1. Khái niệm
Hình thái kinh tế-xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng dựa trên những quan hệ sản xuất đó.
2. Kết cấu hình thái kinh tế-xã hội
Hình thái kinh tế-xã hội là một xã hội cụ thể có cơ cấu phức tạp, trong đó những mặt cơ bản nhất là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng cùng những mối quan hệ giữa chúng.
Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất - kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế - xã hội. Xét đến cùng, mọi sự phát triển của lịch sử đều do sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định.
Quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản và quyết định tất cả mọi quan hệ xã hội khác, nó là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các xã hội cụ thể khác nhau. Mỗi hình thái kinh tế-xã hội có một quan hệ sản xuất đặc trưng tương ứng với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất.
Những quan hệ sản xuất của một xã hội cụ thể hợp thành cơ sở hạ tầng, trên cơ sở những quan hệ sản xuất đó hình thành nên kiến trúc thượng tầng xã hội mà chức năng xã hội của nó là bảo vệ, duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng sinh ra nó.
Ngoài những mặt cơ bản nói trên, xã hội còn có những quan hệ dân tộc, quan hệ gia đình và các sinh hoạt xã hội khác.
3. Sự phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội là quá trình lịch sử-tự nhiên
Mác viết: “Tôi coi sự phát triển của những hình thái kinh tế-xã hội là một quá trình lịch sử-tự nhiên”7. Sự vận động thay thế nhau của các hình thái kinh tế-xã hội trong lịch sử đều do tác động của các quy luật khách quan. Các mặt hợp thành của hình thái kinh tế-xã hội tồn tại không tách rời nhau mà quan hệ biện chứng với nhau, hình thành nên những quy luật phổ biến của xã hội: Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, Quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng và các quy luật xã hội khác. Chính do tác động của các quy luật đó mà các hình thái kinh tế xã hội vận động, phát triển vat thay thế nhau từ thấp lên cao như một quá trình lịch sử-tự nhiên không phụ thuộc vào ý chí, nguyện vọng chủ quan của con người.
Quá trình phát triển lịch sử-tự nhiên của xã hội có nguồn gốc sâu xa ở sự phát triển của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất được tạo ra do năng lực thực tiễn của các thế hệ cộng đồng người trong lịch sử, nhưng không phụ thuộc ý muốn chủ quan của mỗi cá nhân con người. Tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất quy định một cách khách quan tính chất và trình độ của quan hệ sản xuất. Xét đến cùng lực lượng sản xuất quyết định quá trình vận động và phát triển của hình thái kinh tế-xã hội như một quá trình lịch sử-tự nhiên.
Trong các quy luật khách quan chi phối sự vận động và phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội, thì quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất có vai trò quyết định nhất. Nó vừa bảo đảm tính kế thừa, vừa biểu hiện tính gián đoạn trong sự phát triển của lịch sử. Nó là khuynh hướng tự tìm đường đi cho mình trong sự phát triển và thay thế nhau của các hình thái kinh tế-xã hội.
Quá trình lịch sử-tự nhiên có nghĩa là con người làm ra lịch sử của mình, tạo ra những quan hệ xã hội và xã hội của mình, nhưng xã hội vận động theo quy luật khách quan không phụ thuộc bởi ý muốn của con người. C.Mác coi các phương thức sả xuất Châu Á, Cổ đại, Phong kiến, Tư bản hiện đại là những thời đại tiến triển dần dần của các hình thái kinh tế-xã hội theo quy luật vốn có của nó. Quá trình lịch sử-tự nhiên được quyết định bởi những quy luật chung cho ta thấy lôgíc của lịch sử thế giới.
Nhưng quá trình lịch sử cụ thể, phong phú, có hàng loạt những yếu tố làm cho quá trình lịch sử đó đa dạng và thường xuyên biến đổi. Quá trình đó không chỉ diễn ra một cách tuần tự mà còn bao hàm cả sự bỏ qua một hoặc vài hình thái kinh tế-xã hội trong những điều kiện lịch sử nhất định. Khái niệm hình thái kinh tế-xã hội xác định đặc trưng của bước phát triển nhất định của xã hội. Khái niệm thời đại lịch sử biểu hiện tính nhiều vẻ của các quá trình đang diễn ra trong thời gian nhất định ở một giai đoạn lịch sử nhất định.
