Vấn đề góp vốn giữa các bên đối tác và một số quan hệ trong liên doanh

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam (Trang 53 - 56)

III. Những vấn đề đặt ra đối với FDI ở nớc ta

3. vấn đề góp vốn giữa các bên đối tác và một số quan hệ trong liên doanh

3.1. Vấn đề góp vốn của hai bên đối tác

Theo quy định của Luật Đầu t nớc ngoài tại Việt Nam thì đối tác nớc ngoài có thể góp vốn vào liên doanh bằng tiền nớc ngoài, tiền Việt Nam, thiết bị máy móc nhà xởng...giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật. Đến nay, tất cả các thiết bị và các quyền sở hữu của bên nớc ngoài chuyển vào thực hiện tại Việt Nam đều đợc quy đổi thành tiền. Số tiền vốn thực hiện mà chúng ta thống kê đợc nh trên là bao gồm cả vốn thực hiện của các doanh nghiệp 100% vốn nớc ngoài và cả số tiền “khai vống giá trị tài sản” của đối tác nớc ngoài khi đa thiết bị vào thực hiện dự án đầu t. Bên nớc ngoài góp vốn chủ yếu bằng tiền mặt và trang thiết bị do đó trong giai đoạn đầu triển khai dự án, thực hiện các công việc xây dựng cơ bản phụ thuộc rất nhiều vào tiến độ góp vốn của bên nớc ngoài. Trong giai đoạn xây dựng cơ bản, đối tác nớc ngoài gần nh nắm quyền điều hành toàn bộ các hoạt động của liên doanh. Do trình độ cán bộ, nên ít liên doanh mà cán bộ của đối tác Việt Nam giành đợc tiếng nói chi phối các hoạt động này. Đến nay, các đối tác nớc ngoài đã đa vốn vào thực hiện các dự án đầu t tại Việt Nam là 17654 triệu USD (gấp 7,6 lần số vốn của Việt Nam tham gia vào hoạt động này). Cũng theo Luật đầu t nớc ngoài tại Việt Nam thì bên Việt Nam có thể góp vốn tham gia liên doanh bằng tiền, giá trị quyền sử dụng đất, các nguồn tài nguyên, giá trị mặt nớc, mặt biển, thiết bị máy móc, nhà xởng, giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, các dịch vụ. Thực tế lâu nay, Việt Nam góp vốn tham gia liên doanh chủ yếu bằng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị thiết bị nhà xởng hiện có. Tất cả những thứ này thờng đợc chuyển một lần ngay vào thời điểm bắt đầu triển khai thực hiện dự án đầu t, do đó nếu theo giấy phép đăng ký thì bên Việt Nam góp 21,9%, bên nớc ngoài góp 78,1% nhng trên thực tế việc góp vốn thực hiện trong liên doanh thời kỳ 1988-1997 bên Việt Nam đã góp tới 31,3%. Số vốn góp của bên Việt Nam ở thời điểm này gồm 74% bằng giá trị quyền sử dụng đất, 15% bằng giá trị nhà xởng thiết bị, 11% là bằng tiền mặt, nguyên vật liệu và các dịch vụ. Bên nớc ngoài góp 76,6% bằng tiền mặt, 154,4% bằng giá trị thiết bị, máy móc, phần còn lại là bằng các dịch vụ t vấn công nghệ.

Xét tổng thể hoạt động đầu t trực tiếp nớc ngoài trên lãnh thổ Việt Nam thì tỷ trọng vốn nớc ngoài đang chiếm phần lớn (85%) trong tổng số vốn hoạt động và tỷ trọng vốn nớc ngoài đang có xu hớng tăng lên trong khi tỷ trọng vốn của Việt Nam đã thấp lại đang có xu hớng giảm. Sự giảm sút này có thể đợc giải thích bởi đặc điểm góp vốn của bên Việt Nam nh đã đề cập ở trên, hơn nữa vốn của bên nớc ngoài bao

