Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu

Một phần của tài liệu Phát triển mạng lưới đại lý tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Châu Á - Thái Bình Dương (Trang 46 - 49)

- Xét một ví dụ cụ thể về chiến lược hoạt động của một CTCK:

2.1.3Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu

10 30 38 Đại học, trên đại học

2.1.3Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu

Tuy đi vào hoạt động chưa lâu so với nhiều CTCK trên thị trường, nhưng APECS ngày càng khẳng định được vị thế của mình. APEC đã đạt được những thành tựu vô cùng quan trọng. 9 tháng đầu năm 2007, lợi nhuận của công ty đạt hơn 19 tỷ VND.

Bảng 2.3: Doanh thu từ các hoạt động kinh doanh chứng khoán năm 2007

Chỉ tiêu DT Giá trị (đơn vị: tỷ VND) Tỉ trọng (%)

DT 31 100%

DT MGCK 9 29%

DT tự doanh 21 67%

DT tư vấn đầu tư 19 4%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của APEC Tự doanh là hoạt động mang lại doanh thu lớn nhất cho APEC (chiếm gần 2/3 tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán, bên cạnh đó

là hoạt động MGCK, và cuối cùng là tư vấn đầu tư. Chưa thấy sự đóng góp vào doanh thu của các hoạt động bảo lãnh phát hành, hoạt động quản lý danh mục đầu tư. Có thể đưa ra kết luận: APEC có 2 hoạt động mang lại doanh thu chủ yếu là hoạt động tự doanh và hoạt động MGCK.

Thành tựu đạt được

- Thành lập từ cuối năm 2006, APEC đã nhanh chóng khẳng định vị trí hàng đầu của mình trên TTCK. APEC luôn là một trong 10 CTCK dẫn đầu về giá trị giao dịch cũng như tài khoản giao dịch, tính đến cuối quý 3 năm 2007, APEC có tổng cộng 10.000 tài khoản giao dịch và chiếm khoảng 5% thị phần với doanh số giao dịch bình quân là gần 100tỷVND/ngày.

- APEC là một trong các CTCK có hệ thống mạng lưới chi nhánh và đại lý nhận lệnh nhiều nhất, với gần 30 chi nhánh và đại lý tại các tỉnh, thành trọng điểm trên tòan quốc.

- APEC vừa ký kết hợp đồng cổ đông chiến lược với đối tác Nhật Bản JICS theo đó, JICS trở thành cổ đông chiến lược của APEC và sẽ đầu tư 200 triệu đô la Mỹ vào Việt Nam thông qua APEC.

Vị thế của APEC so với các CTCK khác

Cùng với sự phát triển của TTCK, sự ra đời của các CTCK và công ty quản lý quỹ ngày càng nhiều. Tính đến ngày 28/04/2008, con số chính thức về số lượng công ty chứng khoán đã được cấp phép hoạt động là 87, số lượng công ty quản lý quỹ là 30. đã được cấp phép trên thị trường. Các công ty này đều cung cấp các loại hình dịch vụ chứng khoán theo quy định của Ủy ban Chứng khoán Việt Nam như môi giới chứng khoán, bảo lãnh phát hành, tư vấn tài chính và tư vấn đầu tư nên cạnh tranh giữa các công ty này để giành được thị phần rất gay gắt. Trên cơ sở đó, yếu tố quyết định thành

công sẽ là uy tín, chất lượng dịch vụ và phí dịch vụ ưu đãi cho khách hàng. APEC là một trong 10 công ty chứng khoán lớn nhất Việt Nam với tổng giá trị giao dịch lên đến 6 triệu đô la một ngày. APEC đã vượt qua nhiều công ty chứng khoán thành lập cùng thời điểm và trước đó và tiếp tục nỗ lực để giành được vị thế cao hơn trên thị trường. Để có được những thành công đó, APEC luôn luôn phấn đấu cải tiến dịch vụ chứng khoán và chăm sóc khách hàng, cũng như củng cố thương hiệu, phát triển không ngừng về quy mô và chất lượng.

Đánh giá kết quả hoạt động của APEC:

Hiện nay, nguồn thu chủ yếu của APEC là từ hoạt động tự doanh (67%) và hoạt động môi giới (29%).

Tự doanh là hoạt động mà công ty tự mua bán chứng khoán bằng nguồn vốn của chính mình để hưởng chênh lệch giá. Như vậy, hoạt động này phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thị trường. Khi thị trường đang nóng, giá chứng khoán tăng, đương nhiên công ty sẽ thu được lợi nhuận lớn, sẽ bổ sung vào vốn tự có, làm tăng năng lực tài chính của công ty. Tuy nhiên, nếu các chứng khoán trên thị trường giảm giá, đồng nghĩa với các chứng khoán trong danh mục đầu tư của công ty giảm giá, sẽ dẫn đến tình trạng công ty bị lỗ, như thế sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của công ty. Nếu công ty đổ quá nhiều vốn vào hoạt động tự doanh, thì khi thị trường không ổn định, hoạt động của công ty sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nề.

Môi giới chứng khoán là hoạt động truyền thống của một CTCK. Với số lượng chi nhánh, phòng giao dịch và đại lý nhận lệnh rộng khắp như hiện nay, doanh thu từ hoạt động môi giới chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của công ty.

Bên cạnh phát triển hoạt động tự doanh và môi giới, công ty nên chú trọng đến phát triển hoạt động bảo lãnh, tư vấn. Đây là các hoạt động đòi hỏi công ty phải có năng lực tài chính lớn cũng như đội ngũ cán bộ có chuyên môn giỏi.

2.2.Thực trạng phát triển mạng lưới đại lý tại công ty cổ phần chứng khoán Châu Á- Thái Bình Dương

Một phần của tài liệu Phát triển mạng lưới đại lý tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Châu Á - Thái Bình Dương (Trang 46 - 49)