Vị trí của vùng Tây Bắc trong nền kinh tế quốc dân

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Tây Bắc (Trang 29 - 31)

I. Vài nét về đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội vùng Tây

1. Vị trí của vùng Tây Bắc trong nền kinh tế quốc dân

Vùng Tây Bắc gồm ba tỉnh Hoà Bình, Sơn La và Lai Châu; với diện tích tự nhiên là 3.610.140 ha (chiếm 10,9% so với cả nớc). Dân số khoảng 2052 nghìn ngời (chiếm 2,8% so với cả nớc) với gần 30 dân tộc anh em sinh sống, trong đó các dân tộc Thái, Mờng, Kinh, Mông chiếm đa số (90,62%).

Tây Bắc là vùng đất rộng ngời tha, có nhiều tiềm năng thế mạnh về đất đai, khoáng sản, động thực vật rừng phong phú và đa dạng là những tiền đề quan trọng để phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hớng XHCN , góp phần quan trọng vào việc phát triển nền kinh tế của cả nớc.

Tấy Bắc là đầu nguồn của 4 con sông lớn, đó là sông Đà, sông Mã, sông Mê Kông và sông Bôi. Do bắt nguồn từ vùng núi cao dốc, nên các sông suối Tây Bắc đều có tiềm năng lớn về thuỷ điện (riêng sông Đà đã chiếm 30% tổng tiềm năng thuỷ điện của cả nớc). Hiện nay ở Tây Bắc đã có nhà máy thuỷ điện Hoà Bình với công suất 1920 MW, là nhà máy thuỷ điện lớn nhất nớc ta và các nớc Đông Nam á. Trong thời gian tới, nhà máy thuỷ điện Sơn La với công suất khoảng 3600 MW sẽ đợc xây dựng cùng với nhiều công trình thuỷ điện khác ... cung cấp nguồn điện cho Tổ quốc, góp phần thay đổi cục diện kinh tế - xã hội của khu vực và thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất n- ớc.

Ngoài nguồn thuỷ điện, Tây Bắc còn có nhiều khoáng sản có giá trị nh vàng, đất hiếm, đồng, niken, pirit, than đá, nớc khoáng, đá vôi làm nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng ... Có thể khai thác sử dụng, phục vụ phát triển kinh tế đất nớc và xuất khẩu.

Sự chia cắt xâm thực mạnh của sông, suối và tác dụng phong hoá trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, ma nhiều tập trung theo mùa đã hình thành các bề mặt đất đai của vùng Tây Bắc theo từng loại độ cao rất thuận lợi đối với nhiều loại cây trồng, vật nuôi tạo nguồn sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trờng ... Đây là những tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc và đất nớc.

Bảng 1: Tỷ trọng một số loại tài nguyên của vùng Tây Bắc so với cả nớc

Loại tài nguyên Tây Bắc

1. Tiềm năng thuỷ điện 56

2. Đất hiếm 100

3. Đồng - Niken 70

4. Nhựa cánh kiến đô 70

5. Gỗ pơmu 60

6. Các loại dợc liệu chính 40

7. Đồng cỏ chăn nuôi bò sữa 25

Nguồn: Các dữ liệu cơ bản vùng Tây Bắc - Bộ kế hoạch và đầu t.

2.Đặc điểm về địa lý, địa hình

Miền núi Tây Bắc Việt Nam có toạ độ địa lý 20°47’ - 22°40’ vĩ độ Bắc và 102°09’ - 105°52’ kinh độ đông; phía Bắc giáp với Trung Quốc với đờng biên giới dài 310 km. Phía Tây và Tây Nam giáp với Lào với đờng biên giới dài 560 km. Phía Đông giáp với các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Vĩnh Phú; phía Nam và Đông Nam giáp với các tỉnh Thanh Hoá, Ninh Bình, Hà Tây.

Tây Bắc có 29 huyện, thị xã và 526 xã, phờng. Trong đó đợc thống kê theo các đơn vị hành chính nh sau:

Bảng 2 : Một số dữ liệu vùng Tây Bắc (theo đơn vị hành chính) Tỉnh Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng số dân (ngời) Tỷ lệ (%) Số huyện Số xã Lai Châu 1714200 47,5 520600 25,4 9 147 Sơn La 1421000 39,4 802000 39,1 10 180 Hoà Bình 474940 13,1 729400 32,5 10 199 Tổng 3610140 100,0 2052000 100,0 29 526

Nguồn: Các dữ liệu cơ bản vùng Tây Bắc - Bộ kế hoạch và đầu t.

Tây Bắc là miền núi cao dốc nhất của Việt Nam, bao gồm cả núi cao, núi trung bình, đồi gò và cao nguyên, sơn nguyên ...

Phía Bắc là những dãy núi cao, phân định biên giới Việt - Trung, phía Đông và Đông Bắc là dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ (180 km) dọc theo hữu ngạn sông Thao; Phía Tây và Tây Nam là các dãy núi cao kế tiếp nhau, phân định biên giới Việt - Lào. Nằm giữa vùng Tây Bắc là dòng sông Đà chảy theo hớng Tây Bắc - Đông Nam. Hai bên sông Đà là các sơn nguyên và cao nguyên, đã vôi kế tiếp nhau từ Sìn Hồ (Lai Châu) đến Mai Châu (Hoà Bình). Lu vực sông Đà và sông Mã đã tạo cho Tây Bắc nh những lòng máng khổng lồ xung quanh là núi cao và cao nguyên, đã hình thành một vùng tự nhiên độc đáo, với nhiều tiểu vùng khí hậu, đất đai và thực vật rừng phong phú nhiều hình, nhiều vẻ, thích hợp với phát triển kinh tế hàng hóa hớng tới thị trờng tiêu biểu cho vùng núi cao Miền Bắc Việt Nam

Tuy nhiên do có địa hình cao dốc, chia cắt phức tạp, nên việc mở mang xây dựng và giao lu với bên ngoài rất khó khăn.

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Tây Bắc (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w