2.1.Yêu cầu kỹ thuật công đoạn trải vải, công đoạn cắt
Công đoạn trải vải: là công đoạn tạo ra bàn vải đảm bảo được
yêu cầu kỹ thuật đúng chiều dài và chiều rộng, khớp với sơ đồ giác, và đảm bảo số lớp vải đủ theo kế hoạch sản xuất. Thường quá trình trải vải diễn ra khi tổ trải vải nhận được kế hoạch sản xuất, khi đó, nhân viên tổ trải trải vải dựa vào bảng hướng dẫn sử dụng nguyên - phụ liệu, các tiêu chuẩn và quy trinh trải - cắt của mã hàng đó.
Đối với các mã hàng truyền thống của công ty, là các mặt hàng từ vải dệt kim, có độ co giãn lớn cho nên phải tháo dỡ vải ra khỏi cuộn để tở vải thời gian là 24 giờ (để hồi canh).
Yêu cầu trải vải êm phẳng, không bị trùng ngang, mặt phải của lớp vải trải phải ở phía trên, đặt mép của hai lớp vải liên tiếp trùng nhau. Vải trải xong, đặt sơ đồ cắt lên trên mặt, chú ý kiểm tra lại kích thước của bàn vải sao cho độ dư đầu bàn và độ dư đầu sơ đồ không quá lớn. Bàn vải phải đảm bảo ba cạnh đứng thành: hai đầu mẫu và nét bằng. Không để độ dủ ở hai đầu bàn vải quá lớn, quá tiêu chuẩn cho phép tối đa là 2-3cm.
Hinh 5: Máy tở vải - hồi canh
Đối với vải dệt kim kẻ, khi trải vải cần ghim mép vải với lớp giấy lot dưới của mặt bàn sao cho thẳng kẻ, mặt vải không bị nhăn, sole. Chú ý trải các lớp tiếp theo cũng thẳng kẻ, trong khi trải luôn luôn so kẻ, ghim thẳng kẻ. Sau khi trải xong một lớp, người ta dùng những đoạn dây ở phía trên để gióng kẻ hay là có đèn dọi kẻ để đảm bảo thẳng kẻ, nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm.
Để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật nói trên, phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật về thao tác trên bàn trải, trải vải thành nhiều lớp, sau mỗi lớp
sau 10 lá thì dừng lại đặt mẫu sơ đồ lên để kiểm tra, sau đó lại trải tiếp 20 lá rồi dặt mẫu sơ đồ, cuối cùng trải nốt 20 lá còn lại.
Kết thúc quá trình trải vải, nhân viên phải đo lại đầu tấm để thanh toán với kho nguyên liệu, đồng thời kiểm tra lại chất lượng bàn vải.
Công đoạn cắt:quá trình cắt dùng 2 loại máy cắt là: máy cắt phá
(di động) - để cắt các chi tiết lớn và máy cắt gọt (cố định) - để cắt chính xác các chi tiết nhỏ. Để đảm bảo cắt các chi tiết một cách chính xác, cần chú ý các bước sau:
Kiểm tra mẫu sơ đồ cắt trước khi trải vải,
Kiểm tra bàn cắt: chiều dài, chiểu rộng bàn vải
Kiểm tra sô lượng lớp vải sau khi trải,
Độ đứng thành của ba cạnh,
Kiểm tra độ êm phẳng của bàn vải
Kiểm tra các tập bán thành phẩm sau khi cắt phá
• Các yêu cầu đối với vải cắt dọc kẻ:
Chọn những cây vải có chu kỳ kẻ đều nhau để cắt trên một mặt bằng. Xác định đường kẻ làm đườngtâm, căng dây trải vải, máy dọi để đảm bảo đường kẻ làm đường tâm. Đối với tay áo cắt đối nhau, kẻ thân trước và thân sau đối nhau. Vị trí cắt túi, nẹp trên sao cho kẻ phải bằng trùng với kẻ thân, nếu chạy kẻ ta phải xếp lại…
• Các yêu cầu đối với vải cắt ngang kẻ:
Chọn những cây vải có chu kỳ kẻ đều nhau để cắt trên một mặt bằng. Gấu áo cắt thẳng theo kẻ không gấp. Sau khi cắt phá, cắt chỉnh lại thân sau và tay áo sao kẻ điểm nách ở thân sau vào tay áo trong một cây. Điểm nách áo có cùng một một loại kẻ để đảm bảo sườn áo hai thân đối kể. Tay áo cắt đối nhau. Vị trí cắt túi, nẹp trên sao cho kẻ phải bằng trùng với kẻ thân. nẹp cắt thêm 2-3cm so với chiều dài nẹp
2.2.Các thiết bị, phương tiện sử dụng để trải vải và cắt
Số lượng bàn cắt của công ty: Nhà máy I &II Nhà máy III Tổng
09 08 17
Kích thước bàn cắt vải:
Nhà máy Dài x rộng x cao Số lượng
Nhà máy I & II 14.4 x 2.60 x 0.8 01 9.6 x 2.6 x 0.8 01 16.8 x 2.0 x 0.8 04 6.0 x 2.0 x 0.8 01 7.2 x 2.0 x 0.8 02 Nhà máy III 14.4 x 2.0 x 0.8 04 14.4 x 2.4 x 0.8 02
Máy cắt phá KM-BK900 02 01
Máy cắt gọt KM-KS-AUV10/EASTMAN 22 16
Hinh 6: Máy cắt phá - đẩy tay: KM – BK900
Hinh 7: Máy cắt gọt - cố định: KM – KS – AUV10/EASTMAN
2.3.Tổ chức tác nghiệp trải vải, cắt
Công đoạn trải vải: Để tránh bị xô lệch vải khi cắt, người ta trải
một lớp giấy lót ở dưới. Vải được trải về một phía bàn, thường là đầu bàn bên trái. Khi trải cần xác định đúng vị trí đầu bàn, cuối bàn vải, xác định đúng vị trí cắt, để một lớp êm phẳng rồi mới tiếp tục trải các lớp tiếp theo. Để đảm bảo, sau khi trải lớp vải đầu tiên, người ta dùng băng dính ghim mép vải với lớp giấy để không bị co lại trong quá trình trải tiếp theo.
