Hàng xóm đánh giá

Một phần của tài liệu Lao động trẻ em ở VN & thực tế lao động trẻ em tại xã Quảng Châu (Trang 52 - 56)

Điều đầu tiên tôi muốn nói đến ở đây là quan niệm của những ngời nông dân tại địa bàn nghiên cứu. Phần đông trẻ em gái ở nông thôn phải bỏ học từ rất sớm vì một số lý do cơ bản sau, kiện kinh tế yếu kém, quan điểm con gái không cần phải học nhiều, cần phải có chút vốn liếng khi đi lấy chồng hay mong muốn giúp đỡ gia đình, học kém nên không đợc lên lớp rồi bỏ học, đua theo các bạn bỏ học…

Trên thực tế thì tất cả các nguyên nhân này thờng có mối liên quan đến nhau. Có những trờng hợp vì gia đình nghèo mà các em phải san sẻ công việc gia đình với bố mẹ từ rất sớm. Rồi vì phải giúp đỡ bố mẹ mà không có thời gian để học tập, lại cộng thêm không có tiền để đầu t cho học tập khiến trẻ học kém, không đợc lên lớp rồi bỏ học vì chán nản về việc học. Nhng tựu chung lại thì yếu tố kinh tế là yếu tố chủ chốt và xung quanh nó kết hợp thêm nhiều yếu tố khác nữa. Nhiều nguyên nhân kết hợp xen kẽ lại khiến các em khó có thể lựa chọn khác.

Nhiều gia đình ở nông thôn vẫn cho rằng, con gái không cần phải học nhiều vì có học nhiều thì cuối cùng cũng phải đi lấy chồng rồi lại nh bố mẹ - lại làm nông nghiệp.

Con gái cũng không cần phải học nhiều! Học đến lớp 6 là nhiều rồi

nên bỏ học cũng không sao, biết đọc là đợc rồi! Nhà nghèo thì cho nó (Lan) đi làm vài năm còn kiếm ít vốn mà lấy chồng chứ bố mẹ nghèo chẳng có gì mà cho đâu! Nó đi làm ngoài ấy trông khoẻ hẳn ra, ở nhà bố mẹ đâu có nuôi nó đợc thế nên để cho nó đi!” (Hàng xóm của Lan).

Câu trả lời này cũng đã cho chúng ta thấy một lần nữa quan điểm này của một số gia đình nông thôn. Tôi nhận thấy cha hẳn đây là t tởng “trọng nam

khinh nữ” mà vì những lý do đan xen nhau nh tôi đã nêu ở trên. Vì nghèo khó mà nhiều bậc cha mẹ không còn cách nào khác là để con mình đi giúp việc gia đình để có đợc chút vốn khi đi lấy chồng. Họ cho rằng việc học tập cuối cùng rồi sẽ chẳng đem lại cho con gái họ điều gì nên không cần thiết phải học tiếp…

Nhng không phải gia đình nào cũng coi việc học tập của trẻ em gái là không cần thiết. Cũng có một số gia đình mong muốn con gái mình có thể học cao lên nữa. Cũng có những gia đình không bao giờ nghĩ đến việc học của trẻ em gái có cần thiết hay không? Họ có thái độ rất dửng dng với vấn đề này, không bao giờ góp ý kiến hoặc con đi học hay bỏ học cũng không sao! Cuộc sống với quá nhiều điều cần phải lo lắng khiến nhiều gia đình quanh năm chỉ mong làm sao để đủ ăn là đã không còn thời gian thể quan tâm đợc đến việc gì khác nữa.

Chú chỉ sợ chúng nó không học đ

ợc thôi, còn chú không bắt chúng nó nghỉ học nh những nhà khác đâu! Có học cao mới có tơng lai chứ!” (Hàng xóm của Hồng).

Cô cũng chẳng biết nữa! Cô chẳng bao giờ nói chúng nó nghỉ học,

chúng nó thích thì học tiếp mà không thích thì thôi!” (Hàng xóm của Hồng). Đó cũng chỉ là một số ý kiến với những suy nghĩ khác nhau đợc đa ra. Nhng những gì mà tôi tìm hiểu đợc là phần lớn các gia đình ở nông thôn thờng không quan tâm lắm đến việc học tập của con cái. Có lẽ là vì gánh nặng kinh tế và ý thức về học tập của chính cha mẹ các em không có đã khiến họ có thái độ rất chung dung đối với việc học của con. Nếu có đủ tiền thì cho con đi học cũng đợc. Còn nếu không đủ tiền thì nghỉ học để giúp đỡ gia đình cũng không sao. Việc học tập chỉ là thứ yếu.

