Tuy nhiên cũng phát hiện một số mặt còn yếu kém, nhất là công tác tổ chức thực hiện các chương trình, dự án ODA.
Chính phủ hoan nghênh và sẵn sàng hợp tác với nhà tài trợ để cùng đánh giá các chương trình và dự án ODA.
Thứ hai Việt Nam đã được hưởng lợi nhờ đạt được những kết quả ấn tượng về tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo đúng vào thời điểm mà các nhà tài trợ đang tập trung hơn vào lĩnh vực giảm nghèo và sẵn sàng viện trợ cho những nứơc sử dụng tốt nguồn vốn này.
Thứ ba là tiến trình hội nhập sâu và chủ động vào kinh tế thế giới và khu vực, sự năng động của nền kinh tế, tiến trình cải cách hành chính và mong muốn của chình phủ Việt Nam tiếp tục gắn bó với các nhà tài trợ đã khiến các nhà tài trợ nhiệt tình với Việt Nam hơn.Trên thực tế Chính phủ đã phối hợp chặt chẽ với các nhà tài trợ nhằm tăng cường quản lý ODA, làm hài hoà thủ tục giữa Việt Nam và các nhà tài trợ để thúc đẩy tiến trình thực hiện các chương trình, dự án ODA: Ngày 12-13 tháng 4 năm 2000, tại Ðồ Sơn, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư đã phối hợp với 3 nhà tài trợ (ADB,
Nhật Bản, WB) tổ chức Hội nghị lần thứ nhất về quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA nhằm xác định và tháo gỡ những vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện chương trình, dự án ODA; tiếp đó ngày 31 tháng 8 năm 2001, Hội nghị lần thứ 2 với nội dung trên đã được tổ chức tại Hà Nội nhằm cập nhật và đánh giá tình hình thực hiện các biện pháp đã đề ra để cải thiện quá trình thực hiện vốn ODA. Một nhóm các nhà tài trợ khác, gồm Anh, Na uy, Phần Lan, Thuỵ Ðiển, Ðan Mạch, Thụy Sỹ đã phối hợp với các cơ quan của Chính phủ hoàn tất một số nghiên cứu về hài hoà thủ tục ODA.
Thực tiễn đã cho thấy hài hoà thủ tục giữa Chính phủ và nhà tài trợ là một trong những cách tiếp cận đúng đắn để bảo đảm chất lượng và tiến độ thực hiện ODA. Đối với những nước nhận Viện trợ như Việt Nam,ODA được xem như một nguồn lực thực sự nếu nó được kết hợp hiệu quả các nguồn lực trong nứoc khác để đạt được các mục tiêu quốc gia trong từng thời kỳ nhất định. Đối với các nhà tài trợ, ODA sẽ trở thành một nguồn viện trợ thực sự nếu nó đựơc chuyển cho nước tiếp nhận để gián tiếp hay trực tiếp tạo ra các điều kiện cho phát triển. Từ hai cách tiếp cận trên,và từ những tác động của nguồn vồn này trong thời gian qua có thể khẳng định rằng ODA ở Việt Nam đã trở thành một nguồn vốn thực sự và có hiệu quả trong tiến trình đổi mới. Tuy nhiên,bên cạnh những thành công trong thu hút và sử dụng vốn ODA, còn tồn tại nhiều vấn đề mà Việt Nam cần phải giải quyết để sử dụng nguồn vốn này có hiệu quả hơn trong tương lai.