Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VP baNK (Trang 32 - 37)

5. Kết cấu của đề tài:

2.2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân

 Những tồn tại:

Bên cạnh những kết quả đạt đợc thì hoạt động tín dụng đối với DNV&N tại VP Bank còn những tồn tại sau. Về quản lý tín dụng, cha có tiêu thức chuẩn mực đánh giá khách quan năng lực hoạt động kinh doanh của khách hàng, cũng nh hiệu quả các dự án đầu t, do đó các quyết định cho vay cha thực sự đảm bảo tính khách quan. Việc chấp hành quy trình tín dụng cha đợc coi trọng. Các quy định chính sách đa ra cha sát với thực tế, trong quá trình thực hiện có những vấn đề phát sinh nhng cha đợc xử lí kịp thời.

Trong quá trình xét duyệt và phán quyết cho vay cũng nh quá trình kiểm tra trớc, trong và sau khi cho vay còn sao nhãng, cha thực sự đi sâu, đi sát vào tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên nhiều khi có dấu hiệu rủi ro, những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải cha đợc phát hiện kịp thời. Hạn mức và thời hạn cho vay nhiều khoản tín dụng cha phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp . Vì vậy trong quá trình xem xét, quyết định cho vay cần phải linh hoạt hơn.

Các thủ tục cho vay còn quá cứng nhắc, nhất là các thủ tục về cầm cố thế chấp tài sản đảm bảo. Thời gian xét duyệt quyết định cho vay còn kéo dài làm lỡ kế hoạch, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.

Về chất lợng tín dụng: Trong những năm gần đây đặc biệt là trong năm 2003 tỉ trọng nợ quá hạn có giảm, tuy nhiên tỉ lệ này còn cao so với mức trung bình đặt ra đối với một Ngân hàng. Về khả năng mở rộng khách hàng, VP Bank đã thực sự quan tâm đến việc phát triển tín dụng đối với DNV&N, đây là mục tiêu chiến lợc của Ngân hàng. Ngợc lại, chính bản thân các doanh nghiệp lại tạo ra những khó khăn cho Ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng. Các doanh nghiệp này có cơ cấu vốn không hợp lý, tỉ lệ vốn vay khá lớn, hiệu quả kinh doanh thấp. Trong khi đó việc lập các báo cáo tài chính thì lại không trung thực gây khó khăn cho quá trình thẩm định xét duyệt cho vay. Những điều này đặt ra rất nhiều khó khăn cho VP Bank trong việc tìm kiếm các dự án, phơng án kinh doanh khả thi, có hiệu quả, khách hàng tin cậy để đầu t vốn mở rộng khách hàng cũng nh mở rộng tín dụng.

Nhiều khi Ngân hàng còn cứng nhắc trong việc giải quyết tài sản đảm bảo. Có nhiều dự án kinh doanh khả thi, nhng vì điều kiện tài sản đảm bảo không đầy đủ nên Ngân hàng cũng từ chối. Việc này có thể làm cho Ngân hàng mất đi một khách hàng tiềm năng, mà lợi ích trong tơng lai khách hàng này mang lại rất lớn nh tài khoản giao dịch của khách hàng, nhân viên của khách hàng mở tại Ngân hàng nếu đợc chấp thuận vay vốn.

Về năng lực phẩm chất cán bộ tín dụng, hầu hết đội ngũ này còn rất trẻ nên thiếu kinh nghiệm thực tế, họ còn có sự e ngại khi quan hệ tín dụng với

DNV&N. Một số cán bộ làm việc thiếu hiểu biết về thị trờng , về khoa học kĩ thuật, do đó nhiều dự án có nội dung kinh tế kĩ thuật phức tạp, họ không đủ khả năng để thẩm định dự án. Mặt khác trong quá trình cho vay nhiều cán bộ tín dụng cha có cái nhìn toàn diện về hiệu quả thực tế của phơng án vay vốn mà doanh nghiệp nêu ra, nên chỉ xoay quanh các tài sản mang tính đảm bảo trực tiếp để quyết định cho vay. Họ cha quan tâm đến công tác t vấn cho doanh nghiệp mà chỉ lo thúc giục doanh nghiệp cung cấp các thủ tục, giấy tờ một cách máy móc. Nhiều cán bộ còn dựa vào sự tin tởng các mối quan hệ, coi nhẹ quy trình tín dụng, giám sát không chặt chẽ, dễ dãi khi thẩm định cho vay.

 Nguyên nhân:

 Nguyên nhân khách quan:

-Đất nớc ta đang trong quá trình chuyển đổi nền sản xuất, nên sự thích nghi của các doanh nghiệp nói chung cha cao, hiệu quả kinh doạnh còn thấp. Hơn nữa, các DNV&N trong nớc chịu sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp nớc ngoài.

-Chính sách và cơ chế quản lí vĩ mô của Nhà nớc đã và đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện. Việc này cũng tác động đến chiến lợc kinh doanh của các DNV&N, họ thờng phải điều chỉnh chiến lợc của mình nên phần nào cũng làm hiệu quả kinh doanh không cao hoặc không đủ điều kiện vay vốn Ngân hàng.

