II. TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI VÀO LĨNH VỰC KẾT CẤU HẠ TẦNG
2. Định hướng thu hút FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng giai đoạn 2006-
2006- 2010
Huy động các nguồn vốn đầu tư toàn xã hội vào thực hiện mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng hiệu quả và phát huy được lợi thế của từng v ùng, từng ngành, từng sản phẩm, trên cơ sở đó tăng khả năng cạnh tranh của toàn nền kinh tế. Năm 2006, dự kiến tổng mức vốn đầu tư toàn xã hội huy động khoảng 375 nghìn tỷ đồng, tăng 17,2% so với thực hiện năm 2005. Trong cơ cấu vốn đầu tư, vốn trong nước khoảng 67%, vốn ngoài nước 33%.
Dự báo vốn ODA giải ngân năm 2006 đạt 1,88 tỷ USD, tăng 13,5% so với năm 2005, trong đó sử dụng cho đầu tư phát triển 1,46 tỷ USD, tương đương 22,9 nghìn tỷ đồng, vốn FDI thực hiện đạt khoảng 3,5 tỷ USD, tương đương 56 nghìn tỷ đồng.
Để huy động nguồn vốn nêu trên, trong năm 2006, cần đẩy mạnh việc hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập theo hướng xóa bỏ sự khác biệt về cơ chế chính sách đối với nhà đầu tư, thông thoáng, minh bạch, trước hết là triển khai thực hiện
luật Doanh nghiệp và luật đầu tư áp dụng chung cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tạo điều kiện và khuyến
kh ích khu vực kinh tế tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng.
Định hướng sử dụng vốn đầu tư của nhà nước: tiếp tục đầu tư cải tạo, nâng cấp và phát triển những trục đường giao thông quan trọng, tuyến giao thông đến các
vùng kinh tế trọng điểm; các tuyến giao thông vùng trung du và miền núi phía Bắc, khu vực trọng điểm miền Trung, Tây Nguyên, nhất là các vùng khó khăn, các trục đường giao thông quan trọng ở đồng bằng sông Cửu Long, các tuyến đường giao thông nhằm mục tiêu quản lý và bảo vệ biên giới. Tăng cường đầu tư hạ tầng viễn thông, các hạ tầng dịch vụ khác với cơ chế phù hợp.
Chi đầu tư phát triển phải bố trí đủ vốn theo tiến độ thực hiện đối với các dự án, công trình quan trọng quốc gia, các công trình nguồn điện, sản xuất xi măng, hoá chất cơ bản, phân bón; ưu tiên tăng vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi và trung du Bắc bộ, duyên hải miền Trung, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, vùng biên giới khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các tỉnh cả địa bàn rộng, các tỉnh đông dân, kết cấu hạ tầng còn yếu kém; ưu tiên bố trí cho các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia, tiếp tục thực hiện các Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về cải cách hệ thống tư pháp, thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội tại vùng Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, chương trình đầu tư thực hiện Nghị quyết 37- NQ/TW và Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị; các quyết định 120,134 của Thủ tướng Chính Phủ ; bố trí đủ vốn đối ứng cho các dự án ODA; các dự án, các công trình XDCB sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm; bảo đảm đủ vốn quy hoạch và chuẩn bị đầu tư; bố trí vốn thực hiện kiên cố hoá kênh mương thuỷ lợi, phát triển giao thông nông thôn, hạ tầng các khu phân lũ, chậm lũ, hạ tầng du lịch, hạ tầng làng nghề, hạ tầng chợ, hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, xây
dựng trụ sở xã, phường theo Nghị định 05 của Bộ Chính trị, hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường...
