Tìm hiểu một số TNCs lớn hoạt động ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư trực tiếp của các TNCs tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp (Trang 51 - 55)

II- Tình hình đầ ut trực tiếp của các TNCs

3-Tìm hiểu một số TNCs lớn hoạt động ở Việt Nam

Tính từ khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế và chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trờng có sự quản lý của Nhà nớc, thì số lợng các TNCs tham gia đầu t ở Việt Nam không ngừng tăng lên. Sau đây sẽ đi vào xem xét một số công ty lớn đã thực hiện đầu t ở Việt Nam từ 1990 đến nay.

Diethelm (Thuỵ Sỹ) là một tập đoàn xuyên quốc gia hoạt động trên các lĩnh vực sản xuất, xuất nhập khẩu, ngân hàng, bảo hiểm và dịch vụ du lịch. Deithelm hoạt động ở Việt Nam (Sài Gòn) từ năm 1890. Qua nhiều năm bị gián đoạn, năm 1991, công ty này trở lại Việt Nam và thành lập văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh, một chi nhánh tại Hà Nội, chuyên cung cấp thiết bị kỹ thuật trong nhiều lĩnh vực.

Tập đoàn công ty Lilama Otis (Mỹ) chuyên sản xuất và cung cấp thang máy hàng đầu thế giới. Hoạt động tại Việt Nam từ năm 1920 đến 1975, sau đó trở lại Việt Nam vào năm 1991. Mục tiêu của Otis là nghiên cứu môi trờng đầu t vào thị trờng tiềm năng tại Việt Nam. Hiện Otis liên doanh với tổng công ty lắp máy Việt Nam (Limaha), cung cấp nhiều loại thiết bị cho các khách sạn, văn phòng, trị giá liên doanh này khoảng 2,5 triệu USD.

Ngân hàng City Bank là một trong những công ty tài chính lâu đời của Mỹ, hoạt động trong lĩnh vực tài chính thơng mại, đợc hình thành từ năm 1812, là một nhánh đồng sở hữu của City Group- một trong những tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới. City Bank là ngân hàng của Mỹ đầu tiên hoạt động ở Châu á từ những năm 1902. Tới nay nó đã có 260 văn phòng và chi nhánh ở 25 nớc Châu á, City Bank còn có khả năng kết nối những tổ chức quốc tế với các TNCs trên toàn thế giới. Việt Nam là một trong các thị trờng đợc City Bank quan tâm. Tù trớc năm 1975, City Bank đã đầu t vào miền Nam Việt Nam, nhng sau đó vì những rào cản về chính trị, nên buộc phải rút về. Sau khi Mỹ bỏ cấm vận với Việt Nam, City Bank là ngân hàng Mỹ đầu tiên mở chi nhánh ở Hà Nội. Hoạt động chủ yếu của nó là

cung cấp tài chính cho các dự án và hoạt động thơng mại, các giao dịch ngân hàng và tài trợ về mặt tổ chức cho khách hàng toàn cầu làm ăn tại Việt Nam. Bên cạnh đó, City Bank còn tài trợ giúp các tổ chức và cơ sở thơng mại Nhà nớc trong quá trình tìm kiếm vốn đầu t để hiện đại hoá và mở rộng thị phần hoạt động, trở nên mạnh hơn và có khả năng cạnh tranh trên thị trờng nội địa, khu vực và thế giới.

Dầu khí là một trong những ngành chiến lợc của Việt Nam. Hiện có khoảng 20 tập đoàn nớc ngoài đang xúc tiến thăm dò dầu khì ngoài khơi Việt Nam và Mobil là một trong 20 doanh nghiệp đó. Là một trong những công ty khí đốt, dầu lửa lớn nhất nớc Mỹ, đến năm 1998, Mobil đã hoạt động đợc trên 130 năm, ở 125 nớc. Mobil tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của công nghiệp dầu mỏ từ việc khai thác, sản xuất, lắp đặt đờng ống, chuyên chở, cung cấp, tinh chế, tiếp thị và phân phối sản phẩm. Mobil đặc biệt quan tâm đến các nớc có nguồn năng lợng cha đợc khai thác hoặc có nhu cầu lớn về nhiên liệu, trong đó có Việt Nam.

