Việc sắp xếp, đổi mới tổ chức của Tổng công ty nhà nớc ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Các giải pháp chuyển đổi tổng công ty chè VN theo mô hình công ty mẹ – công ty con (Trang 31 - 37)

Việt Nam hiện nay

Các tổng công ty nhà nớc ở Việt Nam hiện nay là những tổng công ty do nhà nớc thành lập và có quy mô rất lớn trong nền kinh tế quốc dân. Đó là các doanh nghiệp có quy mô lớn về cả tài sản, vốn, lao động, doanh thu , chuyên… doanh trong một ngành chủ yếu nào đó ,đay cũng là những Tổng công ty góp phàn lớn cho sự tăng trởng nền kinh tế đất nớcvà nó là bộ mặt của đất nớc đó.

"Tiền thân của các tổng công ty nhà nớc ở Việt Nam hiện nay là các liên hiệp xí nghiệp, xí nghiệp liên hiệp, tổng công ty (kiểu cũ) đã từng tồn tại trong suốt một giai đoạn kinh tế của đất nớc mà chúng ta vẫn thờng gọi là "thời kỳ kinh tế bao cấp". Cùng với việc đổi mới, chuyển đổi toàn bộ nền kinh tế từ cơ chế "tập trung, bao cấp" sang nền kinh tế thị trờng theo định hớng XHCN" có sự quản lý của Nhà nớc" thì các liên hiệp, xí nghiệp liên hiệp, tổng công ty (kiểu cũ) cũng đợc sắp xếp lại, tổ chức lại, đổi mới dần dần các tổng công ty nhà nớc nh hiện nay.

Tiếp tục quá trình đổi mới các tổng công ty nhà nớc, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX nêu rõ " kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả của các tổng công ty theo hớng công ty mẹ - công ty con, kinh doanh đa ngành tổng hợp trên ngành chuyên môn hoá, gọi vốn thuộc nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia kinh doanh, làm nòng cốt để hình thành một tập đoàn kinh tế mạnh ở một số ngành và lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế quốc dân nh bu chính viễn thông, hàng không, dầu khí…

Để các tổng công ty ở Việt Nam hiện nay có thể chuyển mình, phát triển thành các tập đoàn kinh tế mạnh thì phải giải quyết vấn đề cơ bản nhất, đó là: Đẩy nhanh tích tụ và tập trung. Tuy nhiên, mô hình tổ chức phổ biến của các tổng công ty nhà nớc ở Việt Nam hiện nay đang là rào cản đối với quá trình đó" 4

Giữa mô hình "tổng công ty" ở Việt Nam hiện nay và mô hình "tập đoàn kinh tế" trên thế giới có nhiều điểm khác nhau cơ bản nhất - quyết định, chi

phối các điểm khác nhau là: quan hệ sở hữu về vốn giữa các thành viên với tập đoàn (hoặc tổng công ty).

Trong mô hình tổng công ty, mối quan hệ về vốn trong nội bộ là cấp phát vốn, giao vốn; quan hệ giữa tổng công ty với các công ty thành viên là quan hệ "tổ chức - hành chính" quan hệ cấp trên - cấp dới, quan hệ mệnh lệnh

- Ngợc lại, các tập đoàn kinh tế trên thế giới không tổ chức theo "bậc thang hành chính" mà là một "tổ hợp các công ty mẹ - công ty con" đợc tổ chức thành nhiều hệ thống nhỏ thống nhất trong một hệ thống lớn bao trùm cả tập đoàn. Tiêu chí duy nhất để quyết định mối quan hệ "công ty mẹ", "công ty con" là phần lớn vốn đợc đầu t từ công ty nào đến công ty nào. Hạt nhân trung tâm của một tập đoàn kinh doanh là công ty mẹ (holding company), công ty này nắm giữ phần lớn vốn và có cổ phần chi phói ở tất cả các công ty con còn lại. Đến l- ợt, các công ty con này lại đầu t vốn vào các công ty khác hình thành nên một tổ chức tổ hợp các "công ty con - công ty cháu" (và đây chính là hệ thống nhỏ nh đã nói ở trên).

- Từ thực tế trên ta có thể nhận định rằng,việc thay đổi căn bản mô hình , cấu trúc tổ chức của các Tổng công ty sang mô hình công ty mẹ –công ty con nh là sự bắt buộc của sự phat triển.