gồm cả các doanh nghiệp 100% vốn nớc ngoài.. Tuy vậy, nó cũng đặt ra vấn đề cần nghiên cứu về khả năng chi phối và lợi ích mà bên Việt Nam có thể thu đợc qua hoạt động kinh tế đặc biệt này. Qua thực tế hoạt động, cho đến nay, đã có 76 dự án liên doanh đã thực hiện chuyển quyền sở hữu vốn giữa các bên, hay giữa bên đang tham gia liên doanh cho chủ mới. Trong số đó 59 dự án đã chuyển từ liên doanh sang 100% vốn nớc ngoài (riêng năm 1999 có 25 dự án) và 13 dự án chuyển từ liên doanh sang 100% vốn Việt Nam. Số lợng liên doanh chuyển cho chủ nớc ngoài gấp 4,5 lần số lợng chuyển thành chủ Việt Nam, chứng tỏ vị thế của các doanh nghiệp Việt Nam trong liên doanh đang giảm đi một cách đáng kể. Đây cũng là tín hiệu báo động cho chúng ta về khả năng phát triển bền vững của hoạt động và mục đích sử dụng đối với đầu t trực tiếp nớc ngoài.

3.2. Một số quan hệ trong liên doanh

a. Quan hệ giữa phơng thức góp vốn và lợi ích của các bên đối tác đầu t

Về phơng thức và thực trạng góp vốn là việc góp vốn của bên Việt Nam thờng đ- ợc thực hiện một lần ngay khi dự án bắt đầu triển khai xây dựng cơ bản, trong khi việc góp vốn của bên nớc ngoài thờng thực hiện rải ra trong một thời gian dài. Nh vậy có những thời kỳ tỷ lệ góp vốn thực tế của bên Việt Nam cao hơn hẳn bên nớc ngoài, nhng theo quy định thì lợi ích mà hai bên đợc hởng cũng nh vị thế trong điều hành hoạt động của liên doanh lại tỷ lệ thuận với phần vốn pháp định đã ghi trong giấy phép đầu t. Điều này một mặt gây thua thiệt cho bên Việt Nam cả về kinh tế lẫn quyền điều hành liên doanh mặt khác, làm mất đi yếu tố kinh tế để ràng buộc và thúc đẩy bên nớc ngoài thực hiện việc góp vốn đầy đủ và đúng tiến độ. Việc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, trong hoàn cảnh thiếu vốn và các nguồn lực khác, là cách tạo thêm điều kiện kinh tế để chúng ta tham gia liên doanh, nhng có nhợc điểm là khi cần khuyến khích đầu t chúng ta tiến hành giảm giá tiền thuê đất, điều này cũng đồng nghĩa với việc chúng ta chấp nhận sự giảm xuống về quy mô góp vốn của mình trong một liên doanh nhất định nào đó và việc này đã tồn tại ở một số cơ quan, doanh nghiệp. Khi có đợc một diện tích đất đai nào đó, họ sẵn sàng tìm kiếm, mời chào, kêu gọi đầu t nớc ngoài bất chấp những dự án mà họ đàm phán liên doanh có liên hệ gì đến chuyên môn, hiểu biết, kinh nghiệm của cơ quan doanh nghiệp mình hay không. Còn có những trờng hợp, vì tính toán lợi ích cục bộ nên đã cạnh tranh gay gắt cả với những doanh nghiệp Việt Nam có chuyên môn phù hợp hơn với ngành nghề của đối tác nớc ngoài (liên doanh chắc chắn có hiệu quả hơn) để miễn sao họ trở thành bên Việt Nam trong liên doanh. Kết cục, hoạt động của liên doanh đó rất kém hiệu quả và có thể làm tổn hại đến lợi ích chung của đất nớc; hơn nữa số cán bộ bên Việt Nam

ở dạng này do không có chuyên môn và am hiểu, không có khả năng điều hành liên doanh, đã trở thành những bên đối tác lệ thuộc và làm thuê cho chủ đầu t nớc ngoài.

