0
Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Những tồn tại và hạn chế

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI SGD NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 38 -42 )

Phòng giao dịch

1.5.3. Những tồn tại và hạn chế

Bên cạnh những việc đã làm được, hoạt động kinh doanh của SGD NHNo&PTNT Việt Nam cũng còn một số tồn tại cần khắc phục :

Nguồn vốn tăng trưởng cao vượt so với kế hoạch, nhưng tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tài chính chiếm tỷ trọng lớn ( chiếm 74%) trong tổng nguồn vốn và tập trung vào một số khách hàng lớn nên tính ổn định và bền vững của nguồn vốn huy động chưa cao.Nguồn dân cư và nguồn huy động ngoại tệ đạt thấp.Dư nợ tăng nhưng cơ cấu dư nợ cho vay DNNN còn ở mức cao (60%).Nợ quá hạn tăng về giá trị tuyệt đối.

Dự trữ bắt buộc và dự trữ thanh toán đối với tiền gửi ko kỳ hạn tăng cao trong khi phí điều vốn nội bộ nội tệ giảm mạnh gây sức ép cho việc huy động vốn và ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh.

Việc triển khai thành lập phòng kinh doanh dịch vụ tổng hợp còn gặp khó khăn do địa điểm và chưa được sự cho phép của NHNo TW, do vậy việc phát triển dịch vụ sản phẩm mới chưa được mở rộng.

II/Thực trạng sử dụng vốn tín dụng tại SGD NHNo&PTNT VN: 2.1/Thực hiện quy trình sử dụng vốn :

Chuyên đề chỉ nghiên cứu đánh giá quy trình sử dụng vốn thông qua quy trình tín dụng.

Quy trình nghiệp vụ tín dụng :

Tiếp nhận hồ sơ Thẩm định hồ sơ vay vốn

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ :

Doanh nghiệp gửi tới Ngân hàng hồ sơ vay vốn với đầy đủ giấy tờ, dữ liệu thông tin yêu cầu.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ vay vốn : Nội dung thẩm định gồm số lượng, tính hợp pháp của các văn bản, cơ sở pháp lý của các tài liệu, số liệu.Các căn cứ pháp lý, điều kiện để thực hiện dự án; Hiệu quả, điều kiện vay trả, khả năng nguồn vốn trả nợ, thời gian trả và mức trả nợ; Hiệu quả của dự án phải xem trên các mặt: Năng lực sản xuất tăng thêm, có tiết kiệm được chi phí không? Có tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường không? Giải quyết vấn đề việc làm, tăng thu nhập cho người lao động…

Sau khi thẩm định, cán bộ thẩm định báo cáo thẩm định cho trưởng phòng tín dụng, trong đó ghi rõ đồng ý hay không đồng ý cho vay, lý do? Trưởng phòng tín dụng tiến hành xem xét, tái thẩm định hồ sơ ( nếu cần thiết), ghi ý kiến vaà báo cáo thẩm định, tái thẩm định ( nếu có) và trình Giám đốc quyết định.Giám đốc SGD xem xét, kiểm tra lại hồ sơ vay vốn và báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) do phòng tín dụng trình lên; xem xét quyết định cho vay hoặc không cho vay và giao cho phòng tín dụng.Nếu không cho vay thì thông báo cho khách hàng biết bằng văn bản, nêu rõ lý do từ chối cho vay.Thời gian thẩm định không quá 45 ngày làm việc.Những dự án vượt quyền phán quyết do Tổng giám đốc quyết định.

Bước 3: Thực hiện cho vay: Khi tờ trình trên được ban lãnh đạo có thẩm quyền duyệt cho vay, cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập Hợp đồng tín dụng theo đúng nội dung tờ trình đã duyệt.Bộ phận tín dụng chuyển hồ sơ cho bộ phận kế toán thực hiện nghiệp vụ kế toán thanh toán.Thủ quỹ thực hiện giải ngân cho khách hàng ( nếu cho vay bằng tiền mặt).Cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng.

Bước 4: Thu nợ, thu lãi và xử lý nợ vay:Cán bộ tín dụng mở sổ về số nợ, số lãi phải thu, thời hạn thu, thời điểm thu theo hợp đồng tín dụng đã ký cho từng danh mục đối với các dự án.

Gửi phiếu nhắc thu nợ, thu lãi đến doanh nghiệp vay vốn trước thời điểm thu ít nhất 5 ngày.

Trong thời gian thực hiện dự án, kể từ khi phát tiền món vay đầu tiên đến khi thu hồi hết nợ gốc và lãi, cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi và nắm bắt được toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là hoạt động tài chính.Khi phát hiện doanh nghiệp vay vốn có những biến động có khả năng ảnh hưởng tới việc thu hồi vốn tại ngân hàng, cán bộ tín dụng lập tờ trình ban lãnh đạo phòng và Giám đốc biết để chỉ đạo, điều hành.

2.2/Sử dụng vốn:

Sử dụng vốn của SGD NHNo&PTNT VN là việc dùng vốn huy động để cho vay các TPKT trên cơ sở đảm bảo mức an toàn trong thanh toán, chi trả tiền gửi của khách hàng một cách thường xuyên.Cho vay của SGD NHNo&PTNT VN gồm :

−Cho vay thương mại: Là những khoản vay mà SGD NHNo&PTNT VN dùng vốn tự huy động để cho vay theo lãi suất trần do Ngân hàng Nhà nước và NHNo&PTNT VN quy định.

−Cho vay theo chương trình chỉ định của Chính phủ :Nguồn vốn được chuyển cho SGD NHNo&PTNT VN thực hiện cho vay, lãi suất và thời hạn vốn do chủ vốn quy định.

−Dịch vụ uỷ thác: Thực hiện cho tổ chức tài chính tín dụng nước ngoài, trong nước để hưởng hoa hồng.

SGD NHNo&PTNT VN cho vay tất cả các TPKT trong nền KT- XH

−Cho vay TPKT quốc doanh: SGD NHNo&PTNT VN cho vay TPKT này trên tất cả các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm các DNNN hoạt động trong các ngành dịch vụ thương mại, công nghiệp chế biến, chăn nuôi, xây dựng cơ bản… trong cơ chế thị trường việc cho vay đối với TPKT này là theo đối tượng vốn lưu động cần thiết cho việc sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp trong một chu kỳ sản xuất- kinh doanh, thường là một năm.Cho vay để đầu tư chiều sâu cải tiến kỹ thuật và mở rộng sản xuất với chu kỳ trung hạn và dài hạn.Các khoản vay được thực hiện tương đối độc lập với vốn tự có của bên vay, khi cho vay ngân hàng không bắt buộc bên vay phải có “ vốn tự có tham gia theo phần” mà chỉ yêu cầu DNNN vay vốn phải duy trì được số vốn điều lệ công bố gần nhất ( so với thời điểm vay vốn) ở mức không thấp hơn tổng mức vốn pháp định bắt buộc. Trong năm 2007, doanh số cho vay DNNN ( bao gồm cả công ty TNHH nhà nước 1 thành viên, công ty cổ phẩn Nhà nước chiếm cổ phần chi phối) là 1.457 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 29,4% tổng doanh số cho vay.Dư nợ cho vay là 2569 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 60% trong tổng dư nợ.Giảm 24 tỷ so với 2006.

−Cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh: đây là mảng chiếm doanh số cho vay

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI SGD NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 38 -42 )

×