Sau hơn hai mơi năm vắng bóng trên thị trờng Việt Nam, Mobil đã quyay trở lại vào năm 1990. từ tháng 4/1994, Mobil đã cùng với hai đối tác Nhật Bản (JapexIndex và NishoIwai) thành lập liên doanh MJC cùng tiến hành các hoạt động thăm dò khai thác dầu khí trong lô 05-1b năm trong bồn trũng Nam Côn Sơn. Đồng thời Mobil cũng đang tiến hành khoan và khai thác giếng Mộc Tinh trong lô 05-3AEDC. Giữa tháng 5/1996, các công ty BP, Bristish Gas, Mott Ewbank Preece cùng với Mobil và một số công ty dầu khí Việt Nam đã soạn thảo một dự án lớn về khí đốt. Dự án này khẳng định một tiềm năng to lớn về sự phát triển công nghiệp dầu khí của Việt Nam trong vòng 15 năm tới. Cùng với các hoạt động kinh doanh của mình, Mobil đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy bình thờng hoá quan hệ hai nớc Việt- Mỹ.

Ngoài một số tập đoàn của Mỹ than gia vào trong lĩnh vực dầu khí thì còn một số TNCs của các nớc khác, trong đó có tập đoàn Shell của Anh và Hà Lan. Theo đánh giá của Fortune 19/2/2001 thì đây là tập đoàn lớn thứ ba trong 10 tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới, đứng sau Exxon Mobil, BP America. Bắt đầu hoạt động ở Việt Nam từ năm 1988 đến nay Shell đã thành lập 3 công ty liên doanh và

hai công ty 100% vốn nớc ngoài tại Việt Nam. Ngoài Shell, còn có các TNCs khác cũng tham gia vào lĩnh vực này nh: Mitsubishi với tổng vốn đầu t 47 triệu USD, Total với tổng vốn đầu t 140 triệu USD, Petrolium (Anh) với tổng vốn đầu t là 60 triệu USD.

Daewoo (Hàn Quốc) là một tập đoàn xuyên quốc gia hoạt động trong lĩnh vực thơng mại, xây dựng, chế tạo ô tô, chế tạo điện tử dân dụng, máy tính, viễn thông, công nghiệp nặng bao gồm cả hàng không và đóng tàu biển, các dịch vụ về tài chính và khách sạn. Năm 1991, Daewoo mở văn phòng đại diện tại Hà Nội, tổng giá trị vốn đầu t của Daewoo vào Việt Nam đến nay lên tới 750 triệu USD và trở thành nhà đầu t nớc ngoài lớn nhất ở Việt Nam, với 37 dự án trong đó 18 dự án đợc cấp phép đầu t, một dự án về khai thác dầu khí, hai dự án xây dựng (đờng quốc lộ 18 và quốc lộ 1). Trong đó, những dự án đợc triển khai là: Trung tâm thơng mại Daeha, dựa án đèn hình, sản xuất và lắp ráp ô tô, thuốc trừ sâu, sơn, giấy, thăm dò dầu khí, một khách sạn năm sao, một ngân hàng liên doanh. Hoạt động của Daewoo ở Việt Nam đã tạo việc làm ổn định cho trên 4.500 ngời Việt Nam đang làm việc cho Daewoo và 680 ngời Việt Nam đợc đào tạo tại Hàn Quốc và các nớc khác.

Khu công nghiệp Daewoo Hanel đã hoạt động theo hình thức liên doanh, trị giá vốn đầu t khoảng 152 triệu USD. Daewoo luôn quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ, góp phần phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam, coi Việt Nam là một trong những thị trờng đợc quan tâm hàng đầu.

Lĩnh vực ô tô, xe máy là một trong lĩnh vực thu hút đợc nhiều nhà đầu t thuộc các hãng lớn, sản phẩm của họ nổi tiếng và có uy tín trên thế giới.

Bảng 9:TNCs đăng ký hoạt động trong lĩnh vực ô tô tại Việt Nam.

TNCs Thời gian hoạt động (năm)

Vốn đầu t (triệu USD)

Mục tiêu Nớc sản xuất

Daewoo 30 32,23 Xuất khẩu Hàn Quốc

Isuza 40 50 Nhật Bản

Daihatsu 30 32 Xuất khẩu Nhật Bản

Suzuki 30 35 Nhật Bản

Toyota 40 89,609 Xuất khẩu Nhật Bản Mercedes 30 70 Xuất khẩu Đức

(Nguồn: Kỷ yếu hội thảo khoa học về TNCs năm 2000)

Đến nay Việt Nam đã cấp phép hoạt động cho nhiều dự án sản xuất xe máy và 14 dự án sản xuất ô tô với tổng vốn đầu t thực hiện là 376 triệu USD bằng 43,12 % tổng vốn đăng ký. Tuy nhiên, tới nay trong số 14 dự án đầu t sản xuất ô tô có 3 dự án không triển khai (Chryler, Nissan, Vetsin), một dự án tuy đã triển khai (đã đầu t 16 triệu USD) nhng tạm dừng không đầu t tiếp, tới cuối năm 1999 đầu năm 2000 mới quay lại, đó là Mercedes- Benz và liên doanh Mekông cũng đã ngừng sản xuất trong những năm 1998,1999,2000,2001 và mới bắt đầu xem xét lại kế hoạch tiếp tục sản xuất ở Việt Nam trong năm 2002 trở đi.

