Bán dược phẩm, máy móc, thiết bị y cụ

Một phần của tài liệu luận văn một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị bán hàng tại công ty cổ phẩn dược phẩm cửu long (Trang 56 - 58)

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tăng 1.742 triệu đồng và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại đang bị âm 13 triệu đồng

6 Bán dược phẩm, máy móc, thiết bị y cụ

móc, thiết bị y cụ

Bệnh viện Đa Khoa

Trà Vinh 2.700

(Nguồn: Kế toán kiểm toán – P. Kế toán Tài chính)

Ngoài ra, công ty còn có văn phòng đại diện tại Lào và dự kiến sẽ mở văn phòng đại diện tại Myanmar và Campuchia. Hiện tại, công ty cũng đã xuất khẩu các loại dược phẩm, capsule cho các công ty Campuchia và một số công ty dược phẩm nước ngoài tại Phnompenh thông qua văn phòng đại diện tại Lào. Bên cạnh đó, sắp tới công ty cũng đang xúc tiến bán hàng tại thành phố Rangun – Myanmar.

Công ty còn thiết lập trang web để giới thiệu và chào bán sản phẩm trên cổng thương mại điện tử quốc gia (ECVN), mạng thương mại điện tử “Phuong nam Net”.

Trong tương lai công ty còn tiếp tục phát triển cơ sở kinh doanh tại thị trường các nước Đông Âu, Phi Châu và thị trường một số nước Đông Nam Á.

* Quá trình bán hàng theo thị trường

Thị trường bán hàng của công ty Cổ Phần Dược Phẩm Cửu Long chủ yếu là thị trường nội địa. Công ty hiện đang kiểm soát phần lớn thị phần bán hàng trong tỉnh và chiến khoảng 2 % thị phần tiêu thụ dược phẩm trong nước. Riêng sản phẩm Capsule chiến 40% thị phần bán hàng trong ngành công nghiệp Dược và sản phẩm ống bơm tiêm, dây truyền dịch chiếm hơn 50% thị phần quốc gia. Hai sản phẩm trên bước đầu xuất khẩu sang thị trường một số nước Asean và Châu Phi.

Hiện nay nhu cầu dùng thuốc phòng và chữa bệnh trong nước hàng năm là khá lớn. Theo thống kê của Bộ Y Tế và bộ Công Thương dự kiến mức sử dụng thuốc bình quân theo dân số sẽ tăng lên từ 12 -15 USD/người/năm, ước giá trị thuốc sử dụng khoảng từ 1,3 tỷ USD. Lực lượng bán hàng của công ty được tổ chức một cách chặt chẽ và có hình thức. Người đứng đầu bán hàng là Giám đốc kinh doanh chịu trách nhiệm kinh doanh phân phối sản phẩm đến các chi nhánh của công ty và khai thác những khách hàng tiềm năng cũng đang muốn sử dụng sản phẩm của công ty.Dưới giám đốc kinh doanh là Giám đốc tiếp thị quản lý toàn bộ phận bán hàng và thay giám đốc thăm viếng và hỗ trợ giám đốc kinh doanh mở rộng phạm vi kinh doanh của công ty

Các chi nhánh bán hàng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và nhân viên bán hàng nên có vai trò cũng khá quan trọng trong việc bán hàng và tiêu thụ thuốc của công ty, giúp công ty nắm rỏ về thị trường và những mặt hàng bán khá chạy trên thị trường, đại diện cho công ty phân tích các chương trình khuyến mãi cũng như các chương trình chiết khấu của công ty cho khách hàng hiểu rỏ.

Tổ tiếp thị tham gia điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, nghiên cứu phương án kinh doanh kiểm soát khuyến mãi quảng cáo và mở rộng thị trường.

Tổ bán hàng gồm có 2 nhóm bán hàng: nhóm bán sỉ và nhóm bán lẻ

- Nhóm bán sỉ : có nhiệm vụ bán hàng lại cho các đại lý các chi nhánh để cho họ bán lại cho người tiêu dùng cuối cùng nhân viên bán sỉ sẽ đưa các chương trình chiết khấu dành cho chi nhánh và đại lý để họ hiểu rỏ chương trình mà áp dụng.

- Nhóm bán lẻ: các nhân viên bán lẻ sẽ tiếp xúc trực tiếp với các dược sỉ trong khu vực và ngoài khu vực doanh số của họ sẽ được giám đốc kinh doanh đề ra cho mỗi nhân viên tuy theo từng tuyến bán hàng rộng hay hẹp mà giám đốc kinh doanh sẽ phân công cho mỗi nhân viên bán hàng. Nhiệm vụ cụ thể của một nhân viên bán hàng cụ thể là:

+ Phụ trách một vùng khách hàng riêng theo nguyên tắc tự chọn có sự phê duyện của giám đốc kinh doanh, hoàn thành chỉ tiêu doanh số, thị phần của mình phụ trách.

+ Hiểu thật rỏ về công ty và đối thủ + Chăm sóc khách hàng tốt

+ Lập, thực hiện, kế hoạch tuần, tháng, quý,… + Đề xuất, triển khai các chính sách kinh doanh.

+ Bám sát tình hình thực hiện doanh số, phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp kịp thời để hoàn thành kế hoạch.

+ Phối hợp với quản lý bán hàng, kế toán bán hàng, quản lý sản phẩm Marketing trong việc thanh toán công nợ và vướng mắt của khách hàng.

+ Lập báo cáo kết quả bán hàng và cập nhật giá của đối thủ cạnh tranh.

Hình 4.1. Doanh thu bán hàng công ty DCL năm 2012

Tỷ trọng doanh thu giữa kênh điều trị và kênh thương mại vẫn được công ty duy trì ở mức ổn định 30% - 70% tương tự như các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, nhiều khả năng trong thời gian tới kênh thương mại sẽ được DCL đẩy mạnh và gia tăng tỷ trọng lên mức 80% thông qua chiến lược marketing đang được triển khai một cách mạnh mẽ trong thời gian gần đây.

Nhóm hàng dược phẩm và kháng sinh đang chiếm khoảng 45,5% cơ cấu doanh thu của DCL, nhóm Capsule đang chiếm 25,3%, nhóm Vikimco chiếm 11,1% và nhóm mua ngoài để phân phối lại chiếm hơn 18%. Theo kế hoạch, trong năm 2013 DCL sẽ gia tăng mạnh tỷ trọng doanh thu của nhóm dược phẩm – kháng sinh lên mức 60 – 70% nhằm khai thác triệt để dư địa sản xuất có sẵn, đồng thời giảm tỷ trọng nhóm hàng mua ngoài do không đem lại hiệu quả lợi nhuận cao bên cạnh việc duy trì doanh số của nhóm Capsule và Vikimco.

Bảng 4.10: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 6 tháng đầu năm 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Sản Phẩm Năm

Một phần của tài liệu luận văn một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị bán hàng tại công ty cổ phẩn dược phẩm cửu long (Trang 56 - 58)