Hoàn thiện hệ thống văn bản luật pháp, chính sách đáp ứng yêu cầu của

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng ở Việt Nam (Trang 50 - 51)

II. TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI VÀO LĨNH VỰC KẾT CẤU HẠ TẦNG

3.1Hoàn thiện hệ thống văn bản luật pháp, chính sách đáp ứng yêu cầu của

3. Một số giải pháp chủ yếu để tăng cường khả năng thu hút và sử

3.1Hoàn thiện hệ thống văn bản luật pháp, chính sách đáp ứng yêu cầu của

cầu của quá trình hội nhập theo hướng xoá bỏ phân biệt đốí xử, thông thoáng, minh bạch.

Luật và các văn bản dưới luật phải được điều chỉnh, phân định rõ thẩm quyền của các cấp từ trung ương đến địa phương, phân công trách nhiệm của các Bộ, ngành hữu quan về ĐTNN nhằm thực hiện các cam kết trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã cam kết, đồng thời đảm bảo duy trì sự ổn định của hệ thống luật pháp, không gây xáo trộn hoạt động quản lý nhà nước về ĐTNN. Việc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về ĐTNN không chỉ nhằm thực hiện cam kết trong các điều ước quốc tế mà còn là một trong những giải pháp thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về cải thiện môi trường đầu tư và chủ động hội nhập sâu rộng lớn vào kinh tế khu vực và thế giới.

Cam kết có liên quan trực tiếp đến các quy định của pháp luật ĐTNN hiện hành, đòi hỏi phải điều chỉnh một số quy định của pháp luật ĐTNN về hình thức góp vốn, huy động vốn, tỷ lệ góp vốn, chuyển nhượng vốn và nguyên tắc nhất trí trong doanh nghiệp và luật đầu tư chung, các vấn đề này cần được lưu ý đặc biệt.

Điều chỉnh pháp luật hiện hành để thực hiện các cam kết liên quan đến việc thực hiện chế độ thẩm định cấp giấy phép đầu tư và chế độ đăng ký cấp giấy phép đầu tư, quy định cụ thể đối tượng, phạm vi cũng như nội dung của các chế độ này theo hướng: công bố rõ ràng, công khai điều kiện cấp phép đối với tất cả các dự án đầu tư. Khi đáp ứng các điều

kiện này, nhà đầu tư được cấp giấy phép mà không buộc phải thực hiện chế độ đăng ký cấp giấy phép đầu tư.

Điều chỉnh các cam kết về việc xoá bỏ một số điều kiện đầu tư và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Việt Nam, theo hướng trong thời hạn 5 năm đó thoả thuận, Việt Nam được bảo lưu yêu cầu nội địa hoá và phát triển nguồn nguyên liệu trong nước nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp chế biến và chế tạo cơ khí, vì vậy, cần chuyển sang áp dụng các ưu đãi thuế là chủ yếu thay vì các yêu cầu bắt buộc thực hiện chương trình nội địa hoá. Từ năm 2006, cần điều chỉnh giảm dần các ưu đãi thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hóa để thực hiện lộ trình miễn, giảm thuế nhập khẩu chung đó cam kết trong Chương thương mại hàng hoá của Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ.

Thể chế hoá chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, các thành phần kinh tế phải được hoạt động trên một khuôn khổ pháp lý chung, bình đẳng. Mở rộng và phát triển quyền tự do kinh doanh của các nhà đầu tư và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng ở Việt Nam (Trang 50 - 51)