Ghi chép thực địa

Một phần của tài liệu Lao động trẻ em ở VN & thực tế lao động trẻ em tại xã Quảng Châu (Trang 26 - 30)

Điều quan trọng trong toàn bộ quá trình đi điền dã là việc thờng xuyên ghi nhật ký điền dã. Việc ghi nhật ký điền dã đợc tiến hành hàng ngày. Thông qua đó, tôi có thể ghi chép lại những việc mà mình đã làm hay những điều mà tôi cha hỏi đợc trong ngày để có thể vạch ra kế hoạch bổ xung cho ngày hôm sau.

Do những yêu cầu trên thực địa, nên việc ghi chép toàn bộ chi tiết của một cuộc phỏng vấn ngay trong quá trình phỏng vấn là điều không thể. Vì vậy, tôi thờng đem theo một cuốn sổ nhỏ và ghi chép vắn tắt và nhanh chóng những điều hỏi đợc trong quá trình phỏng vấn bằng những quy ớc đã quy định từ trớc để hạn chế thời gian ghi chép ảnh hởng tới chất lợng cuộc phỏng vấn.

Thông thờng, trong toàn bộ quá trình phỏng vấn tôi ghi chép lại những ý cơ bản một cách vắn tắt rồi sau khi kết thúc cuộc phỏng vấn hay cuối ngày tôi ghi chép lại tỉ mỉ tất cả những gì mà tôi nhìn thấy nghe thấy và cảm nhận đợc dựa trên những ghi chép ban đầu.

Do những cuộc phỏng vấn của tôi thờng xuyên bị gián đoạn nên sau cuộc phỏng vấn tôi cố gắng ghi chép lại tất cả những gì thu đợc rồi xem xét xem còn những gì cha hỏi hay cần hỏi thêm để sau đó hỏi lại. Khó khăn nhất trong trờng hợp cuộc phỏng vấn bị gián đoạn là những vấn đề trong buổi phỏng vấn hôm tr- ớc đang dở dang thì hôm sau tôi phải bắt đầu lại tự đầu. Vì vậy, tôi phải mất thêm một khoảng thời gian để làm tan tảng băng ngăn cách giữa tôi và ngời đợc phỏng vấn trớc khi nói vào vấn đề mà tôi quan tâm một cách cởi mở. Nh vậy, đáng ra chỉ mất thời gian của một cuộc phỏng vấn thì tôi phải mất thêm hai lần hoặc có thể nhiều hơn nữa cho việc hoàn thiện một cuộc phỏng vấn.

Tiểu kết: Trong qua trình tiến hành thu thập thông tin trên thực địa cần lựa chọn phơng pháp nghiên cứu đúng đắn, phù hợp và tiến hành từng bớc một cách khoa học. Hàng ngày cần ghi chép nhật ký điền dã thông qua đó lập kế hoạch cho ngày hôm sau. Việc ghi chép nhật ký điền dã có vai trò rất quan

trọng. Cần phải ghi chép đầy đủ, chi tiết về nội dung mỗi cuộc phỏng vấn và cả những cảm nhận của tác giả thông qua quá trình quan sát tham gia.

Đối với những mẫu câu hỏi phỏng vấn, tôi cảm thấy khi sử dụng những câu hỏi mở thì ngời đợc phỏng vấn sẽ dễ dàng nêu lên những cảm nhận của mình hơn là khi sử dụng những câu hỏi đóng.

Việc tiến hành kiểm tra chéo với những vấn đề nhạy cảm thì phơng pháp này có thuận lợi đối với những cá nhân thẳng thắn nhng lại không có lợi đối với những cá nhân trầm tính, ít nói. Vì vậy, cần phải quan sát kỹ và tìm hiểu thêm những suy nghĩ thực sự của những đối tợng phỏng vấn có tính e ngại, dè dặt trong kiểm tra chéo.

Chơng 3

tác động của lao động - cảm nhận của trẻ

“Đặc điểm cơ bản của trẻ em tuổi vị thành niên là thay đổi và cải tạo các mối quan hệ với những ngời xung quanh” (I.X. Kôn: Tâm lý học lứa tuổi vị thành niên, Matxcơva, 1989: tr. 106).

