Quá trình may.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty May TNHH Minh Trí (Trang 30 - 33)

3.1.Hình thức tổ chức sản xuất trên dây chuyền

Quy trình công nghệ sản xuất được diễn ra theo trình tự sau: chuẩn bị kỹ thuật chuẩn bị bán thành phẩm tổ chức sản xuất trên dây chuyền. Trong đó, quá trình chuẩn bị kỹ thuật là quá trình nhận kế hoạch sản xuất mà bắt đầu là việc nghiên cứu tài liệu liên quan đến mã hàng, sau đó là công việc kiểm tra và đối chứng các thông số kỹ thuật của mã hàng, để từ đó có căn cứ để triển khai cho các hoạt động sản xuất sau này. Để tiến hành may mẫu thử của mã hàng đó, nếu các chỉ tiêu kỹ thuật của mẫu thử phù hợp với các yêu cầu của khách hàng thì bắt đầu triển khai sản xuất đại trà, bắt đầu là giác sơ đồ,trải cắt vải và chuẩn bị bán thành phẩm để chuẩn bị đưa vào sản xuất trên dây chuyền may.

Sau khi nhận đủ nguyên - phụ liệu dùng cho cả mã hàng, dựa vào bảng định mức thời gian, tình hình nhân lực, thiết bị máy móc thực tế, tổ trưởng sẽ tự rải chuyền, phân công lao động hợp lý,sắp xếp vị trí máy móc, thiết bị, sắp xếp chỗ làm việc cho công nhân, một cách hợp lý theo quy trình công nghệ may, công việc rải chuyền có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động. Hơn thế nữa, phải phổ biến các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như hướng dẫn các phương pháp công nghệ cụ thể cho từng người công nhân. Kết hợp với việc giám sát, kiểm tra chất lượng từng khâu, từng công đoạn trên dây chuyền

Nhân viên kỹ thuật và nhân viên kiểm tra chất lượng KCS phải luôn bám sát chuyền, thường xuyên nhắc nhở, uốn nắn thao tác của công nhân cho phù hợp, đồng thời giải đáp, hướng dẫn cách thức thực hiện đối với mỗi bước công nghệ.

Trong suốt quá trình sản xuất, tổ trưởng bao quát toàn bộ dây chuyền, cập nhật năng suất của từng cá nhân, của chuyền, để phân công và điều động một cách hợp lý, tránh hiện tượng ùn tắc hoặc chờ hàng trên chuyền. Quá trình vận chuyển bán thành phẩm trong chuyền may được thực hiện thủ công, là sự vận chuyển bằng tay, và tổ trưởng hoặc một người nào đó được sự phân công của tổ trưởng là người đảm nhận công việc phân phát bán thành phẩm đến các vị trí làm việc.

Khi gặp các vấn đề về máy móc, thiết bị thì có đội cơ máy kịp thời chỉnh sửa hoặc thay thế tại vị trí làm việc đó. Ngoài ra, đội cơ máy còn có nhiệm vụ chuẩn bị, sắp xếp, bố trí chuyền may trước khi rải chuyền.

Các thông số của chuyền may tại công ty:

Nhà máy I Nhà máy II Nhà máy III

Số chuyền may 12 06 12

Máy móc, thiết bị trên mỗi chuyền

36 máy đối với chuyền sx mã hàng áo T-shirt/ Polo shirt 30-36 máy đối với chuyền sx các mã hàng khác Số công nhân trên

mỗi chuyền

40 công nhân trên một chuyền sx mã hàng áo T-shirt/ Polo shirt 35-40 công nhân trên một chuyền sx các mã hàng khác Sản phẩm cuối chuyền được thu gom và chuyển sang bộ phận thu hoá. Bộ phận thu hoá tiếp nhận sản phẩm và dựa vào các bảng quy cách và tiêu chuẩn chất lượng để tiến hành kiểm tra sản phẩm. Sản phẩm thoat chuyền phải đảm bảo 100% qua thu hoá. Cán bộ thu hoá là người có trình độ, nắm trắc kỹ thuật, làm việc nghiêm túc và có trách nhiệm, kiểm tra đúng theo quy định. Khi phát hiện ra các vị trí không đảm bảo yêu cầu thì đánh dấu bằng phấn hoặc có ký hiệu để chỉ ra vị trí lỗi. Sau khi khắc phục xong các lỗi, cần đặt sản phẩm đúng nơi quy định để tránh kiểm tra lặp lại.

