III.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ :

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại SGD Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 66 - 69)

Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại SGD NHNo&PTNT VN :

III.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ :

3.1/Nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng trong hệ thống ngân hàng

SGD NHNo&PTNT VN phải nắm được đầy đủ, chính xác các thông tin về khách hàng để có đủ căn cứ để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.Trong điều kiện thực tế hiện nay, SGD NHNo&PTNT VN cần thực hiện tốt các quy định của NH Nhà nước Việt Nam về công tác thông tin tín dụng ( CIC) trên cả hai giác độ :

Thứ nhất, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cung cấp cho bộ phận CIC của NHNN các thông tin của các DN có quan hệ với NH một cách đầy đủ, chính xác, đúng thời gian quy định.

Thứ hai, khai thác, sử dụng thường xuyên, có hiệu quả nguồn thông tin từ CIC NHNN để phục vụ công tác đầu tư vốn.Đặc biệt, đối với các thông tin về DN mới đặt quan hệ tín dụng, các DN ngoài quốc doanh…

Làm tốt việc cung cấp và xử lý thông tin giữa SGD NHNo&PTNT VN với các tổ chức tín dụng hoạt động trên cùng địa bàn từ đó ngăn chặn việc nhiều tổ chức tín dụng cùng cho vay một khách hàng hoặc khách hàng lợi dụng đảo nợ, đem một tài sản thế chấp nhiều nơi…

Ngoài ra, cần tổ chức bộ phận CIC riêng tại SGD NHNo&PTNT VN, tập trung thực hiện tốt công tác thông tin tín dụng.Bộ phận CIC ngoài việc thực hiện các

nhiệm vụ nói trên, còn phải giúp giám đốc thu thập và xử lý, lưu trữ các nguồn thông tin khác có liên quan đến hoạt động tín dụng ( thông tin từ báo chí, các cơ quan quản lý, cơ quan kiểm toán…)

3.2/Thực hiện chế độ kiểm toán chặt chẽ :

Nhà nước cần sớm ban hành quy chế tài chính và hạch toán kinh doanh đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.Qua đó tăng cường tính hiệu lực pháp lý, đảm bảo tính đồng bộ chuẩn mực của công tác hạch toán kế toán, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ ngân hàng có những kết quả chính xác về tình hình tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Việc chấn chỉnh công tác kiểm toán phải đi đôi với nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán.Hiện nay, ở nước ta đã có hệ thống kiểm toán Nhà nước đã có hàng chục Công ty kiểm toán độc lập bao gồm cả Công ty 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh, Công ty kiểm toán của Nhà nước và trách nhiệm hữu hạn, song hiệu quả của công tác này chưa cao.

Để nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán và làm cơ sở cho việc thẩm định tín dụng, trước mắt cần có sự thống nhất giữa các công ty kiểm toán Việt Nam, cụ thể hoá chuẩn mực kiểm toán sao cho phù hợp với thông lệ hoạt động của kiểm toán quốc tế.Như, một doanh nghiệp có số vốn điều lệ là bao nhiêu thì cần phải kiểm toán, trách nhiệm cung cấp và giữ bí mật thông tin của các công ty kiểm toán, áp dụng công nghệ kiểm toán gì, giá trị pháp lý của số liệu và chữ ký của cơ quan kiểm toán. Tiến tới Nhà nước cần quy định chế độ kiểm toán bắt buộc đối với mọi loại hình các doanh nghiệp, qua đó để đảm bảo độ tin cậy cho các báo cáo tài chính, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả của công tác thẩm định các dự án đầu tư.

3.3/Nhà nước cần xây dựng hệ thống chuẩn về chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp :

Trong khâu phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn, phần đánh giá các chỉ tiêu tài chính giúp cho cán bộ ngân hàng nhận định được thực trạng của doanh nghiệp cũng như dự đoán xu hướng phát triển kinh doanh.Từ trước tới nay, việc phân tích các chỉ tiêu tài chính mới chỉ dừng lại ở so sánh biến động qua các thời kỳ ( so sánh

sự tăng, giảm của kỳ này với kỳ trước ).Việc đánh giá như vậy là chưa toàn diện, bởi vì chưa so sánh với mặt bằng chung của toàn ngành.Cán bộ ngân hàng khi thẩm định dự án sau khi tính toán các chỉ tiêu, chưa có cơ sở hay một tiêu chuẩn chung để đánh giá như : Đối với các loại hình doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ thì các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, vòng quay vốn lưu động, kỳ thu tiền bình quân như thế nào là tốt, đối với các doanh nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau thì các chỉ tiêu đánh giá có tiêu chuẩn khác nhau.Để góp phần hoàn thiện hơn phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn, cần có một hệ thống tiêu chuẩn trung bình trong ngành để làm tiêu thức so sánh và đánh giá .

KẾT LUẬN

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn luôn là vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Do vậy, tìm giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng vốn luôn mang tính cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng không phải chỉ cho SGD NHNo&PTNT VN mà còn cho cả nền kinh tế- xã hội. Chuyên đề với đề tài :”Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại SGD NHNo&PTNT VN” sử dụng các phương pháp nghiên cứu thích hợp đã hoàn thành những nội dung chủ yếu:

Thứ nhất, hệ thống hoá được các vấn đề cơ bản về vốn, hiệu quả sử dụng vốn, các nhân tố tác động, các chỉ tiêu tính toán hiệu quả sử dụng vốn và rút ra sự cần thiết khách quan tăng cường hiệu quả sử dụng vốn đối với NHNo&PTNT VN.

Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động sử dụng vốn, trong đó đi sâu vào hiệu quả sử dụng vốn tín dụng tại SGD NHNo&PTNT VN, từ đó rút ra những hiệu quả đã đạt được theo 3 loại lợi ích : nền kinh tế xã hội, khách hàng và SGD NHNo&PTNT VN. Bên cạnh đó, chuyên đề còn rút ra những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn tại SGD NHNo&PTNT VN.

Thứ ba, trên cơ sở định hướng hoạt động kinh doanh của SGD NHNo&PTNT VN, với những quan điểm nhất quán về vấn đề hiệu quả sử dụng vốn, chuyên đề đã đưa ra một hệ thống các giải pháp nhằm góp phần tăng cường hiệu quả sử dụng vốn tại SGD NHNo&PTNT VN trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại SGD Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 66 - 69)