Bởi lý do là nhà phân phối độc quyền trên toàn Việt Nam cho sản phẩm của hai tập đoàn sản xuất hàng đầu Nhật Bản và thế giới nên thị trường nhập
khẩu chính của chi nhánh Hà Nội là Nhật Bản. Phần lớn vốn kinh doanh tập trung để nhập khẩu các linh kiện của hai tập đoàn trên. Tuy nhiên để hoàn thiện nhất quá trình kinh doanh nhập khẩu của mình chi nhánh còn tăng cường mở rộng nhập khẩu sang một số thị trường khác trên thế giới như: Đức, Ý, Đài Loan, Chi lê, Mỹ,…Việc thực hiện giao dịch nhập khẩu của chi nhánh với các nước này còn giúp tăng thị trường hàng hóa nhập khẩu, từ đó có thể có được những nguồn hàng chất lượng kỹ thuật cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển của khoa học kỹ thuật, đồng thời còn giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho chi nhánh. Cụ thể ta có bảng số liệu về giá trị nhập khẩu từ các thị trường như sau:
Bảng 2.3: Thị trường nhập khẩu của công ty TNHH Phát Minh - chi nhánh Hà Nội Đơn vị: tỷ đồng Năm Nước 2006 2007 2008 2009 Nhật Bản 40,5 39,7 43,1 44,6 Đức 20,3 21,4 24,2 21,3 Ý 2,6 4,7 5,0 6,4 Đài Loan 9,5 10,0 8,4 9,9 Các nước khác 7,1 4,2 9,3 16,8
Nguồn: Phòng kế hoạch tại chi nhánh Hà Nội Giá trị nhập khẩu của công ty TNHH điện cơ Phát Minh tại các thị trường nói chung khá ổn định, biến động chỉ ở mức nhỏ. Ngoài tập trung vào hai thị trường lớn là Nhật Bản và Đức – hai thị trường giữ thị phần quan trọng trong kim ngạch nhập khẩu thì càng gần đây chi nhánh Hà Nội dần chuyển bớt giá trị nhập khẩu sang các thị trường còn lại, nhằm tìm kiếm được những nguồn cung cấp mới, mang lại hiệu quả kinh doanh cho chi nhánh cao hơn.
Trong năm 2009, tỷ trọng nhập khẩu linh kiện, thiết bị bán dẫn và đo lường tại các thị trường của chi nhánh thể hiện qua biểu đồ tỷ trọng giá trị nhập khẩu từ các thị trường như sau:
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu giá trị nhập khẩu thiết bị bán dẫn, đo lường từ các thị trường của công ty TNHH điện cơ Phát Minh – chi nhánh Hà Nội
Tỷ trọng giá trị nhập khẩu từ các thị trường
45%
22% 6%
10%
17%
Nhật Bản Đức Ý Đài Loan Các nước khác
Như vậy ta thấy chi nhánh Hà Nội nói riêng và công ty điện cơ Phát Minh nói chung ngay từ khi thành lập đến nay đã luôn có thế mạnh về nhập khẩu, là đối tác có uy tín của nhiều tập đoàn, công ty thuộc nhiều quốc gia trên thế giới. Có tạo được mối quan hệ mua bán linh kiện từ các nước phát triển như vậy chi nhánh mới có thể tiếp thu được kỹ thuật, công nghệ hiện đại, và đảm bảo phát triển bền vững.