4. Ý nghĩa của học thuyết Mác-Lênin về hình thái kinh tế-xã hội
Học thuyết về hình thái kinh tế-xã hội của C.Mác là một cuộc cách mạng trong toàn bộ quan niệm về lịch sử xã hội. Nó vạch ra nguồn gốc, động lực bên trong của sự phát triển xã hội. Những động lực của lịch sử không do một lực lượng thần bí nào, mà do chính hoạt động thực tiễn của con người dưới sự tác động của các quy luật khách quan. Học thuyết đã đặt cơ sở khoa học cho xã hội học, nâng xã hội học lên thành một khoa học thật sự; là cơ sở phương pháp luận cho các khoa học xã hội, là hòn đá tảng cho mọi nghiên cứu về xã hội; nó đánh đổ mọi quan niệm duy tâm về lịch sử và là một trong những nền tảng lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học.
Ngày nay thực tiễn lịch sử và kiến thức về lịch sử của nhân loại đã có nhiều bổ sung và phát triển mới, nhưng những cơ sở khoa học mà quan niệm duy vật lịch sử đã đem đến cho khoa học xã hội thì vẫn giữ nguyên giá trị. Trước những thành tựu kỳ diệu của khoa học và công nghệ, một số nhà xã hội học phương Tây đã giải thích tiến hóa xã hội như là sự chống choi nhau, sự thay thế nhau giữa các nền văn minh nông nghiệp, công nghiệp và hậu công nghiệp8. Cách tiếp cận này có sai lầm cơ bản là đã coi trình độ phát triển của khoa học- công nghệ của lực lượng sản xuất là nhân tố duy nhất và trực tiếp quyết định mọi sự biến đổi của xã hội và con người, họ đã bỏ qua vai trò của quan hệ sản xuất, giai cấp, dân tộc, chế độ chính trị...
Học thuyết hình thái kinh tế-xã hội luôn luôn là công cụ lý luận giúp cho chúng ta nhận thức được những quy luật phổ biến đang tác động và chi phối sự vận động, phát triển của xã hội, vũ trang cho chúng ta phương pháp khoa học để nghiên cứu xã hội. Nó là cơ sở lý luận, tư tưởng cho việc hoạch định đường lối, chính sách đúng đắn, cách mạng của các Đảng Cộng sản.
BÀI 5: TRIÊT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ CON NGƯỜII. Bản chất con người I. Bản chất con người
1. Khái niệm chung về con người
Mỗi khoa học nghiên cứu về con người theo cách riêng của mình. Các khoa học cụ thể nghiên cứu con người bằng cách chia hệ thống thành các yếu tố. Triết học nghiên cứu con người bằng cách tổng hợp các yếu tố thành hệ thống chỉ ra bản chất của con người.
Trong sự phát triển của triết học có nhiều quan niệm khác nhau về nguồn gốc và bản chất con người. Các nhà triết học thời cổ đại coi con người là một vũ trụ thu nhỏ. Tôn giáo xem con người là thực thể nhị nguyên kết hợp giữa tinh thần và thể xác. Hêghen xem con người là hiện thân của ý niệm tuyệt đối, là bước cuối cùng của cuộc diễu hành của ý niệm tuyệt đối trên trái đất. Phơ Bách lại đưa ra quan niệm mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại là vấn đề bản chất của con người và chỉ con người mới có tư duy, biết tư duy. Nhưng Phơ bách không giữ được lập trường duy vật của mình khi đi vào phân tích những vấn đề cơ bản về bản chất con người, về lịch sử xã hội loài người. Phơ Bách tự coi triết học của mình là triết học nhân bản, nhưng khi xem xét con người ông đã tách rời họ với hoạt động thực tiễn trong điều kiện lịch sử nhất định, ông không biết đến những quan hệ giữa người với người nào khác ngoài quan hệ tình yêu và tình bạn được lý tưởng hóa.
