Nguyên nhân các hạn chế 1 Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển thị trường thẻ của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 35 - 40)

4.1 Nguyên nhân khách quan

Trước hết, phải kể đến thói quen sử dụng tiền mặt trong người tiêu dùng

vẫn đang ở mức cao. Đi lên từ một nền kinh tế thấp, thu nhập bình quân của người dân chưa đủ để đáp ứng những nhu cầu tối thiểu trong sinh họat hàng

ngày, thói quen này là một trong những nguyên nhân căn bản về yếu tố xã hội mà có ảnh hưởng sâu sắc nhất tới hoạt động kinh doanh thẻ của hệ thống ngân hàng nói chung và với BIDV nói riêng.

Trong thời gian qua, các ngân hàng cũng như chính phủ đều có những nỗ lực nhằm tuyên truyền quảng bá cho các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong đó có dịch vụ thẻ tuy nhiên vẫn chưa thực sự đem lại hiệu quả như mong muốn. Thói quen tiêu dùng tiền mặt đã ăn sâu vào cuộc sống của người dân Việt, đặc biệt là khu vực miền Bắc và miền Trung. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi có rất nhiều sự cố liên quan đến thanh toán qua thẻ ATM như: mất cắp thông tin, tài khoản hết tiền mà thẻ vẫn rút được tiền mặt tại ATM, sự quá tải của hệ thống ATM vào dịp lễ Tết…Hiện tại trên thị trường Việt Nam, 90% giao dịch thanh toán vẫn là các giao dịch bằng tiền mặt và để thay đổi thói quen này không chỉ phụ thuộc vào thời gian mà còn phụ thuộc vào cả những động thái tiếp theo của cả Nhà nước và những tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Thứ hai, hiệu quả hoạt động Marketing thẻ chưa cao và chưa ấn tượng

do ảnh hưởng của nhiều chương trình khác của các ngân hàng. Số lượng các thành viên tham gia thị trường ngày càng tăng đặc biệt là các NHTMCP, NH liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với các sản phẩm ngày càng đa dạng phong phú, nhiều chương trình khuyến mại diễn ra trong suốt năm trên một phân khúc thị trường. Mặt khác, khách hàng sử dụng thẻ theo trào lưu hoặc theo yêu cầu của đơn vị, doanh nghiệp mà chưa có sự lựa chọn thấu đáo về sản phẩm và chất lượng sản phẩm do vậy hiệu quả của chương trình Marketing chưa đạt như mong đợi.

Thứ ba, khó khăn trong phát triển sản phẩm thẻ do tính chất tương đồng

của sản phẩm. Cũng như đặc tính chung của các sản phẩm ngân hàng, các sản phẩm thẻ cũng có tính chất tương đồng và dễ bị bắt chước do đó công tác

quảng bá cho sản phẩm cũng gặp nhiều khó khăn. Các phương thức cạnh tranh hiện đang sử dụng chủ yếu là cạnh tranh về giá và trên cơ sở mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng trong các hoạt động dịch vụ khác. Mặt khác, chi phí cho việc cải tiến sản phẩm lớn mà thời gian có được sự khác biệt hoá sản phẩm, lợi thế cạnh tranh về tính năng sản phẩm là không dài nên việc nghiên cứu phát triển cũn chưa được thực hiện một cách bài bản và thường xuyên định kì.

Thứ tư, khó khăn trong việc phát triển khách hàng do cạnh tranh gay gắt

giữa các ngân hàng cung cấp dịch vụ thẻ. Thị trường mục tiêu của sản phẩm thẻ nhất là ở trong giai đoạn đầu của sự phát triển như thị trường Việt Nam có sự tương đồng lớn. Chính vì vậy có sự cạnh tranh gay gắt của tất cả các ngân hàng phát hành vào cùng một phân khúc thị trường. Điều này gây khó khăn cho việc phát triển mở rộng hoạt động kinh doanh khi một phân khúc thị trường phải chia sẻ cho quá nhiều thành viên trong khi hoạt động nghiên cứu thị trường lựa chọn thị trường mục tiêu của BIDV cũng chưa có nét đột phá tạo sự khác biệt. Hiện nay, các NHTM đã liên kết với nhau tạo nên các liên minh thẻ nhưng sự hợp tác này mới chỉ dừng lại ở trên bề mặt, trên thực tế các nỗ lực liên kết không cho kết quả như mong đợi. Liên minh thẻ giữa VCB và 17 ngân hàng liên tục xảy ra truc trặc kỹ thuật bởi bộ phận chuyển mạch chỉ ở một điểm nên chỉ cần một ngân hàng bị trục trặc thì cả hệ thống cũng ảnh hưởng theo. Liên minh Banknet gồm 7 thành viên trong đó có BIDV thì đã khai trương và đi vào hoạt động được hơn 2 năm nhưng kể từ ngày khai trương hệ thống ATM của các ngân hàng thành viên vẫn chưa kết nối được với hệ thống này do các vướng mắc về phần mềm, nhà thầu…

