Bài học thứ hai, đó chính là ba mối quan hệ lợi ích liên quan đến FDI.

Một phần của tài liệu Chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000- (1994) sang 2000 tại Điện cơ Thống nhất (Trang 60 - 61)

TRONG THỜÌ GIAN TỚ

4.2.2.2Bài học thứ hai, đó chính là ba mối quan hệ lợi ích liên quan đến FDI.

Trước hết, đó là lợi ích của nước ta và lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài.

Nước ta có quyền ban hành luật pháp, áp dụng các thủ tục hành chính còn nhà đầu tư nước ngoài có quyền lựa chọn nước để thực hiện dự án.

Vì thế, cần hài hòa lợi ích của cả hai bên trên cơ sở bảo đảm lợi ích chính đáng của đất nước, phải bảo đảm nhà đầu tư thu được lợi nhuận đến mức đủ hấp dẫn họ, đi cùng với sự hướng dẫn và hỗ trợ của cơ quan nhà nước trong việc cấp phép và triển khai dự án.

Tuy nhiên, trên thực tế, chúng ta vẫn có nhiều cơ quan, ban ngành gây phiền hà cho nhà đầu tư, thậm chí còn hình sự hóa một số vụ tranh chấp. Và đâu đó, vẫn còn những địa phương vẫn thực hiện các chính sách vượt quá khuôn khổ pháp luật nhà nước, gây thiệt hại cho lợi ích quốc gia.

Mối quan hệ thứ hai là lợi ích giữa các bên liên doanh.

trạng phổ biến hiện nay là đại diện bên Việt Nam không đủ năng lực, không biết đấu tranh bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp Việt Nam mà phó mặc cho bên nước ngoài điều hành doanh nghiệp, miễn là hàng tháng nhận được một khoản tiền lương hậu hĩnh.

Đây chính là một hạn chế, một sai lầm cần sớm được khắc phục bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của các doanh nghiệp mà xa hơn nữa, đó chính là chủ quyền, là vị thế của cả một quốc gia. Tiếp theo, đó là mối quan hệ lợi ích giữa người sử dụng và người lao động. Có một thực tế hiện nay là chúng ta thường coi các cuộc đình công, bãi công là những việc không bình thường, trong khi điều này đã được luật pháp cho phép.

Do đó, trong các doanh nghiệp có vốn FDI thì càng phải có cái nhìn đúng đắn hơn về vụ việc này. Các cơ quan chức năng cần phải hướng dẫn người sử dụng lao động, nhà đầu tư nước ngoài tuân thủ, tôn trọng văn hóa ứng xử, tập quán của người Việt Nam để từ đó giáo dục, tổ chức người lao động làm việc có kỷ luật, năng suất và đảm bảo công bằng.

Một phần của tài liệu Chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000- (1994) sang 2000 tại Điện cơ Thống nhất (Trang 60 - 61)