- Chấm dứt việc tổng công ty giao vốn cho các công ty thành viên để chuyển sang đầu t vốn (với một tỷ lệ đủ sức chi phối) hình thành nên quan niệm mới, quan hệ công ty mẹ - công ty con.

- "Đa sở hữu" là hình thức sở hu vốn phổ biến của các tập đoàn kinh tế mạnh. Vì vậy, thực hiện mạnh mẽ các biện pháp nhằm thúc đẩy quá trình đa sở hữu của các tổng công ty; cổ phần hoá; bán, khoá, cho thuê doanh nghiệp; liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác là rất quan trọng. Điều này… hoàn toàn phù hợp với tinh thần Nghị quyết IX của Đảng

Năm 2003 đợc coi là năm bản lề trong việc sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nớc (DNNN) và Chính phủ đã có t tởng chỉ đạo là kiên quyết miễn nhiệm các giám đốc không thực hiện cổ phần hoá, sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nớc. Mặc dù chơng trình hành động của Chính phủ về sắp xếp

doanh nghiệp nhà nớc đã triển khai hơn 1 năm, nhng không ít các bộ, ngành, địa phơng vẫn không hoàn thành nội dung trong phạm vi mình phụ trách. Năm 2003, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phơng bám sát Quyết định 58/2002/QĐ-TTg của Thủ tớng Chính phủ về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nớc, doanh nghiệp nào không thuộc lĩnh vực cần giữ 100% vốn nhà nớc thì kiên quyết thực hiện chuyển đổi hình thức sở hữu. Trong việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nớc thì hình thức công ty mẹ - công ty con là mô hình đợc nhà nớc u tiên , với các Tổng công ty mạnh nhà nớc luôn dùng các biện pháp khuyến khích chuyển sang mô hình này . Nhng chuyển sang mô hình này vẫn còn rất nhiều vấn đề đặt ra mà không giải quyết đợc vấn đề này thì co thể quá trình xây dựng mô hình công ty mẹ –công ty con co thể đi vào ngõ cụt . Hiên nay nhiều doanh nghiệp nhà nớc đang có xu hớng chuyển sang hình thức công ty mẹ - công ty con. Vậy, những vấn đề cần lu ý khi chuyển doanh nghiệp nhà nớc sang mô hình công ty mẹ - công ty con là:

* Ai muốn thích thành "mẹ - con"? Quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết TW 3 Ban chấp hành TW Đảng khoá IX và Chơng trình hành động của Chính phủ đã nêu sự cần thiết phải thí điểm rút kinh nghiệm, nhân rộng việc thực hiện chuyển đổi tổng công ty, công ty nhà nớc, sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Những quan điểm chỉ đạo trên đã thể hiện ý chí quyết tâm của Đảng, Chính phủ về việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nớc. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy trong khi các tổng công ty còn đang chờ sắp xếp thì hàng loạt các doanh nghiệp nhà nớc độc lập lại tích cực thực hiện chủ trơng chuyển đổi này.

"Theo số liệu thống kê cuối tháng 12-2002, cả nớc đã có 21 doanh nghiệp nhà nớc chuyển đổi và hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con. Trong đó Tổng công ty Hàng không Việt Nam là đơn vị đầu tiên đợc chấp nhận cho phép làm thí điểm. Đặc biệt, Liên hiệp thuốc lá Khánh Hoà đã nhiều lần đề nghị thành lập tổng công ty nhng không đợc vì cha hội tụ đủ

điều kiện cần thiết thì đã chuyển sang thành lập tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con"5.

Qua các thí điểm trên chúng ta cũng đã dần hiểu rõ là, phần lớn những tổng công ty, các công ty độc lập (có đến 15 trong số 21 công ty mẹ - công ty con đợc thành lập thí điểm) không đủ điều kiện tiếp tục tồn tại theo Quyết định 58/2002/QĐ-TTg đã chuyển sang theo mô hình công ty mẹ - công ty con để hy vọng vẫn đợc tồn tại là doanh nghiệp nhà nớc (mô hình mới).

* "Mẹ" có đáng làm "mẹ" không?