Tuy giải dáp bằng những cách khác nhau, nhưng các triết thuyết đều tập trung vào những vấn đề chung nhất và cơ bản nhất là: Con người từ đâu sinh ra? Ý nghĩa của cuộc sống con người là gì? Quan hệ giữa con người với tự nhiên và con người với con người trong mỗi thời đại lịch sử là như thế nào? Con người có thể làm chủ tự nhiên, xã hội và bản thân mình hay không? Con người phải làm gì để có cuộc sống xứng đáng với con người.
Với chủ nghĩa duy vật biện chứng lần đầu tiên vấn đề con người có được vị trí mà nó cần phải có, làn đầu tiên vấn đề con người được nhận thức một cách thật sự khoa học. Triết học Mác-Lênin coi vấn đề con người, giải phóng con người và xã hội loài người là nội dung cơ bản trung tâm của mọi khoa học xã hội và nhân văn. Chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời từ con người và mục đích cuối cùng của nó là soi sáng cho sự nghiệp giải phóng cho mỗi con người và xã hội con người.
2. Con người - một thực thể thống nhất của cái sinh vật và cái xã hội
Triết học Mác-Lênin nhìn vấn đề bản chất con người một cách toàn diện, cụ thể, không xem xét nó một cách chung chung, trừu tượng mà trong tính hiện thực, cụ thể của nó, trong quá trình phát triển của nó. Sự tồn tại hiện thực của mỗi con người cụ thể, và do đó là của toàn xã hội con người bị qy định bởi: Các quy luật sinh học tạo nên phương diện sinh học 8 Xem Alvin Tofler - Đợt sóng thứ ba - Nxb KHXH - Hà Nội 1996.
của con người. Các quy luật tâm lý tạo nên cái ý thức ở con người. Ý thức con người hình thành và hoạt động trên cơ sở nền tảng sinh học của con người. Các quy luật xã hội tạo nên cái xã hội ở con người, nó quy định mối quan hệ giữa con người với con người.
Trong đời sống hiện thực cụ thể của mỗi con người, ba hệ thống quy luật đó không tách rời nhau mà đan quyện hòa vào nhau, tạo nên bản chất con người với tư cách là đồng nhất của cái tự nhiên sinh học với cái xã hội. Con người trước hết là một động vật bậc cao. Nhưng “con vật chỉ tái sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên”9 con người không chỉ có bản năng sinh học mà còn có bản năng xã hội. Con người về bản chất ở cả ba mặt quan hệ với tự nhiên, xã hội và với bản thân đều mang tính xã hội, trong đó quan hệ xã hội là quan hệ bản chất nhất, bao quát nhất trong mọi hoạt động của con người.
Nhu cầu tự nhiên của con người được thể hiện ở các mặt: nhu cầu ăn, ở, mặc, sinh hoạt văn hóa tinh thần; nhu cầu tái sản xuất xã hội; nhu cầu tình cảm và nhu cầu hiểu biết. Để đáp ứng những nhu cầu đó con người phải lao động. Lao động là yếu tố quyết định sự hình thành bản chất xã hội của con người và nó được thể hiện ở chỗ: Lao động là nguồn gốc của nền văn minh vật chất và tinh thần; Lao động là nguồn gốc trực tiếp của sự hình thành ý thức; Trong lao động con người quan hệ với nhau, hình thành nên các quan hệ xã hội khác trong lĩnh vực đời sống tinh thần. Chính thế C.Mác khẳng định: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”10.
Bản chất con người không là cái bẩm sinh, cũng không là là cái chỉ sinh ra một lần là xong, mà nó là một quá trình được trải qua hoạt động thực tiễn. Đó là quá trình con người không ngừng hoàn thiện khả năng tồn tại của mình. Trong quá trình đó con người vừa là sản phẩm của hoàn cảnh vừa cải biến hoàn cảnh. Con người vừa là sản phẩm của lịch sử vừa là chủ thể sáng tạo ra hoàn cảnh lịch sử của mình.