Thứ năm, dịch vụ thẻ không phải là dịch vụ có thế mạnh truyền thống

của BIDV. Trên thị trường ngân hàng tài chính Việt Nam hiện nay, BIDV được đánh giá là một trong những ngân hàng lớn mạnh. Tuy nhiên, dịch vụ

truyền thống và là thế mạnh của BIDV là hoạt động tín dụng, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong đó có dịch vụ thẻ. Chính vì thế, để phát triển dịch vụ thẻ còn cần có nhiều nỗ lực để vượt qua rào cản này nhằm tiếp cận và nâng cao uy tín của BIDV trong hoạt động kinh doanh.

Thứ sáu, các văn bản pháp quy về thẻ do NHNN ban hành còn thiếu và

còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tế, tính chất cũng như phạm vi sử dụng của thẻ. Ngoài luật quốc tế, các ngân hàng còn chịu sự điều chỉnh của nghị định Chính phủ về thanh tóan không dùng tiền mặt, luật giao dịch điện tử…Nhưng những văn bản pháp luật này chưa bao quát được hết các vấn đề xoay quanh kinh doanh thẻ, chính vì vậy nhiều tranh chấp, khiếu nại về thẻ chưa được giải quyết thỏa đáng, đôi khi những qui định trong luật lại gây khó khăn cho các ngân hàng trong công tác kinh doanh thẻ, như hạn mức rút tiền tại các máy ATM không vượt quá 2.000. 000VND…Ngoài ra, dịch vụ thẻ là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là đối với thị trường mới nổi như Việt Nam, tuy nhiên những quy định pháp lý hiện nay lại chưa đề cập tới việc giải quyết những khiếu nại, tranh chấp cũng như khung phạt pháp lý đối với những vướng mắc, gian lận trong thẻ.

4.2 Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, tại Trung tâm thẻ của BIDV chưa thiết lập một chiến lược kinh doanh tổng thể lâu dài trong đó đưa ra những mục tiêu cần đạt được và lộ trình, điều kiện để thực hiện do đó gây khó khăn cho việc phát triển thị trường dịch vụ thẻ. Các biện pháp nhằm phát triển thị trường thẻ vẫn còn tiến hành rời rạc, manh mún thành các chương trình rải rác trong năm.

Thứ hai, đội ngũ cán bộ còn thiếu và ít kinh nghiệm. Hiện nay, tuy đã thành lập Trung tâm thẻ song đội ngũ cán bộ có trình độ kỹ thuật cao và kinh nghiệm về thẻ của BIDV rất ít. Nguyên nhân chính là do các cán bộ của

Trung tâm thẻ còn thiếu chuyên môn lại kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau nên chưa có điều kiện để nghiên cứu phát huy khả năng sáng tạo, tính nhạy bén với thị trường để tạo nên được những bước đột phá trong hoạt động kinh doanh thẻ. Cán bộ tại chi nhánh thực hiện dịch vụ thẻ thường xuyên luân chuyển, thiếu kinh nghiệm, thiếu được đào tạo do vậy ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ.

Thứ ba, dịch vụ thẻ còn chưa được quan tâm đúng mức trong hoạt động chung của ngân hàng. Dịch vụ thẻ là dịch vụ nền tảng để phát triển khách hàng cá nhân, tuy nhiên vẫn chưa thực sự được sự quan tâm chỉ đạo của Ban lãnh đạo ngân hàng, nhiều đề án, dự án dịch vụ thẻ chưa triển khai nhanh chóng để nắm bắt cơ hội kinh doanh, tại một số chi nhánh còn chậm chạp trong triển khai dịch vụ.

Thứ tư, tại BIDV chưa có bộ phận chuyên trách về lập kế hoạch, chiến lược cho dịch vụ thẻ. Việc lập các kế hoạch kinh doanh đều do các cán bộ phòng Phát triển kinh doanh đảm nhận (4 người), các cán bộ này không được đào tạo chuyên môn về kế hoạch và chưa có điều kiện đảm bảo thời gian và kĩ năng cần thiết để nghiên cứu, thực hiện công tác này thật sự hiệu quả.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ THẺ CHO BIDV GIAI ĐOẠN 2008-2010 CHO BIDV GIAI ĐOẠN 2008-2010

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển thị trường thẻ của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 35 - 40)