Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Xí nghiệp xây lắp

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình quản lý & sử dụng tài sẩn cố định của Xí nghiệp Xây Lắp1 (Trang 73 - 93)

định của Xí nghiệp xây lắp 1.

Trong cơ chế thị trờng hiện nay, mỗi mục tiêu của sản xuất đều phải hớng tới lợi nhuận tối đa. Việc hoàn thành kế hoạch sản lợng phải đạt đợc trên cơ sở hoàn thành kế hoạch lợi nhuận. Chính vì thế, chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định sẽ đợc coi là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá chất lợng sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định, ta cần phân tích một số chỉ tiêu:

Doanh thu thuần + Sức sản xuất của TSCĐ =

Nguyên giá bình quân TSCĐ

Lợi nhuận thuần + Sức sinh lợi của TSCĐ =

Nguyên giá bình quân TSCĐ

Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSCĐ cho biết bình quân 1 đồng TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra đợc bao nhiêu đồng lợi nhuận ( hoặc giá trị sản lợng xây lắp ).

Nh vậy, muốn xác định đợc các chỉ tiêu này cần thông qua các chỉ tiêu chủ yếu của hoạt động sản xuất kinh doanh nh: doanh thu, lợi nhuận và nguyên giá bình quân tài sản cố định trong kỳ.

Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định sẽ đợc coi là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lợng và hiệu quả đầu t cũng nh chất lợng quản lý và sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp.

Bảng 3-12

Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Xí nghiệp xây lắp 1

ĐVT: 1000 đồng

Nh vậy sức sản xuất của tài sản cố định của Xí nghiệp năm 2003 giảm so với năm 2002 là 24,74% và sức sinh lợi của tài sản cố định giảm 42,59%. Sự thay đổi của sức sản xuất và sức sinh lợi của TSCĐ nh trên là do một số biến động trong tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp:

- Doanh thu thuần trong năm 2003 là 62.595.673 nghìn đồng, tăng so với năm 2002 là 5.274.347 nghìn đồng tơng ứng với tỷ lệ tăng là 9,2%. Sở dĩ doanh thu năm 2003 tăng nh vậy một phần do năm 2003 Xí nghiệp đã đấu thầu đợc nhiều công trình lớn, phần khác là do có một số công trình thi công từ năm 2002 nhng khách hàng cha thanh toán xong, sang đến đầu năm 2003 ngời ta mới thanh toán hết toàn bộ công trình. Đây là một nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Xí nghiệp.

- Lợi nhuận của Xí nghiệp năm 2003 là 773.279 nghìn đồng, giảm so với năm 2002 là 155.056 nghìn đồng tơng ứng với tỷ lệ giảm là 16,7% do có nhiều công trình còn đang dang dở hoặc cha đợc nghiệm thu. Đồng thời năm vừa qua do sự biến động của thị trờng về tiền công lao động cũng nh

TT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh 2003-2002

%

1 Doanh thu thuần 57.321.326 62.595.673 + 5.274.347 + 9,20 2 Lợi nhuận thuần 928.335 773.279 - 155.056 - 16,70 3 Nguyên giá bình quân TSCĐ 1.706.709 2.475.926 + 769.217 + 45,07 4 Sức sản xuất của TSCĐ ( 1/3 ) 33,59 25,28 - 8,31 - 24,74

5 Sức sinh lợi của TSCĐ ( 2/3 )

bán, làm giảm lợi nhuận. Ngoài ra còn công trình nhà máy PS - Plex Việt Trì có giá trị thanh toán 7.300.000 .000 đồng đợc thanh toán theo giai đoạn, Xí nghiệp mới chỉ tạm tính chi phí quản lý 350.000.000 đồng. Nếu theo cơ chế của Xí nghiệp thì số tính chi phí quản lý là 700.000.000 đồng, nh vậy số còn lại là 350.000.000 đồng, Xí nghiệp coi nh để dự phòng để có thể tăng tính chủ động cho các hoạt động trong tơng lai. Nếu thu đầy đủ từ công trình này thì lợi nhuận đạt đợc của Xí nghiệp năm 2003 có thể lên đến trên 1 tỷ đồng. Đây cũng là một nhân tố ảnh hởng đến hiệu quả sử dụng tài sản cố định.

- Bên cạnh đó, nguyên giá tài sản cố định bình quân của Xí nghiệp trong năm vừa qua đã tăng 769.217 nghìn đồng tơng ứng với 45,07% để đáp ứng nhu cầu về phơng tiện vận tải và một số loại máy móc thiết bị văn phòng cũng nh nhu cầu về TSCĐ phúc lợi công cộng.