Nh chúng ta đã thấy dù với bất kỳ lý do nào mà trẻ em phải rời gia đình đi lao động tại các thành phố lớn thì những hệ quả mà việc ra đi để lại đối với trẻ em cũng khó có thể nhìn nhận hết đợc. Trẻ em cần có những môi trờng lành mạnh để phát triển một cách tốt nhất. Trẻ em rất dễ bị tổn thơng, dễ bị cám dỗ. Trong khi một số trẻ em đợc chăm sóc, quan tâm thì nhiều trẻ em cùng tuổi với họ phải tự lao động kiếm sống. Thậm chí nhiều em phải rời gia đình tới kiếm sống tại cách thành phố lớn và mất đi cái quyền cơ bản nhất của mình: quyền đ- ợc sống trong chính gia đình mình.

Nếu nói về lý do khiến các em phải ra đi lao động kiếm sống thì chúng ta phải đề cập đến cả hai khía cạnh: “lực hút” và “lực đẩy” (12). Bởi cả hai khía

cạnh này là nền tảng, ảnh hởng trực tiếp tới cách thức trẻ em tiếp nhận những nét văn hoá đô thị.

Điều đầu tiên phải nói đến ở đây là khía cạnh “lực đẩy”. Hai yếu tố “lực hút” và “lực đẩy” kết hợp lại dẫn đến quyết định ra đi của nguồn lao động ngoại tỉnh tới các thành phố lớn. Trong đó, nguyên nhân lớn nhất khiến phần lớn trẻ em phải ra đi kiếm sống là vì lý do nghèo đói (13). Đặc biệt, đối với những trẻ em gái với vai trò của ngời phụ nữ trong gia đình. Trẻ em gái có thể hiểu rõ những khó khăn của cha mẹ và sớm hình thành tình thơng yêu, đức hi sinh của ngời phụ nữ Việt Nam truyền thống. Và chính vì vậy các em mong muốn đợc giúp đỡ gia đình, mong muốn đợc san sẻ gánh nặng của cha mẹ.

Đối với những trẻ em gái còn đang đi học và vẫn muốn có tiền để không phải nghỉ học đồng thời giúp đỡ cha mẹ thì lao động giúp việc gia đình theo thời vụ là một giải pháp tốt nhất và có thể coi là an toàn nhất. Thời gian thích hợp để các em đi lao động giúp việc là khoảng thời gian nghỉ hè và những ngày nghỉ tết - thời điểm các em đợc nghỉ học. Đi giúp việc gia đình vào dịp 3 tháng hè đã không còn là công việc mới mẻ đối với nhiều địa phơng hay nhiều gia đình ở nông thôn. Nhng đi giúp việc gia đình vào dịp tết là một công việc nhiều thiệt thòi đối với bất cứ ngời lao động nào và còn thiệt thòi hơn nhiều nữa là đối với những trẻ em gái. ở lứa tuổi mà đáng ra các em phải đợc vui chơi mà không phải lo lắng đến tiền bạc thì một số em phải quên đi cái niềm hạnh phúc đợc xum vầy với gia đình ngày tết. Đó quả là một quyết định can đảm, một sự hi sinh lớn lao.

Nhng cho dù có vì lý do gì thì việc tới thành phố làm việc đối với một đứa trẻ là một thử thách lớn. Và một cách vô tình hay hữu ý thì việc tiếp nhận những nét văn hoá của ngời dân thành phố là không thể tránh khỏi. Tuỳ vào môi trờng lao động mà những ảnh hởng của nó tác động đến các em cũng khác nhau. ở đây cụ thể là môi trờng của mỗi gia đình mà các em đến giúp việc. Mỗi gia đình có một cách sinh hoạt, cách sống khác nhau và mỗi thành viên trong 1

gia đình cũng có một cách sống, một khía cạnh nào đó mà các em có thể cho là đáng để học tập . Dù sao thì những gì mà các em tiếp nhận đợc trong quá trình lao động cũng có 2 mặt: tích cực và tiêu cực. Mỗi em sẽ có cách tiếp nhận, chọn lọc hay loại bỏ những nét văn hoá mới đó.

Một phần của tài liệu Lao động trẻ em ở VN & thực tế lao động trẻ em tại xã Quảng Châu (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w