Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách sản phẩm trong sản xuất hàng Mây tre đan XK của XN Mây tre đan XK Kiêu kỳ Gia Lâm Hà Nội (Trang 41 - 43)

IV- Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định

1.5.Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Hiệu quả sử dụng tài sản cố định phản ánh trình độ sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp để đạt đợc kết quả cao nhất với chi phí về tài sản cố định là nhỏ nhất. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định chính là kết quả của việc cải tiến tổ chức lao động và tổ chức sản xuất, hoàn chỉnh kết cấu tài sản cố định, hoàn thiện những khâu yếu kém hoặc lạc hậu của quy trình công nghệ. Đồng thời, sử dụng có hiệu quả tài sản cố định hiện có là biện pháp tốt nhất để sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả.

Sau mỗi kỳ nhất định, cần đánh giá tổng quan tình hình sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSCĐ, có thể tính chung cho toàn bộ TSCĐ, có thể tính riêng cho TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh hoặc máy móc thiết bị sản xuất.

1.5.1. Phân tích sức sản xuất của tài sản cố định. Công thức xác định nh sau: HS = NG GS Trong đó: HS : Sức sản xuất của TSCĐ

GS : Giá trị sản lợng sản phẩm

NG : Nguyên giá bình quân của TSCĐ

Chỉ tiêu này phản ánh: cứ 1 đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra đợc bao nhiêu đồng giá trị sản l- ợng sản phẩm. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ việc quản lý và sử dụng tài sản cố định càng tốt.

1.5.2. Phân tích sức sinh lợi của tài sản cố định.

Mặc dù có nhiều hình thức biểu hiện khác nhau, song bất kỳ ở hình thức nào hiệu quả sử dụng tài sản cố định cũng phản ánh một cách tốt nhất chất lợng công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định ở doanh nghiệp.

Để đánh giá sức sinh lợi của TSCĐ, ngời ta dùng công thức sau: Lợi nhuận

Sức sinh lợi của TSCĐ (Hq) =

Nguyên giá bình quân của TSCĐ

Bằng cách so sánh thực tế với kế hoạch, thực tế kỳ này so với thực tế kỳ trớc về hiệu quả sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp biến động theo chiều hớng tốt hay xấu. Mặt khác, so sánh hiệu quả sử dụng TSCĐ giữa doanh nghiệp cùng loại hình có điều kiện sản xuất kinh doanh tơng tự nhau.

Công thức tính:

∆Hq = Hqt - Hqk

Trong đó:

Hqt : Hiệu quả sử dụng TSCĐ thực tế Hqk : Hiệu quả sử dụng TSCĐ kế hoạch

∆Hq : Số tăng giảm về hiệu quả sử dụng TSCĐ

- Nếu ∆Hq > 0, chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ tăng, đây là biểu hiện tốt. - Nếu ∆Hq < 0 chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ giảm, đây là biểu hiện không tốt.

- Nếu ∆Hq = 0 chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ không thay đổi.

+ Tình trạng kỹ thuật TSCĐ mới hay cũ

+ Tình hình sử dụng về số lợng, thời gian và công suất của thiết bị máy móc tốt hay không tốt.

+ Tình hình cung ứng vật liệu cho sản xuất đảm bảo hay không đảm bảo. + Trình độ tay nghề của công nhân sản xuất cao hay thấp.

+ Trình độ quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt hay không tốt.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách sản phẩm trong sản xuất hàng Mây tre đan XK của XN Mây tre đan XK Kiêu kỳ Gia Lâm Hà Nội (Trang 41 - 43)