Chỉ tiêu sức sản xuất của TSCĐ của Xí nghiệp cho thấy: cứ 1 đồng TSCĐ bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh năm 2002 thì tạo ra đợc 33,59 đồng doanh thu và năm 2003 tạo ra đợc 25,28 đồng doanh thu. Nếu chỉ nhìn vào số liệu về giá trị tài sản cố định của Xí nghiệp thì điều này dờng nh là vô lý nhng khi tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm của Xí nghiệp xây lắp 1 thì thực ra ngoài số lợng tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của Xí nghiệp thì ở các đội cũng có một số lợng máy móc khá phong phú. Bên cạnh đó, khi tiến hành thi công các công trình, các đội thờng thuê thêm máy móc thiết bị, phơng tiện vận tải ... để hoàn thành tốt công việc của mình. Do đó tuy rằng giá trị tài sản cố định của bản thân Xí nghiệp khá thấp nhng doanh thu và lợi nhuận đạt đợc thờng tơng đối cao. Sức sản xuất của tài sản cố định năm 2003 giảm khá nhiều so với năm 2002 do tuy rằng cả doanh thu và nguyên giá TSCĐ đều tăng nhng tốc độ tăng doanh thu là 9,2% quá thấp so với tốc độ tăng nguyên giá TSCĐ là 45,07%. Nguyên giá tài sản cố định tăng nhiều nh vậy mà sức sản xuất của tài sản cố định lại giảm đi phần lớn là vì số tài sản cố định tăng thêm chủ yếu là tăng đầu t vào nhà xởng, còn thiết bị máy móc công tác thì hầu nh cha có sự đầu t đáng kể.

Chỉ tiêu sức sinh lợi của TSCĐ của Xí nghiệp cho thấy: cứ 1 đồng TSCĐ bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh năm 2002 thì tạo ra đợc 0,54 đồng lợi nhuận và năm 2003 tạo ra đợc 0,31 đồng lợi nhuận, giảm so với năm trớc 0,23 đồng. Lý do làm cho sức sinh lợi của TSCĐ giảm là do lợi nhuận năm 2003 của Xí nghiệp giảm đi nhiều ( 16,7% ) trong khi đó nguyên giá TSCĐ lại tăng với tỷ lệ quá cao ( 45,07% ).

VI - Đánh giá chung.

Qua nội dung phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định dùng vào sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp xây lắp 1 ta thấy rằng tình hình quản lý, sử dụng tài sản cố định của Xí nghiệp nhìn chung nhìn chung tơng đối khả quan nhng Xí nghiệp vẫn tơng xứng với tiềm năng của Xí nghiệp, đặc biệt chúng ta thấy hiệu suất và hiệu quả sử dụng tài sản cố định năm 2003 lại giảm đáng kể so với năm 2002.

Tỷ trọng của tài sản cố định trong tổng tài sản tăng từ 5,88% năm 2002 đến 6,31% năm 2003 ( tăng 0,43% ) chứng tỏ Xí nghiệp đã tập trung đầu t đúng mức hơn về tài sản cố định nhằm tăng khả năng cạnh tranh của mình.

Kết cấu tài sản cố định vẫn còn nhiều điểm bất cập, không đồng đều, cần có sự điều chỉnh và phân bổ lại kết cấu tài sản thật hợp lý. Trong một vài năm gần đây, Xí nghiệp đã có sự đầu t nhiều hơn vào tài sản cố định nhng mới chỉ đầu t chủ yếu vào nhà xởng và nhóm máy móc thiết bị quản lý. Thời gian tới, Xí nghiệp cần tập trung đầu t hơn nữa vào các nhóm thiết bị trực tiếp tham gia vào sản xuất.

Sự tăng giảm tài sản cố định ở Xí nghiệp nói chung phù hợp với yêu cầu và truyền thống hoạt động sản xuất của Xí nghiệp.

Tình hình trang bị về thiết bị máy móc nói riêng và tài sản cố định nói chung luôn có xu hớng tăng qua các năm, đây là một trong những yếu tố quan trọng nhằm tăng sức cạnh tranh của Xí nghiệp xây lắp 1 trên thị trờng.