Ngời dân nới đây cũng có cách đánh giá riêng về một trẻ ngoan. Vì vậy, cần phải tìm hiểu về những tiêu chí đánh giá về trẻ ngoan của họ để có cách nhìn nhận khoa học hơn về suy nghĩ của họ đối với vấn đề lao động trẻ em giúp việc gia đình.

Bác thấy nó (Hoa) cũng ngoan lắm! Đi học xong thì về nhà giúp mẹ

đầy việc đấy! Mà nó ăn nói cũng đâu ra đấy nữa!” (Hàng xóm của Hoa).

Khi tôi hỏi một ngời hàng xóm của Hồng về cách c xử của Hồng sau một thời gian đi làm ở Hà Nội thì nhận đợc câu trả lời: “Cô thấy nó ăn nói có khác trớc, khéo hơn nhng có vẻ kiêu !‘ ’ ” Và khi tôi hỏi lý do nào khiến cô nghĩ nh vậy thì cô trả lời: “ Thì cô thấy nó chê đứa này bẩn, đứa kia xấu trong khi ngày trớc nó cũng thế thôi!” (Hàng xóm của Hồng).

Nh vậy, một đứa trẻ ngoan cũng là một đứa trẻ biết cách sống hoà đồng với mọi ngời xung quanh. Sau khi tìm hiểu về vấn đề này, tôi nhận thấy rằng: Với họ, những đứa trẻ ngoan là đứa trẻ hiền lành, chịu khó, sống hoà đồng, gần gũi với mọi ngời và biết vâng lời cha mẹ Chính những hệ thống quan niệm…

này đã chi phối những suy nghĩ, hành động của nhiều trẻ em trong làng. Đặc biệt là những trẻ em gái.

Ví dụ nh trờng hợp của Hoa. Hoa đã 16 tuổi nên cũng bắt đầu có vài thanh niên trong và ngoài làng tới tìm hiểu. Nhng do còn phải học, em không thể tối nào cũng tiếp họ đợc. Vì vậy, rất nhiều khi em phải từ chối hoặc trốn không ra tiếp khách. Em tâm sự: Nếu em không tiếp họ thì lại bị mang tiếng“

là kiêu căng, còn nếu tiếp họ thì em không có thời gian để học bài! Khó xử quá chị ạ!” (Hoa - 16 tuổi).

Việc một trẻ em gái đi giúp việc gia đình ở Hà Nội đối với nhiều địa ph- ơng đã không còn là chuyện mới mẻ. Do có một số trờng hợp cá biệt trẻ em gái bị vớng vào tệ nạn xã hội khiến nhiều ngời dân nơi đây có thái độ nghi ngờ về môi trờng lao động của mọi ngời, đã trở thành điều kiện tốt cho những tin đồn thổi không hay (trẻ em gái đi làm tiếp viên nhà hàng, bị bắt hay lừa bán sang Trung Quốc). Những tin đồn này đã khiến nhiều gia đình có trẻ em gái đi làm xa nhà luôn cảm thấy lo lắng, hoang mang. Đặc biệt là đối với những gia đình cha đợc biết về địa bàn con em mình tới lao động.

Mặc dù đã có sự đảm bảo thông qua những kênh thông tin nh: ngời cùng làng, anh em, họ hàng, bạn bè nh… ng những ngời trong gia đình vẫn không thể tránh khỏi những lo lắng cho ngời nhà của mình khi họ ra đi.