Tập trung vốn đầu tư cho các công trình thuỷ lợi, nhất là các hồ chứa, các công trình đa mục tiêu: cắt lũ, phát điện và cấp nước tại các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung, đồng bằng Sông Cửu Long và các dự án thủy lợi miền núi;
Dịch vụ vận tải tiếp tục đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội và phục vụ đời sống nhân dân. Các tuyến xe liên tỉnh phát triển và duy trì ổn định, từng bước hình thành hệ thống xe khách chất lượng cao. Vận chuyển hành khách bằng xe buýt tại các đô thị lớn dần đi vào ổn định và tạo được bước chuyển lớn, phục vụ tốt vận chuyển hành khách công cộng. Khối lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển toàn ngành năm 2005 tăng tương ứng là 9,2% và 10,6%; khối lượng hành khách vận chuyển và luân chuyển tăng tương ứng là 7,8% và 11,4% năm 2004.
Dịch vụ bưu chính viễn thông có mức tăng trưởng nhanh.Mạng lưới và dịch vụ bưu chính viễn thông Internet trong nước, quốc tế, mạng thông tin hàng hải và truyền báo tiếp tục phát triển. Nhiều phương thức thông tin hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế đã được hình thành, giá cả được giảm dần, phù hợp với giá khu vực và quốc tế, bước đầu đáp ứng nhu cầu thông tin, thương mại của công chúng. Năm 2005, ước lắp đặt và thuê bao mới khoảng 3,86 triệu máy điện thoại, nâng tổng số thuê bao điện thoại trên toàn mạng lớn gần 14,2 triệu máy(trong đó thuê bao di động chiếm 55%), tăng 37,5% so với năm 2004; mật độ đạt 17,1 máy/100 dân.
Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đến năm2010 và định hướng trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 cần ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành có tác động lớn trên các phương tiện như: thúc đẩy chuyển giao công nghệ nhất là công nghệ cao, công nghệ nguồn, gia tăng xuất khẩu, tạo việc làm, các dự án sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có sức cạnh tranh; các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng.
Sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hương công nghiệp hóa hiện đại hoá không chỉ tập trung phát triển công nghiệp mà trên thực tế việc mở ra các hoạt động dịch vụ trong nhiều trường hợp có ý nghĩa quan trọng tạo mũi nhọn đột phá giúp tăng trưởng nhanh và tạo sự phân công lao động mới.
Đối với lĩnh vực bưu chính viễn thông sẽ tập trung đầu tư mới có trọng điểm kết hợp với đầu tư chiều sâu, phát triển mạng bưu chính, viễn thông theo hướng đón đầu sự hội tụ bưu chính viễn thông tin học và điện tử. Khuyến khích để FDI đầu tư phát triển bưu chính viễn thông nông thôn từng bước tạo ra nhu cầu vừa tạo tiền đề cho việc khai thác thị trường tiềm năng trong tương lai.
Một hướng hết sức quan trọng và đang sôi động và mở rộng hơn nữa trên thời gian tới là thu hút FDI đầu tư phát triển hạ tầng và khu đô thị mới như phát triển hạ tầng các khu du lịch và các tụ điểm vui chơi, giải trí, các trung tâm giao dịch về tài chính, ngân hàng các trung tâm thương mại
Phát triển kết cấu hạ tầng; nhất là các dự án xây dựng đường giao thông, cảng biển, cấp thoát nước, xây dựng các nhà máy điện độc lập, xây dựng các khu đô thị mới...
Tạo bước đột phá trong thu hút đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, nhất là kinh doanh bất động sản, khách sạn, du lịch, y tế giáo dục, đào tạo.
Dự kiến đến năm 2010 sẽ cấp nước cho 90% dân số đô thị với tiêu chuẩn trung bình cho nội thành 100 lít/ngày/người, ngoại thành là 80 lít/ngày/người(bốn thành phố lớn là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh 180 lít/ng.ng, Hải Phòng và Đà Nẵng 150 lít/ngày/người); tổng công suất thiết kế đến năm 2010 trên toàn quốc đạt 7.409.000 m3/ngđ, tăng 2.600.000m3/ngđ so với năm 2005. Nhu cầu vốn đầu tư cho các công trình cần xây dựng đến năm 2010 khoảng 15.000 tỷ VNĐ.
Để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho ngành cấp nước cần khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng tham gia đầu tư xây dựng các công trình cấp nước và nâng cấp, xây dựng mạng lưới cấp nước.