Xác định được số lớp vải trên một bàn cắt (thường có một người chuyên theo dõi kiểm tra). Căn cứ vào số lượng mã hàng, kế hoạch sản xuất, tính chất của vải mà ta xác định được số lớp trên một bàn.
Ngưởi trải vải vừa trải vải vừa quan sát để loại bỏ những đoạn vải không đảm bảo chất lượng và đánh dấu số thứ tự các lớp vải đã trải ở một đầu bàn, đồng thời đánh sô thứ tự vào các đầu tấm để tiện cho việc theo dõi, cắt đổi những chi tiết nằm ở vị trí vải có lỗi.
Hinh 8: Quá trình trải vải
Công đoạn cắt: Sơ đồ cắt được đặt lên trên bàn vải đã trải xong,
sao cho sơ đồ đặt cân đối với bàn vải. Quy trình cắt bán thành phẩm được tiến hành theo các bước:
Dùng máy cắt phá để cắt các chi tiết theo sơ đồ cắt gắn ở trên, vì bàn vải lơn nên người ta thường cắt ở dìa, biên vải trước, sau đó cắt các chi tiết lớn trước, dùng máy cắt di động đẩy tay cắt phá các chi tiết nhỏ ( chưa cần độ chính xác). Cắt các chi tiết như thân trước, thân sau, tay áo hoặc các đường thẳng đòi hỏi chính xác, khi cắt cần đảm bảo không bị xô lệch giữa cac lớp vải. Sau khi cắt phá xong, người ta dùng kẹp để kẹp các chi tiết bán thành phẩm, trên mỗi tập vẫn còn gắn mảnh giấy sơ đồ để tránh nhầm lẫn giữa các chi tiết bán thành phẩm.
Hinh 9: Công đoạn cắt phá
Tiếp theo công nhân cắt gọt sẽ nhận các tập chi tiết bán thành phẩm sau quá trình cắt phá để cắt gọt. Lưỡi dao của máy cắt gọt có dạng vòng nên máy cắt gọt đặt cố định. Công nhân dùng tay đẩy các tập chi tiết để cắt lại theo đúng đường chu vi trên giấy sơ đồ cắt còn kẹp lại. Đối với hàng kẻ, người ta không dùng phương pháp cắt gọt, mà sau khi cắt phá xong theo từng mảng tiếp theo họ dùng kéo để sửa từng lá một để đảm bảo các chi tiết cùng đúng và chính xác đường kẻ. Chi tiết cắt xong phải đảm bảo đúng số lượng và đầy đủ các ký hiệu, tránh nhầm lẫn.
Hinh 10: Công đoạn cắt gọt
2.4.Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp đánh số
Sau khi bán thành phẩm đã được cắt gọt chính xác sẽ được chuyển sang bàn đánh số đồng thời kèm theo việc kiểm tra lỗi trên bán thành phẩm. Kiểm tra lỗi bằng cách kiểm tra từng chi tiết, nếu chi tiết bán thành phẩm nào bị lỗi như thủng, rách cần loại bỏ. Sau khi kiểm tra xong, công nhân đánh số cần tiến hành đánh số các tập chi tiết bán thành phẩm theo thứ tự đã quy định đối với mỗi mã hàng nhất định. Công việc đánh số cần đảm bảo chính xác sao cho khi may lắp ráp các chi tiết của một sản phẩm phải cùng nằm trên
Quy định vể đánh số: chiều cao chữ số đã được quy định trong tiêu chuẩn, số thứ tự bắt đầu là ký hiệu bàn cắt và được đánh vào mặt phải của lá vải. Các chữ số đánh dấu phải chính xác, rõ ràng cho đến khi lắp ráp và kiểm tra sau này.
2.5.Kiểm tra, đồng bộ bán thành phẩm sau khi cắt
Công đoạn cắt là một khâu quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, cũng như tình hình kinh tế. Chính vì thế, chất lượng bán thành phẩm cắt phải luôn được theo dõi một cách chặt chẽ, và nhân viên KCS của công ty sẽ đảm trách nhiệm vụ này, với sự kiểm tra trong suốt quá trình trải vải và cắt vải. Nhân viên KCS sẽ kiểm tra 100% các tập chi tiết bán thành phẩm, trong mỗi tập sẽ kiểm tra 5% số lượng lá vải. Quá trình kiểm tra phải có lá đầu và lá cuối, đối với mã hàng có thêu, in, ép mex thì nhân viên KCS phải lấy mẫu vải và kiểm tra theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Chỉ khi nào có dẫu chất lượng thì mới được chuyển qua giai đoạn tiếp theo.
Đồng bộ bán thành phẩm sau khi cắt có mục đích: tập hợp các chi tiết của mỗi mã hàng để chuẩn bị cho công đoạn may. Sau khi được đánh số xong, các tập chi tiết bán thành phẩm phải được bó, buộc gọn, các tập chi tiết đó được để vào nơi quy định theo vị trí của từng lô hàng. Cuối cùng được chuyển ra chuyền may theo lịch tác nghiệp. Sau khi kết thúc quá trình cắt vải, nhân viên tổ cắt thực hiện hạch toán bàn cắt để kiểm tra số lượng vải đã cắt, và số lượng vải thừa ra để báo cáo lên kho của công ty.