Việc góp vốn bằng thiết bị, máy móc, nhà xởng, giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ...chủ yếu là của bên nớc ngoài. Do thiếu chặt chẽ trong quản lý, yếu trong khả năng kiểm tra kiểm soát nên vẫn tồn tại tình trạng bên nớc ngoài đa vào thực hiện dự án đầu t những thiết bị kém chất lợng hơn dự kiến, không những thế còn khai tăng giá so với giá trị thực của thiết bị, hoặc một số công nghệ đã thuộc loại phổ biến nhng bên Việt Nam vẫn bị ép buộc phải chấp nhận và chịu lệ phí chuyển giao công nghệ. Trong trờng hợp này ta thấy sự thua thiệt hay thu lợi vận động theo cấp số nhân. Nếu việc tăng giá (hay chịu lệ phí chuyển giao công nghệ) thực hiện trong việc mua bán thiết bị công nghệ thì mức độ có lợi (thiệt hại) chỉ diễn ra một lần qua trao đổi, nhng khi nó đợc đa vào góp vốn trong liên doanh (và nếu liên doanh hoạt động có lãi) thì việc bên nớc ngoài thu lợi còn bên Việt Nam chịu thiệt sẽ diễn ra trong cả quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án và bên nớc ngoài lợi bao nhiêu thì bên Việt Nam thiệt bấy nhiêu.

b. Mối quan hệ giữa thực lực với vị trí và một số tranh chấp trong liên doanh

Hầu hết cán bộ của bên Việt Nam trong các liên doanh đều là những ngời xuất thân hoặc từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc từ các doanh nghiệp Nhà nớc ít năng động và nhiều yếu kém hay nói cách khác đó là những cơ sở ít vốn, kỹ thuật công nghệ lạc hậu, cha thích nghi đợc với cơ chế thị trờng. Một bộ phận lớn còn thiếu kiến thức trong giao dịch, thơng lợng hợp đồng, tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh cũng nh kiểm soát hoạt động của liên doanh. Sự chênh lệch về trình độ và kinh nghiệm đã dẫn đến tình trạng bên Việt Nam mất quyền chi phối và lệ thuộc vào cách điều hành liên doanh của bên nớc ngoài hoặc làm nảy sinh những mâu thuẫn, tranh chấp khó giải quyết. Khi những đại diện của Việt Nam cha khẳng định đợc vị trí của mình thì họ cũng dễ mất khả năng đứng ra bảo vệ các quyền lợi chính đáng của công nhân Việt Nam. Trong khi đó với mục đích thu lợi nhuận cao nên một số nhà đầu t nớc ngoài đã cố tình không thực hiện một số chế độ theo quy định nh kéo dài thời gian lao động, trả lơng thấp hơn mức tối thiểu, không thực hiện các chế độ bảo hiểm...không những thế họ còn có biểu hiện đối xử không tốt với ngời lao động Việt Nam. Về phía Việt Nam còn có nhiều ngời thiếu am hiểu về pháp luật, nhất là luật lao động nên có những đòi hỏi không phù hợp với lợi ích hợp pháp của mình. Những điều nêu trên là cơ sở chủ yếu của mâu thuẫn giữa giới chủ với ngời lao động dẫn đến việc tranh chấp căng thẳng trong một số doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài.

Trong liên doanh do bên Việt Nam cha có khả năng để tạo ra những mẫu mã hàng hóa phù hợp với thị hiếu của khách hàng quốc tế và thiếu điều kiện để tiếp cận với một số thị trờng nớc ngoài nên việc tiêu thụ sản phẩm gần nh khoán trắng cho bên nớc ngoài. Đây là cơ hội cho một số đối tác nớc ngoài thực hiện hạch toán giá bán sản phẩm thấp hơn thực tế để thu chênh lệch, gây thiệt hại cho bên Việt Nam.

Một số doanh nghiệp tồn tại trên danh nghĩa là liên doanh nhng thực chất là bên Việt Nam hoạt động gia công cho bên nớc ngoài nên chỉ đợc hởng một số lợi ích rất thấp. Trong một số liên doanh, bên nớc ngoài đã cản trở việc xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp sang một số thị trờng vốn là bạn hàng truyền thống của Việt Nam, nếu ở đó đã có liên doanh sản xuất sản phẩm cùng loại của họ. Ví dụ, trớc đây Trung Quốc là thị trờng tơng đối lý tởng của bột giặt Viso, Nga là thị trờng của xà phòng thơm General thì khi tham gia liên doanh, các chủ đầu t nớc ngoài đã không cho thực hiện tiếp việc xuất khẩu vì ở hai nớc đó đã có dự án đầu t cùng loại tơng ứng của họ.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w