Bản chất của hiệu quả:

Một phần của tài liệu Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở công ty in hàng không (Trang 36 - 38)

II. Những vấn đề chung về hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội:

1. Bản chất của hiệu quả:

a. Bản chất hiệu quả:

Nâng cao hiệu quả kinh tế ở tất cả các khâu, các cấp là nhiêmj vụ trọng tâm của công tác quản lý công nghiệp. Theo nghĩa tổng quát hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh trình độ và năng lực quản lý, đảm bảo thực hiện có kết quả cao những nhiệm vụ kinh tế xã hội đặt ra với chi phí nhỏ nhất.

Cần hiểu phạm trù kinh tế một cách toàn diện trên cả hai mặt định l- ợng và định tính: về mặt định lợng hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mỗi nhiệm vụ kinh tế xã hội biểu hiện ở mối tơng quan giữa kết quả thu đợc và chi phí bỏ ra. Nếu xét về tổng lợng ngời ta chỉ thu đợc hiệu quả kinh tế khi nào kết quả lớn hơn chi phí, chênh lệch ngày càng lớn thì hiệu quả kinh tế ngày càng cao và ngợc lại. Về mặt định tính mức độ hiệu quả kinh tế thu đợc phản ánh sự nỗ lực của mỗi khâu, mỗi cấp trong hệ thống kinh tế, nó phản ánh trình độ và năng lực quản lý và kinh doanh cùng sự gắn bó của việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu xã hội. Hai mặt định lợng và định tính của phạm trù hiệu quả kinh tế có quan hệ chặt chẽ với nhau không thể tách rời riêng rẽ.

Bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế cũng không cho phép đồng nhất hiệu quả kinh tế và kết quả kinh tế. về hình thức hiệu quả kinh tế luôn

luôn là phạm trù so sánh để thể hiện một mối tơng quan giữa cái bỏ ra và cái thu lại đợc. Kết quae chỉ là yếu tố cần thiết để tính toán và phân tích hiệu quả. Tự bản thân mình kết quả cha thể hiện đợc nó tạo ra ở mức nào với chi phí nào, nghĩa là riêng kết quả không thể hiện đợc chất lợng tạo ra nó.

* Bản chất hiệu quả là những mục tiêu của phát triển kinh tế và các hoạt động của sản xuất kinh doanh tức là đảm bảo thoả mãn tốt hơn nhu cầu của thị trờng ngày càng nâng cao. Vì vậy khi nói đến hiệu quả tức là nói đến mức độ thoả mãn nhu cầu với việc lựa chon và sử dụng các nguồn lực luôn có giới hạn, tức là nói đến kết quả kinh tế trong việc thoả mãn nhu cầu.

b. Phân loại hiệu quả:

Phân loại hiệu quả nhằm mục đích có thể tiếp cận và xử lý chính xác hiệu quả. Căn cứ vào tính chất hiệu quả ngời ta chia hiệu quả thành:

- Hiệu quả kinh tế.

- Các hiệu quả khác nh hiệu quả xã hội. Trong đó có các hiệu quả nh cải thiện đời sống, cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ môi trờng... Ngoài ra còn có hiệu quả về mặt an ninh quốc phòng, các yêu cầu về chính trị xã hội.

Việc chia hiệu quả theo cách này nhằm đáp ứng yêu cầu đa dạng mục tiêu phát triển kinh tế.

Trong các loại hiệu quả thì hiệu quả kinh tế luôn là khâu trọng tâm và có vai trò quan trọng nhất, đồng thời là cơ sở để thực hiện đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và là tiền đề thực hiện các yêu cầu hiệu quả kinh tế và xã hội khác. Vì vậy để đạt đợc hiệu quả kinh tế cao là điều kiện cơ bản và quyết định trong hoạt động kinh tế nói chung và sản xuất kinh doanh nói riêng.

Căn cứ theo yêu cầu tổ chức quản lý kinh tế theo các cấp ngành trong nền kinh tế quốc dân ngời ta chia hiệu quả kinh tế thành:

- Hiệu quả kinh tế quốc dân.

- Hiệu quả kinh tế vùng (địa phơng). - Hiệu quả kinh tế sản xuất xã hội.

- Hiệu quả của các lĩnh vực phi sản xuất nh giáo dục, y tế, văn hóa.. - Hiệu quả kinh tế doanh nghiệp.

Trong các phân loại này hiệu quả kinh tế quốc dân và hiệu quả kinh tế doanh nghiệp đợc quan tâm đến nhiều nhất. Căn cứ theo các nguyên nhân, các yếu tố sản xuất và các phơng hớng tác động đến hiệu quả. Trong trờng hợp này ngời ta cần phân biệt hiệu quả của vật t, hiệu quả của máy móc thiết bị, hiệu quả của kinh tế kỹ thuật, hiệu quả của đầu t và hiệu quả của sản phẩm.

Một phần của tài liệu Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở công ty in hàng không (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w