Các nhân tố ảnh hưởng tât yếu của sản xuất và đời sống

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ TRIẾT HỌC NÂNG CAO (Trang 39 - 41)

1. Hoàn cảnh tự nhiên

Tự nhiên là môi trường sống của con người, và con người là sản phẩm hoàn thiện nhất của tự nhiên. Điều kiện tự nhiên là yếu tố đầu tiên, thường xuyên, tất yếu của quá trình sản xuất vật chất và của sự tồn tại và phát triển của xã hội. Điều kiện tự nhiên là cái không có gì có thể thay thế được và cũng không bao giờ mất đi, nhưng không giữ vai trò quyết định sự phát triển của xã hội.

Từ trong giới tự nhiên, con người khai thác nó để biến ra tư liệu tiêu dùng như tài nguyên khoáng sản, năng lượng, các nguồn thực vật, động vật... “Công nhân không thể sáng tạo ra cái gì hết, nếu không có giới tự nhiên, nếu không có thế giới hữu hình bên ngoài. Đó là vật liệu trong lao động của anh ta được thực hiện, trong đó lao động của anh ta tác động, từ đó và nhờ đó, lao động của anh ta sản xuất ra sản phẩm”5.

Điều kiện tự nhiên có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho sản xuất vật chất và hoạt động nói chung của con người. Trong sản xuất vật chất nó ảnh hưởng đến việc phân công tổ chức lao động và phân bố lực lượng sản xuất trong xã hội.

Sản xuất vật chất luôn là sự liên hệ, sự thống nhất đặc trưng giữa xã hội và tự nhiên. Tự nhiên là nguồn cung cấp các tư liệu sinh hoạt và tư liệu sản xuất cho con người và xã hội. 3 V.I. Lênin toàn tập, Tập 4, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mat-xcơ-va 1974, Trang 232.

4 Sđd - Tập II - Hà Nội 1981 - Tr 198.

Ngược lại, con người và xã hội lại tiêu thụ và biến đổi tự nhiên mạnh mẽ và nhanh chóng nhất.

Trong sự tác động qua lại giữa tự nhiên và xã hội, yếu tố xã hội ngày càng giữ vai trò quan trọng. Tuy nhiên, sự tác động vào tự nhiên của con người phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội (suy cho cùng là sự phát triển của lực lượng sản xuất). Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và chế độ xã hội quyết định cách thức, trình độ chinh phục tự nhiên của con người. Sự tác động qua lại giữa tự nhiên, con người và xã hội cũng phụ thuộc vào trình độ nhận thức và vận dụng quy luật tự nhiên, quy luật xã hội trong hoạt động thực tiễn. Con người và xã hội có thể ngày càng làm phong phú hơn, tạo ra môi trường và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho con người, ngược lại cũng có thể tàn phá, phá vỡ sự cân bằng sinh thái và phải chịu sự trả thù của tự nhiên. C. Mác chỉ rõ: “Nếu văn minh con người được phát triển một cách tự phát, không có hướng dẫn một cách khoa học thì để lại sau đó một bãi hoang mạc”6.

Mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên, con người và xã hội theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng có thể rút gọn ở những nguyên lý cơ bản sau: 1- Cơ sở của mối quan hệ này là tính thống nhất vật chất của thế giới. 2- Mối quan hệ này luôn phụ thuộc bởi trình độ phát triển của xã hội và phụ thuộc bởi trình độ nhận thức và vận dụng quy luật tự nhiên, quy luật xã hội trong hoạt động thực tiễn.

2. Điều kiện dân số

Điều kiện dân số là bao gồm các yếu tố cấu thành: số dân, mật độ dân số, phân bố dân cư, mức tăng trưởng dân số, trình độ dân trí...

Điều kiện dân số là cái tác động thường xuyên, tất yếu đối với sự tồn tại và phát triển xã hội. Điều kiện dân số vận động theo quy luật tự nhiên, đồng thời lại bị điều chỉnh bởi quy luật xã hội, chịu sự tác động tích cực của chế độ xã hội và của phương thức sản xuất.

Số lượng dân cư và mật độ dân cư ảnh hưởng đến nguồn lao động, đến phân công lao động xã hội. Nó có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Bởi vai trò của điều kiện dân số luôn tác động lên sự phát triển của xã hội trên cả hai bình diện số lượng và chất lượng.

Tốc độ tăng dân số cũng ảnh hưởng rát lớn đến quá trình sản xuất vật chất. Khoảng 6000 năm trước công nguyên, dân số thế giới mới chỉ hai triệu đến năm triệu người. Đầu công nguyên mới chỉ là 270 đến 330 triệu người, năm 1992 là 5500 triệu người, năm 2000 đã gần bảy tỷ người. Điều này đã gây không ít khó khăn, làm cản trở đến sự phát triển xã hội, làm tổn hại môi trường tự nhiên của nhiều quốc gia.

Chẳng hạn hiện tượng đói nghèo, bệnh tật ở một số nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh dĩ nhiên có nguyên nhân sâu xa và cơ bản là sự thống trị, bóc lột, vơ vét lâu dài của chủ nghĩa tư bản, nhưng sau khi đã giành được độc lập dân tộc thì nguyên nhân của sự đói nghèo, lạc hậu có tốc độ gia tăng dân số quá nhanh.

Thực tế cũng cho thấy, sự gia tăng dân số quá chậm có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Ngày nay, các nước Tây Âu, Bác Mỹ, Bắc Âu... do dân số tăng hàng năm chỉ dưới 0,5% mà đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động.

Ở Việt Nam, đầu công nguyên dân số nước ta là 1.800.000 người, năm 1945 có khoảng 25.000.000 người, năm 1960 là 31.000.000 người, năm 1975 là 55.000.000 người, năm 1990 đã là 70.000.000 người. Việc tăng nhanh số dân như thế ở nước ta đã gây không ít khó khăn cho sự tăng trưởng của đất nước về mọi mặt.

Sản xuất có kế hoạch, mà sinh đẻ không có kế hoạch tự nó sẽ phá vỡ kế hoạch sản xuất.

3. Phương thức sản xuất

Phương thức sản xuất là cách thức mà con người làm ra của cải vật chất. Nó là nhân tố quyết định tính chất của xã hội, quyết định vận động và phát triển của xã hội.

Phương thức sản xuất thống trị trong mỗi xã hội như thế nào thì tính chất của xã hội như thế ấy. Chính phương thức sản xuất quyết định các giai cấp, kết cấu và tính chất của quan hệ giữa các giai cấp, các quan điểm về chính trị, pháp quyền, đạo đức,.. phương thức sản xuất quyết định sự chuyển biến của xã hội loài người qua các giai đoạn phát triển lịch sử.

Chìa khóa nghiên cứu những quy luật của lịch sử không phải tìm trong óc người, trong tư tưởng và ý niệm của xã hội, mà là tìm trong phương thức sản xuất.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ TRIẾT HỌC NÂNG CAO (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w