Hệ số hao mòn năm 2003 giảm hơn so với năm 2002 là 3% chứng tỏ tính đến cuối năm 2003 thì tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định của Xí nghiệp xây lắp 1 tốt hơn so

với năm 2002, Xí nghiệp đã có sự tập trung đầu t cho tài sản cố định nên dẫn đến hệ số hao mòn khá thấp và giảm dần.

Tình hình khấu hao tài sản cố định ở Xí nghiệp nói chung là hợp lý, đúng với quyết định 166 của Bộ Tài Chính đã ban hành và phù hợp với mức độ sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp

Về tình hình sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị thì số ngày công có ích đã tăng lên 1,92%. Xí nghiệp đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao thời gian làm việc của máy móc thiết bị sản xuất và hạn chế đợc sự lãng phí do thời gian ngừng sản xuất của máy móc.

Xí nghiệp đã cố gắng sắp xếp lại công tác quản lý, nâng cấp, bảo dỡng máy móc thiết bị, nâng cao đợc công suất sử dụng máy móc, giảm lãng phí năng lực sản xuất của Xí nghiệp.

Để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì phơng hớng chung là cần phải có biện pháp tích cực để thực hiện đồng bộ về mặt kỹ thuật, công nghệ sản xuất, tổ chức sản xuất và lao động đảm bảo cho máy móc thiết bị là yếu tố quan trọng trong sản xuất. Phải hoạt động liên tục, không ngừng nâng cao trình độ cũng nh năng lực của máy móc thiết bị bằng việc nâng cao về mặt thời gian hoạt động, tránh thời gian ngng chờ việc của máy móc thiết bị. Muốn vậy, cần tập trung bảo dỡng sửa chữa kịp thời những thiết bị h hỏng từ nhỏ đến lớn. Trong quá trình sản xuất cần có thiết bị dự phòng để thay thế kịp thời khi máy móc đang hoạt động, duy trì sản xuất đợc liên tục, nhất là các thiết bị nằm trong dây truyền sản xuất.

Một phơng hớng quan trọng khác là luôn tìm các biện pháp ứng dụng cải tiến, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ứng dụng cơ giới hoá và hiện đại hoá máy móc thiết bị cũng nh trong công tác quản lý sử dụng lao động và thiết bị phục vụ cho sản xuất. Thờng xuyên lập các kế hoạch phát triển nhằm tận dụng tối đa năng lực sản xuất và luôn có chính sách phù hợp nhằm khuyến khích ngời lao động, có nh vậy mới đem lại hiệu quả kinh tế cao cho hoạt động sản xuất của Xí nghiệp.

Chơng 4

Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định

Tài sản cố định là những t liệu lao động có đủ tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng theo quy định trong chế độ quản lý tài sản cố định hiện hành, phù hợp với yêu cầu quản lý và phù hợp với sự phát triển của xã hội. Tài sản cố định trong doanh nghiệp xây lắp phản ánh năng lực sản xuất hiện có của doanh nghiệp. Tuy nhiên, năng lực sản xuất hiện có đợc thể hiện ở máy móc thiết bị sản xuất chứ không phải là tài sản cố định chờ xử lý.

Việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định có ý nghĩa hàng đầu đối với sự phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua phân tích một số chỉ tiêu đánh giá quan trọng trong những năm qua, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp xây lắp 1 luôn có xu hớng đi lên nhng bên cạnh đó việc quản lý và sử dụng tài sản cố định của Xí nghiệp vẫn còn một số vấn đề còn tồn tại cần đợc kịp thời khắc phục.

Xí nghiệp xây lắp 1 là đơn vị xây lắp công nghiệp và dân dụng trực thuộc Công ty xây lắp và sản xuất công nghiệp. Nhiệm vụ chủ yếu của Xí nghiệp là xây dựng các công trình đờng, nhà, kho công nghiệp và dân dụng, sản xuất các mặt hàng kết cấu thép và xây lắp các đờng điện cao, hạ thế. Để tăng cờng hơn nữa kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Xí nghiệp xây lắp 1 cần tập trung nâng cao năng lực làm việc của các loại máy móc thiết bị trực tiếp phục vụ cho thi công công trình.

Trong thời gian thực tập và tìm hiểu tại Xí nghiệp xây lắp 1, em thấy các thiết bị máy móc của Xí nghiệp hầu hết đã già cỗi, sử dụng từ những năm 1980, 1985, 1990... đến nay đã hao mòn nhiều, tình trạng kỹ thuật kém, làm giảm năng lực sản xuất của Xí nghiệp. Do đó, em xin mạnh dạn nêu lên một vài kiến nghị của mình và đề xuất một số biện pháp, mong đợc đóng góp một phần nhỏ nhằm nâng cao

hiệu quả sử dụng tài sản cố định, từ đó cải thiện tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp xây lắp 1.