Tôi đợc biết là khi một lao động nào đó có nhu cầu tìm việc là ở Hà Nội thông qua trung tâm giới thiệu việc làm có t cách pháp nhân thì cũng phải có một số thủ tục giấy tờ cần thiết. Những giấy tờ này cũng cần có giấu của UBND xã đảm bảo. Về phía trung tâm giới thiệu việc làm thì khi ngời lao động đợc ng- ời môi giới đa tới Hà Nội và tới ở tại trung tâm cho đến khi có việc làm rồi chuyển tới ở nơi làm việc. Mọi thoả thuận với ngời thuê lao động đều thông qua trung tâm nên trong trờng hợp ngời thuê lao động muốn cho ngời lao động nghỉ việc hoặc ngời lao động muốn chủ động nghỉ việc thì cả hai cũng phải đến trung tâm thanh toán và trao đổi. Khi kết thúc hợp đồng lao động thì ngời lao động đ- ợc đa về trung tâm. Nh vậy, đối với những trờng hợp thực hiện đúng với những quy định của trung tâm giới thiệu việc làm này thì ngời lao động khó có thể gặp những rủi ro nh bị bán sang Trung Quốc hay bị bắt làm tiếp viên nhà hàng. Ng- ời lao động có thể đợc lựa chọn, từ chối công việc hay nơi làm việc của mình mà không cần theo sự xắp đặt của trung tâm.

Nh vậy, nếu ngời lao động liên hệ công việc thông qua một trung tâm đáng tin cậy nh vậy thì không có gì đáng lo ngại. Nhng do một số ngời không muốn phải thông qua những thủ tục rắc rối và mất một số tiền lệ phí, họ tìm việc thông qua một số kênh thông tin nh: những ngời quen biết, ngời cùng làng, bạn bè để kiếm việc thì những chuyện không hay nh… tin đồn thổi cũng rất có thể sẽ xảy ra.

Tr

ớc đây khi nó (Hoa) mới đi giúp việc ở Hà Nội thì có ngời nói nó bị bắt làm gái nhà hàng. Lúc nó về lại thấy béo trắng ra, đẹp ra, quần áo đẹp thì ngời ta bảo chắc là đúng đi làm nhà hàng rồi! Nhng nó nói chuyện là đi làm giúp việc cũng đợc lắm, nhàn hơn ở nhà, lại đợc ăn ngon mặc đẹp. Cũng chẳng biết đâu mà lần!” (Hàng Xóm của Hoa).

Những lời đồn thổi không hay và thiếu cơ sở nh vậy đã khiến không ít gia đình có con gái đi lao động tại Hà Nội hoang mang, lo lắng. Hơn nữa nó cũng đem lại không ít khó khăn cho những cô gái trẻ sau khi kiếm sống xa nhà trở về tái hoà nhập với cộng đồng của họ.

Chúng nó đi làm thì cả làng ai cũng biết. Nh

ng ở ngoài ấy, chúng nó

đi đâu, làm gì thì có trời mới biết đợc! Chú cũng đi làm mấy năm ngoài Hà Nội chú biết, ngời tốt, kẻ xấu có cả! Chúng nó con ít tuổi đi ra thì nguy hiểm lắm!” (Hàng xóm của Hồng).

Cũng chính vì những lời đồn thổi không hay mà Hoa không muốn để cho các bạn mình ở trờng biết việc mình đi giúp việc gia đình ở Hà Nội vào dịp nghỉ hè và tết. Chỉ những ngời bạn thực sự thân thiết mới đợc cho biết mà thôi. Cũng vì thế mà các mối quan hệ bạn bè của em cũng phần nào bị hạn chế. Hoa cảm thấy e ngại khi tiếp xúc với những bạn không thân thiết và luôn lo lắng khi có quá nhiều ngời biết việc đi lao động kiếm tiền này cho dù đó là lao động chính đáng.

Những tin đồn này cũng chứng tỏ một thực trạng xấu của xã hội cần phải đợc ngăn chặn đã và đang diễn ra ở nông thôn có ảnh hởng không nhỏ tới cuộc sống của một số ngời dân cả tin và thiếu cảnh giác. Đặc biệt là đối với những trẻ em gái còn cha thực sự trởng thành và khôn ngoan. Các em rất dễ bị cám dỗ bởi những nét hào nhoáng bên ngoài và những lời đờng mật. Lạm dụng tình dục trẻ em và buôn bán trẻ em đang là những vấn nạn lớn giành đợc sự quan tâm của các cấp chính quyền. Vấn nạn này đợc coi là hậu quả của thời buổi kinh tế thị trờng. Và vấn nạn này không chỉ diễn ra trên một vùng nào đó của Việt Nam mà còn có tính chất xuyên quốc gia. Vì vậy, nó cũng ảnh hởng tới sự phát triển lành mạnh của toàn xã hội và cần đợc ngăn chặn.

Một phần của tài liệu Lao động trẻ em ở VN & thực tế lao động trẻ em tại xã Quảng Châu (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w