- Đầu tiên là thị trường Nhật Bản: đây là thị trường nhập khẩu quan trọng nhất của chi nhánh, chiếm tới 45% - 50% tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu. Nhật là quốc gia có nền khoa học công nghệ tiên tiến nhất thế giới, vì người Nhật luôn áp dụng triệt để những thành tựu tiến bộ của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, luôn nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của thị trường. Các sản phẩm của Nhật Bản cũng đã khẳng định được uy tín, thương hiệu mạnh trên thị trường quốc tế. Mục đích thành lập và phương hướng hoạt động của chi nhánh là dựa
trên mối quan hệ xuất nhập khẩu với các tập đoàn về điện cơ, máy móc, linh kiện của Nhật Bản
- Tiếp theo là thị trường Đức: Đức là thị trường mà chi nhánh có nhiều quan hệ thương mại từ lâu. Đây đồng thời là thị trường trọng điểm về các loại máy móc, động cơ, thiết bị hàng đầu thế giới. Nhóm hàng nhập khẩu từ Đức cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể - khoảng 21% - 25% trong tổng giá trị hàng nhập khẩu hàng năm của chi nhánh Hà Nội và chủ yếu là các dây chuyền, hệ thống tự động.
- Thị trường mới nổi như Trung Quốc: một nền kinh tế đang vươn lên mạnh mẽ, dần khẳng định vị trí đứng đầu thế giới với nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá cao trong những năm vừa qua, Trung Quốc là một thị trường tiềm năng với vô số chủng loại về các loại linh kiện thế nên Chi nhánh chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc các loại linh kiện như: biến trở, các con chip điện tử, PG card, cáp nối…và chiếm khoảng 2% - 5% trong tổng giá trị nhập khẩu hàng năm. Với thị trường này công ty lợi dụng được ưu thế về địa lý, vận chuyển tương đối rẻ và thuận lợi. Bên cạch đó, hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc rất mạnh về cạnh tranh giá cả, điều này phù hợp với đại bộ phận công ty nhỏ, lượng vốn chưa nhiều ở nước ta.
- Thị trường Hàn Quốc: Là một trong các con rồng Châu Á, một đất nước có nền kinh tế cực kỳ phát triển, áp dụng mạnh mẽ những tựu khoa học kỹ thuật vào đời sống. Ngay từ khi thành lập, chi nhánh Hà Nội đã tăng cường mở rộng quan hệ mua – bán, trao đổi với cường quốc này. Thế nên, Hàn Quốc nhanh chóng trở thành đối tác nhập khẩu các thiết bị, máy cắt, máy dệt, thang máy, máy bơm nước, thiết bị điện…Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc luôn đạt mức cao, cụ thể trong năm 2009 đạt 7.920 triệu đồng tương đương 8% tổng kim ngạch nhập khẩu của chi nhánh.
- Thị trường Pháp: chi nhánh Hà Nội và nhiều công ty, tập đoàn tại Pháp đã ký kết các hợp đồng nhập khẩu các dây chuyền, thiết bị như: băng tải, cần trục, thang máy,... Các chuyên gia của Pháp cũng tận tình hướng dẫn các kỹ sư Việt Nam trong việc điều hành và vận hành các loại thiết bị này. Tuy nhiên giá trị nhập khẩu các sản phẩm từ Pháp chưa nhiều tại chi nhánh.
- Đài Loan là thị trường có rất nhiều công ty hàng đầu thế giới về sản xuất linh kiện điện tử, đặc biệt là Foxconn. Chi nhánh đã có quan hệ nhập khẩu với tập đoàn này khá lâu và với cả một số tập đoàn khác nữa. Hàng năm tỷ trọng nhập khẩu máy móc, linh kiện như: điện trở thắng, bộ lọc nhiễu, máy dệt… từ Đài Loan khá cao, chiếm khoảng 1% - 5% tổng giá trị nhập khẩu của chi nhánh.
- Và thị trường Mỹ là một thị trường rất triển vọng về khoa học kỹ thuật, thế nên nếu phát triển được các mối quan hệ nhập khẩu với cường quốc này sẽ thuận lợi rất nhiều cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Tuy nhiên kim ngạch nhập khẩu từ Mỹ chưa cao nhưng đó là dấu hiệu khả quan trọng trong việc tiếp cận và thâm nhập thị trường Mỹ, tạo điều kiện tăng cường mối quan hệ thương mại trong tương lai.