Các tổng công ty, công ty đợc thí điểm chuyển sang hình thức công ty mẹ - công ty con đã có đủ vốn thực hiện chức năng "làm mẹ" cha? Đây là câu hỏi đợc nhiều ngời đặt ra trớc những công ty mẹ - con đã đợc thí điểm và những doanh nghiệp nhà nớc đang xây dựng đề án chuyển đổi thành công ty mẹ - công ty con. Theo cách hiểu thông thờng hiện nay thì công ty mẹ nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ hoặc nắm vững cổ phần chi phối của một hay nhiều công ty khác. Để đợc "làm mẹ" công ty phải có đủ vốn đầu t (hay vốn góp) và một hay nhiều công ty khác - những đứa con của mình. Nh, Công ty Đầu t và phát triển xây dựng khi chuyển sang mô hình công ty mẹ - công ty con thì vốn kinh doanh chỉ có từ 11,322 tỉ đồng theo số liệu về vốn kinh doanh tại thời điểm 0h ngày 01-01-2000 do Bộ Tài chính tiến hành). Thử hỏi với một số vốn ít ỏi nh vậy thì có khả năng "làm mẹ" không? Trong số 7 tổng công ty 90 chuyển sang hình thức công ty mẹ - công ty con thì duy nhất chỉ có Công ty du lịch Sài Gòn là có vốn vợt yêu cầu tối thiểu theo quy định (500 tỷ đồng). Còn lại 2 tổng công ty 90 có số vốn dới 80 tỉ đồng là Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng (49 tỷ đồng), Tổng công ty Đờng sông Việt Nam (79,6 tỉ đồng). Trong số 9 công ty chuyển sang mô hình công ty mẹ - công ty con thì số công ty có số vốn một hoặc hai chục tỉ đồng chiếm quá nửa, số còn lại cao nhất mới chỉ đợc 83,502 tỷ đồng. Còn 5 tập đoàn kinh tế mạnh - tổng công ty 91 thì số vốn cũng không khá gì, nếu theo QĐ 58 thì cũng chỉ vào loại đủ tiêu chuẩn trên 500 tỷ đồng vốn, nh Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam có số vốn là 788,52 tỷ đồng, 5 Trích: "Tạp chí công nghiệp, số 5 - 2003, trang 35"

Công ty lơng thực miền Nam (969 tỷ đồng). Nhng cần lu ý, đây là vốn kinh doanh (bao gồm vốn ngân sách, vốn đi vay và vốn tự bổ sung) chứ cha phải là vốn điều lệ. Thêm vào đó là vốn của tổng công ty chính là vốn đã có sẵn trong các công ty thành viên từ trớc khi thành lập tổng công ty . Nh vậy xét trên nhiều góc độ thì việc chuyển sang mô hình công ty mẹ –công ty con ở Việt nam đang là một dấu hỏi lớn.Việc quản lý lỏng lẻo việc chuyển sang mô hình này sẽ dẫn tới hậu quả khó lờng cho nền kinh tế. Vấn đề đặt ra cho các cán bộ cấp cao nhà nớc là tại sao với điều kiện cha có nhng các doanh nghiệp? Phải chăng nó đem lại lợi ích cho doanh nghiệp hay chỉ đối với những nhà quản lý doanh nghiệp và việc rất nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện vẫn tồn tại , vì sao ?

* "Lách" luật để tồn tại !

Tại sao, hiện tợng nhiều doanh nghiệp lại tích cực hởng ứng mô hình công ty mẹ - công ty con? Thực tế, do nhiều yếu tố tác động, trong đó, một mặt phải khẳng định rằng, mô hình công ty mẹ - công ty con có nhiều u điểm về tổ chức, quản lý và tạo điều kiện để nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Song mặt khác, còn có nhiều nguyên nhân cần phải nghiêm túc đánh giá lại.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia về việc nhiều tổng công ty và công ty đang có xu thế ồ ạt thành lập công ty mẹ - công ty con vì lý do sau:

Gần đây, chúng ta có chủ trơng hạn chế việc thành lập những doanh nghiệp nhà nớc khi cha hội tụ đủ điều kiện và ngừng thành lập công ty thì một số đã tìm cách "lách" bằng cách rất "nhiệt tình" hởng ứng chủ trơng chuyển đổi mô hình công ty mẹ - công ty con.

