Sự cần thiết phải đầu tư

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư tại Công ty Cổ phần kinh doanh phát triển nhà và Đô thị Hà nội (Trang 35 - 38)

II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY

A. Sự cần thiết phải đầu tư

Kinh tÕ đầu tư K34

Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả. Nguồn lực đó có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và trí tuệ. Những kết qủa đó là sự tăng thêm các khả năng tài chính, tài sản vật chất và các nguồn lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn trong nền sản xuất xã hội. Những kết quả đó có vai trò quan trọng không chỉ với người bỏ vốn mà còn đối với cả nền kinh tế. Hay nói cách khác: Đầu tư là những hoạt động

sử dụng các nguồn lực hiện tại, nhằm đem lại cho nền kinh tế xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được những kết quả đó.

- Đầu tư có vai trò quyết định, nó là chìa khoá của sự tăng trưởng. + Đứng trên giác độ toàn bộ nền kinh tế của đất nước: Đầu tư vừa tác động đến tổng cung vừa tác động đến tổng cầu, đầu tư tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế. Khi đầu tư của nền kinh tế tăng lên sẽ làm tăng sản lượng của nền kinh tế và tăng giá cả của nền kinh tế. Sau khi đầu tư, các dự án ra đời và vận hành tạo ra những sản phẩm cho xã hội đồng nghĩa với cung của nề kinh tế tăng, giá trị sản lượng tăng.

+ Đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước: Công nghệ là trung tâm của công nghiệp hoá. Đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của Đất nước. Muốn phát triển công nghệ thì phải tự nghiên cứu hoặc phải mua công nghệ từ nước ngoài. Cả hai cách trên đều cần đến đầu tư.

+ Đầu tư gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu là số lượng tỷ trọng và mối quan hệ giữa các bộ phận tham gia trong một thực

Kinh tÕ đầu tư K34

thể nhất định. Cơ cấu kinh tế là số lượng tỷ trọng và mối quan hệ giữa các bộ phận tham gia trong nền kinh tế. Một cơ cấu kinh tế tối ưu là cơ cấu sử dụng tối ưu các nguồn lực trong nền kinh tế, phát huy được lợi thế so sánh của nền kinh tế. Một cơ cấu kinh tế có thể phù hợp trong thời điểm hiện tại nhưng phông phù hợp trong tương lai. Khi một cơ cấu không phù hợp người ta tiến hành cải biến cơ cấu(chuyển dịch cơ cấu). Chuyển dịch cơ cấu là sự thay đổi số lượng tỷ trọng và mối quan hệ giữa các bộ phận trong nền kinh tế theo hướng phù hợp hơn với thực trạng phát triển của nền kinh tế . Muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần phải đầu tư. Khi đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần phải tính hiệu quả do việc đầu tư đó tạo ra. Tăng cường đầu tư ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Phát huy tối đa những lợi thế so sánh

về tự nhiên, địa thế, kinh tế, chính trị của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy các vùng khác cùng phát triển.

+ Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và ổn định phát triển kinh tế. Như ta đã biết khi đầu tư tăng lên, khi nhu cầu tăng sẽ làm cho sản xuất tăng lên từ đó thúc đẩy sự phát triển của nề kinh tế đây được coi là tác động duy trì sự ổn định của đầu tư. Tuy nhiên đầu tư cũng có thể làm phá vỡ sự ổn định kinh tế. Đầu tư tăng lên làm nhu cầu tăng lên trong điều kiện nguồn cung không thay đổi dẫn đến tình trạng giá tăng lên (lạm phát), khi lạm phát mức sống của nhân dân nói chung giảm đi dẫn tới giảm sản xuất và nền kinh tế bị chậm phát triển. Rõ ràng việc tăng đầu tư sẽ dấn tới hoặc nền kinh tế phát triển lên hoặc bị trì trệ. Trong từng thời điểm Nhà nước cần điều tiết Đầu tư thế nào cho hợp lý. Ví dụ: nước Trung Quốc khi nền kinh tế phát triển quá nóng, quá nhiều doanh nghiệp tiến hành đầu tư dẫn tới giá cả tăng mạnh trong ngắn hạn, mặt khác lượng cầu tăng lên không

Kinh tÕ đầu tư K34

nhiều so với lượng cung trong tương lai. Nhà nước điều tiết bằng cách: giảm đầu tư trên cơ sở tăng lãi suất ngân hàng.

+ Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ: Đầu tư quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở đó. Để tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự ra đời của bất kỳ cơ sở nào đều cần phải xây dựng nhà xưởng, trang bị máy móc thiết bị, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản và thực hiện các chi phí khác gắn liền với sự hoạt động trong một chu kỳ của cơ sở vật chất vừa được tạo ra. Các hoạt động này chính là hoạt động Đầu tư.

+ Do đòi hỏi của xã hội về nhu cầu nhà ở, mở rộng giao thông đô thị, đầu tư nâng cấp, các công trình kiến trúc của Thành phố đang được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm.

Hoạt động đầu tư kinh doanh nhà luôn đòi hỏi một số vốn lớn và nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư, thời gian thực hiện kéo dài, nhiều biến động, thời gian thu hồi vốn nhiều năm do đó không tránh khỏi những tác động từ nhiều phía như những biến đổi về tự nhiên, xã hội, chính trị và kinh tế.

Trong nhiều năm vừa qua, bằng những nỗ lực của mình Công ty cổ phần kinh doanh phát triển nhà và Đô thị Hà Nội chuyên xây dựng nhà ở, kinh doanh nhà, lập dự án, quản lý và thực hiện các dự án đầu tư, tổng thầu xây dựng, tư vấn xây dựng, nhà đất. Đã góp một phần vào quá trình tăng trưởng kinh tế và công cuộc xây dựng đất nước.

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư tại Công ty Cổ phần kinh doanh phát triển nhà và Đô thị Hà nội (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w