Hoàn thiện công tác bảo hộ sở hữu kiểu dáng công nghiệp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy XK hàng thủ công mỹ nghệ tại Cty Artexport VN trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới (Trang 72 - 73)

• Quyền sở hữu công nghiệp được áp dụng đối với các đối tượng: Sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá được xác lập theo văn bằng bảo hộ do Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp:

- Nhãn hiệu hàng hoá

- Tên gọi xuất xứ hàng hoá - Kiểu dáng công nghiệp

• Thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, sở hữu công nghiệp, hướng dẫn nghiệp vụ xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Đưa hoạt động tiêu chuẩn hoá, công tác quản lý đo lường, quản lý chất lượng hàng hoá vào tận doanh nghiệp để tạo cơ sở vững chắc cho việc nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hoá.

• Các Phòng Ban chức năng có trách nhiệm hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh triển khai xây dựng thương hiệu sản phẩm. Đồng thời phối hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc bảo vệ các quyền sở hữu công nghiệp và xử lý các vi phạm pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp. Hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm. Chất lượng thực phù hợp với tiêu chuẩn công bố – hướng tới tiêu chuẩn tiên tiến.

• Ban hành cơ chế chính sách riêng nhằm hỗ trợ về tư vấn pháp luật, về kinh phí, về các hoạt động quảng bá xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp trong việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp và xây dựng, phát triển thương hiệu. Cung cấp các tài liệu nghiệp vụ về sở hữu công

nghiệp phục vụ cho công tác tuyên truyền và phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy XK hàng thủ công mỹ nghệ tại Cty Artexport VN trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới (Trang 72 - 73)