Qua một số đề án thí điểm chuyển đổi doanh nghiệp nhà nớc sang mô hình công ty mẹ - công ty con do một số bộ chuẩn bị trình Thủ tớng Chính phủ, còn có tình trạng, một số doanh nghiệp nhà nớc có các đơn vị phụ thuộc hoặc chi nhánh, đã chủ trơng xin đợc chuyển đổi, nhằm mục tiêu nâng cấp lên thành Công ty mẹ để có thẩm quyền quyết định, áp dụng cơ chế tiền lơng "tơng đ- ơng"với tổng công ty 90. Nh vậy, công ty "mẹ" cũng có lợi và công ty "con" cũng có lợi, chỉ có nhà nớc là cha biết thiệt hay hơn. Còn ngời lao động thì chỉ

biết sao có công ăn việc làm và thu nhập ổn định là tốt rồi, mà không quan tâm đến việc chuyển đổi này. Có những công ty độc lập khi chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con với những hình thức rất đa dạng.

"Theo thống kê, hiện cả nớc có 78 tổng công ty 90, nhng chỉ có 9 tổng

công ty đạt cả 3 điều kiện duy trì là tổng công ty nhà nớc (theo quyết định 58/ QĐ-TTg)" 6. Những tổng công ty không đủ điều kiện này sẽ là "đội quân" sẵn sàng chuyển sang "tác chiến" trên mặt trận "mẹ-con".

Nếu chúng ta làm đúng theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 thì chỉ có các tổng công ty 90, 91 mới đợc phép chuyển sang mô hình công ty mẹ - công ty con. Nghị quyết TW 3 đã ghi rõ "thí điểm, rút kinh nghiệm để nhân rộng việc thực hiện chuyển tổng công ty nhà nớc sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con". Theo nh nhiều ngời hiểu, muốn đợc chuyển đổi theo mô hình công ty mẹ - công ty con thì tổng công ty phải là công ty nhà nớc theo Quyết định 58/QĐ-TTg và chỉ có các tổng công ty mới đợc chuyển nhng không hiểu vì sao lại có cả các công ty nhà nớc độc lập cũng đợc chuyển sang mô hình công ty mẹ - công ty con? Thực tế trong số 21 công ty mẹ - công ty con hiện có thì có tới 9 công ty độc lập, 15 tổng công ty và công ty có vốn ít hơn nhiều so với yêu cầu của QĐ 58/TTg. Nh vậy, có phải là "lách" luật hay chúng ta không làm theo Nghị quyết hay Nghị quyết có "vấn đề"? Tình trạng nhiều công ty mẹ - công ty con đợc thành lập thí điểm đã bổ sung vốn bằng cách xin cấp vốn bằng ngân sách cho công ty mẹ - công ty con để đầu t vào công ty con. Điều này đã gây d luận không tốt về việc thành lập công ty mẹ - công ty con. Đây cũng là thói quen muôn thuở của những doanh nghiệp nhà nớc trong những năm qua - sau khi thành lập, thờng xuyên xin cấp vốn bổ sung. Nh thế chứng tỏ cung cách làm ăn của chúng ta không có gì mới. Vì các nhà quản lý vẫn mang t tởng trông chờ vào ngân sách nhà nớc là chính. Khi thì đòi hỏi, khi thì vội vã ồ ạt chuyển từ các xí nghiệp liên hiệp và "gộp" các nhà máy độc lập thành các tổng công ty, với mong muốn có tác động kép trong kinh tế. Sau một thời gian không có hiệu quả, thì chính những ngời một thời tích cực ủng hộ tổng công ty 90, 91 6 Trích: "Tạp chí công nghiệp, số 5 - 2003, trang 35"

lại phê phán nó. Nay, họ lại lợi dụng việc thí điểm mô hình công ty mẹ - công ty con để "đổi mới" cái tên. Mô hình "mẹ - con" đang đặt ra vấn đề "mẹ" có đủ vốn "nuôi con" không, hay lại "mang con bỏ chợ" và vẫn "gạo cũ nồi mới"?

Nhiều ngời có lý do để lo ngại việc chuyển đổi mô hình "mẹ - con" cũng chẳng khác gì việc thành lập ồ ạt các tổng công ty đã qua. Vì bài học vội vã của các tổng công ty còn đó. Và phải chăng, chúng ta cha đi vào thực chất của vấn đề cải cách kinh tế?

Một phần của tài liệu Các giải pháp chuyển đổi tổng công ty chè VN theo mô hình công ty mẹ – công ty con (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w