• Tổ chức các “Tuần lễ Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam” ở các thị trường xuất khẩu thủ công mỹ nghệ chính yếu của Việt Nam như Nhật Bản, Mỹ, Tây Âu, tạo cơ hội cho các đơn vị sản xuất kinh doanh và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên cả nước những cơ hội quảng bá,
giới thiệu tiềm năng thế mạnh, giao thương, kết nối với các doanh nghiệp, các hiệp hội liên quan đến hàng thủ công mỹ nghệ trong và ngoài nước nhằm đẩy mạnh tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm hàng hóa. “Tuần lễ hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam” trưng bày giới thiệu về các mặt hàng Thủ công mỹ nghệ đặc sắc thuộc 09 nhóm: Gốm, mây tre lá, sơn mài, khảm trai, gỗ mỹ nghệ, đá mỹ nghệ, thêu ren, giấy thủ công, dệt thủ công chắc chắn sẽ thu hút được sự tham gia đông đảo của các nhà sản xuất kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên cả nước, cũng như các nhà nhập khẩu và các doanh nghiệp nước ngoài. • Mở các showroom xuất khẩu "3 trong 1" với các mục đích giúp doanh
nghiệp xuất khẩu tại chỗ, hỗ trợ tiếp thị trên mạng và xúc tiến thương mại điện tử. Showroom đón tiếp các nhà đầu tư nước ngoài, doanh nhân, đối tác xuất khẩu và những người quan tâm đến xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Bên cạnh việc trưng bày hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, nhiều hoạt động điêu khắc gỗ nội thất, làm gốm, kết hoa trang trí... diễn ra ngay tại showroom, giúp khách tham quan "mục kích" tại chỗ các công đoạn sản xuất của sản phẩm. Showroom sẽ thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tại các tỉnh trên cả nước.
• Có chương trình hỗ trợ xúc tiến thương mại cho ngành thủ công mỹ nghệ thường xuyên trong và ngoài nước đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ để mở rộng thị trường xuất khẩu trực tiếp đến nhà phân phối, nâng cao hiệu quả sản xuất.
• Thường xuyên cung cấp thông tin dự báo về diễn biến thị trường, giá cả và các thay đổi qui định về pháp luật nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của các nước, để tránh rủi ro cho doanh nghiệp hoặc định hướng mở rộng thị trường.