- Môi trờng pháp lí cho hoạt động tín dụng cha đầy đủ, các cơ quan chịu trách nhiệm cấp giấy tờ sở hữu tài sản, bất động sản. Do đó, việc thế chấp và xử lí tài sản thế chấp vay vốn Ngân hàng gặp nhiều khó khăn, phức tạp, nhiều khi bị ách tắc do giấy tờ không hợp lệ, hợp pháp. Việc thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê cha nghiêm túc, đa số các số liệu quyết toán và báo cáo tài chính cha thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc nên số liêu phản ánh không trung thực tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Hơn nữa, hiệu lực của các cơ quan hành pháp cha đáp ứng đợc yêu cầu về giải quyết tranh chấp, tố tụng về tranh chấp tài sản, hợp đồng kinh tế nhiều khi… cha bảo vệ chính đáng cho ngời cho vay.

 Nguyên nhân từ phía các DNV&N:

Hiện nay đang có rất nhiều bức xúc trong mối quan hệ tín dụng của các DNV&N với Ngân hàng, mà một phần nguyên nhân là từ phía chính các doanh nghiệp này. Trong nền kinh tế bùng nổ nh hiện nay số lợng các DNV&N ra đời rất nhiều, nhng cũng có nhiều doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, nên làm mất lòng tin đối với Ngân hàng.

Các doanh nghiệp rất thiếu các dự án kinh doanh khả thi. Trong khi, một dự án kinh doanh hấp dẫn là điều kiện tiên quyết để các Ngân hàng xét duyệt cho vay. Thực tế nhiều DNV&N không thể tự họ lập đợc các dự án kinh doanh trong dài hạn, có khi cả phơng án kinh doanh ngắn hạn. Hay nhiều DNV&N có dự án khả thi rồi thì họ lại không có đủ vốn tự có tham gia vào các dự án theo quy định của VP Bank, còn quá phụ thuộc vào vốn vay Ngân hàng.Theo quy định của VP Bank thì vốn vay Ngân hàng chỉ chiếm 30% giá trị dự án, vốn tự có tham gia vào dự án là 40% với các tỉ lệ này thì các DNV&N rất khó đáp ứng đợc.

Một nguyên nhân nữa là các DNV&N không đủ tài sản thế chấp. Đây là khó khăn chung của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Hầu hết các doanh nghiệp có cơ sở hạ tầng kinh doanh thấp kém, máy móc, thiết bị thì lạc hậu. Trong khi đó các Ngân hàng yêu cầu rất cao về tài sản thế chấp để vay vốn, mâu thuẫn này chỉ có thể giải quyết khi các DNV&N và các Ngân hàng có nhiều cuộc tiếp xúc, bàn bạc hơn.

Trong khi đó, các DNV&N không có đầy đủ tài liệu báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp không đáp ứng đợc điều kiện vì sổ sách kế toán của họ rất đơn giản, không cập nhật, số liệu thiếu chính xác, gây khó khăn cho quá trình đánh giá, thẩm định vay vốn.

 Nguyên nhân từ phía Ngân hàng:

Điều kiện vay vốn của VP Bank còn quá chặt chẽ, tất cả các khoản vay đều phải có tài sản đảm bảo, nhiều DNV&N vì không đáp ứng đợc điều kiện trên nên không thể tiếp cận đợc nguồn vốn của Ngân hàng.

Quá trình giải quyết đơn yêu cầu vay vốn của Ngân hàng còn cha thực sự tinh giản. Từ khi tiếp xúc khách hàng đến khi giải ngân phải qua nhiều thủ tục,điều kiện giấy tờ phức tạp, tốn nhiều thời gian. Có nhiều khách hàng phàn nàn về thời gian ra quyết định cho vay, Ngân hàng cần trả lời dứt điểm có cho vay hay không, không sẽ làm lỡ cơ hội kinh doanh của họ.

DNV&N là khách hàng mục tiêu của VP Bank , nhng Ngân hàng cha thực sự quan tâm đến chiến lợc khách hàng, đến hoạt động Marketing, chăm sóc khách hàng nên cha thu hút đợc nhiều khách hàng. Trình độ năng lực cán bộ tín dụng cha đồng đều, một số cán bộ trách nhiệm không cao, việc lựa chọn khách hàng, thẩm định khách hàng thực hiện nghiêm túc, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh cha chuẩn xác nên tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, gây thất thoát vốn cho Ngân hàng.

Trên đây, chúng ta đã xem xét, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của các DNV&N trong thời gian qua, cũng nh thấy đợc khó khăn về vốn mà các doanh nghiệp này đang gặp phải. Và qua phân tích thực trạng cho vay đối với DNV&N tại VP Bank, cho ta thấy đợc những gì đã đạt đợc, những gì còn tồn tại, đồng thời tìm ra những nguyên nhân chủ quan và khách quan làm ảnh hởng tới việc mở rộng tín dụng nhằm phát triển DNV&N của VP Bank. Do vậy để tháo gỡ những rào cản này, phần nào thắt chặt mối quan hệ tín dụng cũng nh để phục vụ khách hàng là DNV&N đợc hiệu quả hơn, chuyên đề sẽ đa các kiến nghị và các biện pháp nhằm tạo điều kiện cho các DNV&N tiếp cận đợc nguồn vốn tín dụng của VP Bank một cách nhanh hơn, hiệu quả hơn góp phần đẩy mạnh phát triển DNV&N theo đúng đờng lối cải cách của Đảng và Nhà nớc đã vạch ra.

Chơng 3

Những giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng tín dụng đối với DNV&N tại VP Bank

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VP baNK (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w