Hoạt động trong lĩnh vực điện tử viễn thông và tin học Việt Nam cũng rất sôi động. Tính đến giữa tháng 6/2000 đã có bốn dự án đầu t nớc ngoài đợc cấp phép với tổng vốn thực hiện là 388 triệu USD, trong đó 94 % các dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh về dịch vụ viễn thông, 6% số dự án theo hình thức liên doanh để sản xuất thiết bị vật t bu điện, và có khá nhiều TNCs Mỹ tham gia đầu t trong lĩnh vực này.

Intel (Mỹ) là công ty xuyên quốc gia có bề dầy hoạt động hơn 28 năm với chức năng chính là phân phối và bán các sản phẩm của Intel, đồng thời cũng thờng mở lớp huấn luyện về công nghệ mới cho các nhà phân phối Việt Nam, cho nêm công ty này góp phần không nhỏ vào việc phát triển trình độ tin học, viễn thông tại Việt Nam.

IBM là công ty máy tính khổng lồ của Mỹ, đã đầu t 1,7 triệu USD nhằm cung cấp các công nghệ và dịch vụ về tin học tại Việt Nam và hoạt động rất có hiệu quả tại Việt Nam.

Erricsson (Thuỵ Điển) là một trong những công ty viễn thông nổi tiếng hiện đang quả lý một mạng lới với trên 137 triệu máy điện thoại di động khắp toàn cầu. Năm 1993, Erricsson đã mở văn phòng đại diện tại Hà Nội, đến nay công ty đã

nhận thầu các hợp đồng cung cấp trạm tổng đài cho các mạng nối dây và mạng vô tuyến truyền hình giành cho điện thoại. Để hoạt động có hiệu quả và quản lý tốt mạng lới phục vụ máy, hãng đã đào tạo hơn 200 kỹ s và chuyên viên kỹ thuật tại Việt Nam và ở nớc ngoài.

Ngoài ra còn có một số tập đoàn chuyên sản xuất và kinh doanh điện tử gia dụng nh Samsung (Hàn Quốc), Sanyo, Sony, Toshiba, JVC, Mitssubishi (Nhật Bản), National, Cariier (Mỹ)... đã hoạt động ở Việt Nam từ đầu những năm 90, từ nhập khẩu những sản phẩm nguyên chiếc, đến dạng CKD, IKD để lắp ráp tại Việt Nam. Đến nay các công ty này đã thành lập nhiều liên doanh ở Việt Nam vừa lắp ráp vừa sản xuất trong nớc vẫn đảm bảo chất lợng cao và giá thành hạ.

Ngoài các lĩnh vực kể trên, thì hầu hết lĩnh vực đều có các TNCs tham gia. Tuy nhiên, các TNCs nói chung hoạt động ở thị trờng Việt Nam còn rất khiêm tốn, mới chỉ có khoảng tên 100 TNCs, trong đó chủ yếu là ccs TNCs có xuất xứ từ Châu á. Trong khi hiện nay trên thế giới đã co khoảng 6000 TNCs, thì con số các TNCs đầu t vào Việt Nam nh vậy là quá ít.

Kết luận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo thống kê mới nhất của Bộ Kế hoạch và đầu t, hiện nay các TNCs có gần 300 dự án tại Việt Nam với tổng số vốn pháp định đăng ký của bên nớc ngoài là trên 5 tỷ USD, chiếm gần 80% tổng vốn pháp định của tất cả các dự án đầu t.

Trong số gần 100 tập đoàn của 16 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu t vào Việt Nam, có 81 tập đoàn trong danh sách Global 500 của tạp chí Fortune. Không thể phủ nhận đây là nguồn đầu t quan trọng mà bất cứ quốc gia đang phát triển nào cũng phải cạnh tranh gay gắt để thu hút.

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư trực tiếp của các TNCs tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp (Trang 51 - 55)