Biện pháp 1

Thanh lý và đầu t mới một số máy trộn ở Xí nghiệp xây lắp 1.

Cơ sở của biện pháp:

Trong phần phân tích về số lợng máy móc thiết bị, chúng ta đã biết rằng Xí nghiệp xây lắp 1 hiện đang có 7 máy trộn bê tông, trong đó có 4 máy trộn loại 200 L, 1 máy trộn loại 250 L và 2 máy trộn loại 400 L thuộc sở hữu của Xí nghiệp. Bản thân các đội của Xí nghiệp xây lắp 1 đều có trong tay một lợng máy móc thiết bị khá phong phú thuộc sở hữu của riêng mình, nhng nhiều khi các đội thờng phải sử dụng thêm máy móc của Xí nghiệp để có thể hoàn thành tốt hơn công việc của mình.

Hiện nay, để đáp ứng yêu cầu sử dụng máy trộn của các đội và đồng thời cũng tránh tình trạng các đội phải thuê máy bên ngoài với giá thuê đắt, Xí nghiệp xây lắp 1 đang thực hiện cơ chế cho các đội xây lắp thuê máy trộn với giá thuê tăng tỷ lệ thuận với dung tích và chất lợng sản phẩm trộn nh sau:

Bảng 4-1

Đơn giá cho thuê máy trộn

STT Loại máy trộn Công suất ( m3/h) Đơn giá cho thuê ( đ/m3 )

1 Máy trộn 200 L 4 6.000

2 Máy trộn 250 L 5 5.500

3 Máy trộn 400L 8 5.000

( Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)

Khi đi thuê máy trộn, các đội chỉ phải thanh toán tiền thuê theo thời gian hay theo số m3, còn tiền chi phí nhiên liệu thì do Xí nghiệp tự bỏ ra.

Chi phí nhiên liệu theo từng m3 bê tông trộn đợc Xí nghiệp tập hợp nh sau:

Chi phí nhiên liệu

ĐVT: Đồng

STT Loại máy trộn Chi phí nhiên liệu cho 1 m3 bê tông

1 Máy trộn 200 L 1.200

2 Máy trộn 250 L 1.300

3 Máy trộn 400 L 1.400

( Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán )

Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, cụ thể là máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, ngời ta có thể dùng nhiều biện pháp và phơng hớng khác nhau. ở phần này chỉ xin đặt vấn đề đến việc thanh lý các máy trộn cũ và đầu t máy trộn mới để nhằm tăng nguồn thu trong công tác cho thuê máy trộn của Xí nghiệp xây lắp 1.

Bảng 4-3

Bảng theo dõi tình hình chi phí và doanh thu cho thuê máy trộn

ĐVT: Nghìn đồng

Để đạt đợc kết quả trên, Xí nghiệp đã rất cố gắng trong việc tận dụng công suất của các máy trộn. Nhng một thực tế cần đợc khắc phục kịp thời là trong số

các máy trộn của Xí nghiệp thì 4 máy trộn 200 L đã quá cũ, tuy đợc sửa chữa và bảo dỡng khá thờng xuyên nhng tình trạng kỹ thuật rất kém, nếu cứ tham gia vào sản xuất thì hay bị sự cố hỏng hóc, mức tiêu hao nhiên liệu lớn làm cho chi phí sửa chữa và chi phí nhiên liệu đều tăng, chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của

STT Loại máy trộn Số lợng ( cái ) Sản lợng 1 năm (m3) CP nhiên liệu 1 năm CP nhân công 1 năm Khấu hao 1 năm CP sửa chữa 1 năm Tổng CP 1 năm Doanh thu 1 năm Lợi nhuận 1 200 L 4 17.280 20.736 38.400 12.000 8.000 79.136 103.680 24.544 2 250 L 1 7.200 9.360 9.600 3.400 1.500 23.860 36.000 12.140 3 400 L 2 25.920 38.880 19.200 9.000 2.000 69.080 116.640 47.560 Tổng 7 50.400 68.976 67.200 24.400 11.500 172.076 256.320 84.244

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình quản lý & sử dụng tài sẩn cố định của Xí nghiệp Xây Lắp1 (Trang 73 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w