Hàng cói, mây tre

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy XK hàng thủ công mỹ nghệ tại Cty Artexport VN trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới (Trang 28 - 29)

Với đặc điểm gọn nhẹ, xinh xắn, dễ thay đổi kiểu dáng, khá bền và giá tương đối rẻ so với đồ gỗ, hàng cói, mây tre đã có bước phát triển khá vững chắc. Từ một số ít mặt hàng bàn ghế theo mẫu từ xa xưa, đơn giản, gần đây những mặt hàng cói, mây tre đã cải tiến, có thêm nhiều kiểu dáng đẹp mắt

theo mẫu mã nước ngoài. Nguồn nguyên liệu làm hàng này rất phong phú: từ mây tre, trúc, lá buông đến xơ dừa, lục bình, dứa dại... dưới bàn tay khéo léo của những người thợ cũng có thể trở thành đôla xuất khẩu. Mặt hàng này không đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, lao động tương đối đơn giản. Nhiều cơ sở sản xuất của Công ty đã dùng mây tre lá kết hợp với thủy tinh, gốm, gỗ, kim loại để tạo ra nhiều sản phẩm có kiểu dáng đặc biệt, độc đáo, thu hút được sự chú ý của khách nước ngoài.

Bảng 1.5 KNXK hàng cói, mây tre giai đoạn 2006-2009

Đơn vị: USD

Năm Tổng KNXK KNXK cói, mây tre Tỷ trọng (%) Tốc độ tăng (%) 2006 (*) 11.082.307 733.093 6,61 _ 2007 12.751.624 1.327.444 10,41 81,07 2008 11.183.665 937.191 8,38 27,84 2009 9.506.115 861.254 9,06 17,48 Nguồn: Artexport (*): Năm cơ sở

Qua bảng trên, ta thấy, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng mây tre cũng giống như các mặt hàng khác, cũng đạt giá trị cao nhất vào năm 2007. Riêng năm 2007, tốc độ tăng trưởng gần gấp đôi so với năm 2006 – đạt 81,07%. Các năm 2008 và 2009 mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu giảm nhưng giá trị kim ngạch vẫn tăng so với năm 2006, năm 2008 tăng 27,84% so với năm 2006, năm 2009 tăng 17,48%.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy XK hàng thủ công mỹ nghệ tại Cty Artexport VN trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w