3.2.Công tác quản lý chất lượng may

Trong quá trình may, công tác quản lý chất lượng rất quan trọng. Các công nhân may công đoạn của mình chỉ nhận những bán thành phẩm đã đạt yêu cầu từ công đoạn trước. Đồng thời tổ trưởng thường xuyên đi lại để kiểm tra, đôn đốc. Bên cạnh đó còn có kỹ thuật chuyền hướng dẫn công nhân may sao cho dúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Chuyền phải hoạt động sao cho 3 sản phẩm đầu tiên ra chuyền càng sớm càng tốt để kiểm tra mức độ hợp lý của chuyền và kỹ thuật của công nhân. Khi các sản phẩm tiếp theo ra khỏi chuyền, bộ phận thu hoá đầu chuyền làm nhiệm vụ kiểm tra và cắt đầu chỉ, làm sạch sơ bộ sản phẩm. Những phần nào của sản phẩm chưa đạt yêu cầu thì gửi trả lại cho công nhân thực hiện công đoạn đó để sửa lại nhưng phải có sự hướng dẫn

Công tác quản lý chất lượng được đảm bảo xuyên suốt và liên tục trong trình sản xuất. Ngoài sự giảm sát của tổ trưởng, kỹ thuật chuyền, thu hoá đầu chuyền sản phẩm còn được kiểm tra chất lượng của nhân viên KCS trước khi đóng gói

Nhân viên KCS nhận sản phẩm từ các thu hoá đầu chuyền để kiểm tra chất lượng cũng như những yêu cầu kỹ thuật nếu sản phẩm của chuyền nào không đảm bảo thì trả lại cho chuyền đó để sửa hoặc tìm phương án khác phục. Sau khi qua nhân viên KCS sản phẩm được chuyển tới bộ phận hoàn thiện và bao gói.

3.3.Trang thiết bị, máy móc kỹ thuật may sử dụng

Danh sách trang thiết bị, máy móc kỹ thuật may sử dụng được thống kê bởi bảng sau:

Loại máy Nhà máy I Nhà máy II Nhà máy III

Hãng S.lượng Hãng S.lượng Hãng S.lượng

Máy vắt sổ Juki/Siruba/

Pegasus 145 PegasusJuki/Siruba/ 61 Juki/Siruba/Pegasus 132

Máy 1 kim Juki/Brother/

Sicama 266 Juki/Brother/Sicama 147 Juki 465

Máy 2 kim Juki Juki 08 Juki 22

Máy thùa khuyết Juki 08 Juki 05 Juki 08

Máy đính cúc Juki 07 Juki 05 Juki 18

Máy di bọ Juki 02 Juki 04 Juki 01

Máy mũi xích Juki 04 Juki 02

Máy khoá mũi Pegasus/Yamato

/Kingtex/kansai 100 Pegasus/Yamato /Kingtex/kansai 41 Pegasus 81 Máy mũi ẩn 15 05 Các loại khác Juki/Brother/ Sicama 11 Juki/Brother/ Sicama 05 Juki/Brother /Sicama 16 Tổng 558 276 745

Danh sách máy thêu:

Nhà máy I:

Tên máy

Kýhiệu Số màu Số đầu kim

/máy Bề mặt thêu Nguồn gốc Tajima TMFD-G915 9 15 450x275S Japan Tajima TMFD-G920 9 20 450x275W Japan Tajima TMFD-G918 9 16 450x330S Japan Tajima X 1809 9 18 330x670W Germany Nhà máy III: Tên máy

Kýhiệu Số màu Số đầu kim

/máy

Bề mặt thêu

Nguồn gốc

Hãng Sl Hãng Sl Hãng Sl

Veit 02 Veit 01 Veit 01 04

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty May TNHH Minh Trí (Trang 30 - 33)