Vai trò của Mác và Ăng-ghen

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ TRIẾT HỌC NÂNG CAO (Trang 37 - 38)

C.Mác (1818-1983), Ph.Ăngghen (1820-1995) quê hương của họ ở vùng sông Ranh, giáp biên giới Pháp - Đức. Thời trẻ hai ông chưa gặp nhau, họ đến với chủ nghĩa cộng sản bằng hai con đường độc lập với nhau. Cả hai đều uyên bác bác học về nhiều lĩnh vực, đều có tấm lòng nhân hậu, đều chịu ảnh hưởng cách mạng dân chủ tư sản Pháp và cũng từng lãnh đạo các “câu lạc bộ Hê-ghen trẻ”. Khi trưởng thành, hai ông đã tự nguyện từ bỏ lập trường của giai cấp mình, đấu tranh bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Từ sự khái quát, kế thừa và phát huy những thành tựu khoa học của văn minh nhân loại từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, từ sự lăn lộn trong phong trào công nhân Tây Âu giữa thế kỷ XIX hai ông đã sáng tạo ra chủ nghĩa Mác hướng dẫn sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân thế giới đi đến thắng lợi cuối cùng.

Hai ông đã sáng lập Quốc tế I (1864-1876) và Quốc tế II (1887-1914) giai đoạn 1887- 1895 để giáo dục, tổ chức, rèn luyện phong trào công nhân đấu tranh chống lại các trào lưu cải lương, cơ hội, tả khuynh, hữu khuynh, vô chính phủ và xét lại trong phong trào công nhân và cộng sản quốc tế. Về triết học, hai ông đã viết “Hệ tư tưởng Đức”, “Lút-vich-Phơ-bách sự

cáo chung của triết học cổ điển Đức”, “Phép biện chứng của tự nhiên”, “Chống Đuy-Rinh” v.v... sáng tạo ra phép biện chứng duy vật đánh dấu bước phát triển mới, tạo ra bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học.

Tóm lại, triết học Mác ra đời không là ngẫu nhiên, mà là một tất yếu hợp quy luật. Nó là sự khái quát những giá trị của lịch sử nhân loại mang tính thời đại, tạo ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử triết học.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ TRIẾT HỌC NÂNG CAO (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w