Một số giải pháp nhăm phát triển thị trường cung lao động

Một phần của tài liệu Chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000- (1994) sang 2000 tại Điện cơ Thống nhất (Trang 57 - 58)

TRONG THỜÌ GIAN TỚ

4.1Một số giải pháp nhăm phát triển thị trường cung lao động

Trên cơ sở những đánh giá và phân tích trên ta đưa ra một số khuyến nghị đối với cung lao động trên thị trường lao động Việt Nam như sau

4.1.1 Thực hiện hiệu quả công tác kế hoạch hoá dân số và gia đình, tạo ra nguồn cung lao động hợp lý cho từng thời kỳ phát triển kinh tế-xã hội, trên cơ sở đó, hướng tới hình thành cung lao động chất lượng cao, có quy mô và tốc độ tăng hợp lý.

4.1.2 Phát triển giáo dục, đào tạo để nâng cao chất lượng của cung lao động theo các giải pháp có tính chiến lược, lâu dài bao gồm:

Thực hiện phổ cập trung học cơ sở toàn quốc và nâng cao tỷ lệ học sinh phổ thông trung học trong độ tuổi đi học cấp này.

Nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo trong lực lượng lao động và đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa các cấp trình độ.

Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; phấn đấu chuyển sang đào tạo theo tiêu chuẩn các nước phát triển.

Chuyển sang đào tạo theo định hướng cầu lao động (đào tạo gắn với sử dụng, gắn với cầu của thị trường lao động), cung cấp lao động có chất lượng tay nghề, có sức khoẻ, có kỷ luật, tác phong công nghiệp, có văn hoá… cho thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.

Đa dạng hoá các loại hình trường, lớp đào tạo, dạy nghề (Nhà nước, tư nhân, quốc tê), dần dần hình thành thị trường đào tạo lao động kỹ năng phù hợp với pháp luật. 4.1.3 Đảm bảo sự vận động thông suốt của thị trường lao động. Một thị trường lao động được xem là vận hành hiệu quả khi không bị chia cắt bởi các yếu tố chính sách hành chính, tự do di chuyển do tác động của mức tiền lương trên thị trường lao động. Do đod cần phải hoàn thiện chính sách hành chính nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc di chuyển lao động trên thị trường lao động; hoàn thiện các chính sách thị trường lao động hướng vào đảm bảo quyền và lợi ích bình đẳng giữa lao động các khu vực kinh tế (Nhà nước, tư nhân , FDI) , giữa lao động tại chỗ , lao động nhập cư và lao động là là người nước ngoài trên thị trường lao động . Nhà nước không can thiệp vào các quá trình điều tiết cung cầu lao động tụ nhiên trên thị trường lao động toàn quốc.

Một phần của tài liệu Chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000- (1994) sang 2000 tại Điện cơ Thống nhất (Trang 57 - 58)