Quá trình hoàn tất sản phẩm may 1.Quá trình hoàn tất sản phẩm may

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty May TNHH Minh Trí (Trang 33 - 37)

4.1.Quá trình hoàn tất sản phẩm may

Quá trình hoàn tất sản phẩm may là công đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất, là công đoạn khôi phục lại chất lượng sản phẩm sau khi thoát chuyền: phục hồi lại chất lượng mặt vải, đường may… đồng thời là quá trình hoàn thiện sản phẩm: là gấp, đòng gói sản phẩm…

Cơ cấu tổ chức công đoạn hoàn tất sản phẩm: Nhà máy I & II Nhà máy III

Tổ trưởng 01 01

Tổ phó 01 01

Công nhân là, gấp 89 73

Công nhân đóng túi nylon 04 03

Công nhân đóng kiện 09 06

Nhân viên thu hoá 04 04

Nhân viên hoá tẩy 03 03

4.2.Yêu cầu kỹ thuật công đoạn hoàn tất sản phẩm

• Quá trình tẩy:

Quá trình tẩy là việc dùng hoá chất để làm sạch các vết bẩn xuất hiện trên bề mặt sản phẩm trong quá trình sản xuất. Căn cứ vào các vết bẩn và tính chất cơ lý của nguyên liệu tạo nên sản phẩm mà sử dụng các loại hoá chất cho phù hợp.

Các dạng vết bẩn thường gặp: dầu máy – do trong quá trình sản xuất, công nhân không cẩn thận để giây dầu vào sản phẩm, dùng chất tẩy là xà phòng thông thường để tẩy; rỉ máy – máy trước khi sử dụng không lau chùi đã giây vào sản phẩm, dùng chổi quét nhẹ hoặc chất tẩy javel đối với các vết bẩn nặng.

Kết thúc quá trình tẩy đảm bảo sản phẩm không còn vết bẩn, trong nhiều trường hợp sản phẩm bẩn do bị rời xuống sàn thì phải tiến hành giặt, phơi hoàn chỉnh. Trong quá trình sản xuất chú ý vệ sinh sàn, không đi giày, dép vào trong xưởng…

• Quá trình là hoàn thành:

Trước khi là hoàn thành, sản phẩm phải qua khâu thu hoá. Sau khi sản phẩm thoát chuyền, công nhân thu hoá tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn và quy định của phong kỹ thuật cung cấp. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện lỗi trên sản phẩm cần đánh dấu và trả lại cho bộ phận may gây lỗi kịp thời chỉnh sửa hợp lý. Nhân viên thu hoá khi

nhầm lẫn giữa các mã hàng với nhau. Khi kiểm tra, cần kiểm tra cả về kích thước của sản phẩm, kiểm tra màu sắc nguyên - phụ liệu, số lượng các chi tiết, đặc biệt là các lỗi trên mặt vải… Bộ phận thu hoá có trách nhiệm nhặt hết chỉ xờm, xơ. Sau khi kiểm tra hàng loạt sản phẩm cần bó gọn lại theo từng mã hàng nhất định, mỗi bó khoảng 20 chiếc. Sau đó, chuyển sang là gấp để hoàn thiện.

Hinh 11: Quá trình là hoàn tất

Tổ phó tổ là sẽ nhận hàng, kiểm tra chính xác số lượng, ghi chép lại vào biên bản nhận hàng. Sau đó, sắp xếp lao động triển khai là ủi phù hợp để kịp tiến độ giao hàng. Tổ trưởng cần xem xét kỹ lưỡng và hướng dẫn cụ thể cho công nhân các tiêu chuẩn và quy cách là gấp do phòng kỹ thuật gửi xuống. Là xong, sản phẩm được treo lên giá móc trước khi gấp.

Hinh 12: sản phẩm treo trước khi gấp

• Quá trình gấp sản phẩm:

Gấp là khâu định hình cho bao gói, tuỳ vào từng loại mã hàng, từng loại sản phẩm mà quy cách gấp, đóng gói khác nhau. Có thể, có loại

phẩm được gắn các loại nhãn, mác, thẻ bài theo quy cách trước khi cho vào bao nylon. Chú ý đến size cỡ của sản phẩm, tránh trường hợp gắn nhầm size cho sản phẩm, cho sản phẩm vào bao nylon khác size…

Hinh 13: Quá trình gấp, đóng gói sản phẩm

Cuối cùng, sản phẩm được đóng thùng dựa theo các Packing List do phòng kỹ thuật cung cấp. Các thùng sau khi đóng phải đảm bảo đúng, đủ về số lượng và chất lượng sản phẩm đóng gói bên trong, đủ trọng lượng. Trên bề mặt mỗi thùng có ghi đây đủ các thông tin của mã hàng, sản phẩm.

4.3.Các thiết bị và phương tiện sử dụng

Danh sách thiết bị và phương tiện sử dụng trong công đoạn hoàn tất sản phẩm:

Loại TB Nhà máy I & II Nhà máy III

Hãng Sl Hãng Sl

Bàn để là, gấp Vietnam 34 Vietnam 4dãy

Bàn để là chân không Veit/KT-7236 32 Veit/KT-7236 28

Bàn là hơi Veit/BSS-600 32 Veit/BSS-600 36

Nồi hơi FultonFB-030-

-A/FTD-D-100/8

04 FultonFB-030- -A/FTD-D-100/8

02

Bàn là thường Silver star 20 Silver star 10

Máy dò kim Japan 02 Japan 01

Máy đóng thùng Taiwan 01 Taiwan 01

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty May TNHH Minh Trí (Trang 33 - 37)