II. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành cao su
2.4.1. Một số mặt thuận lợi:
Thế giới có trên 20 nước sản xuất cao su thiên nhiên với tổng diện tích khoảng 9,5 triệu ha cao su, trong đó 85% thuộc cao su tiểu điền, sản lượng năm 2005 đạt trên 8,9 triệu tấn. Nguồn sản xuất và cung cấp chủ yếu cao su
thiên nhiên là các nước Đông Nam Á, chiếm gần 80% sản lượng cao su thiên nhiên trên Thế giới.
Cao su thiên nhiên có 3 chủng loại gồm:
• TSR (cao su định chuẩn), gồm nhóm TSR 10,20 và TSR L, CV (Việt Nam có tỉ lệ TSR L và CV chiếm cao trong cơ cấu sản phẩm).
• Nhóm RSS (mủ tờ xông khói), Thái Lan là nước sản xuất hàng đầu với trên 60% sản lượng.
• Nhóm mủ li tâm (Latex), Thái Lan là nước sản xuất hàng đầu với trên 30% sản lượng, Việt Nam đã và đang tăng nhanh loại mủ này. Nhóm TSR là nhóm có nhu cầu lớn vì cần cho ngành công nghiệp vỏ xe, trong đó TSR 20 phù hợp với cao su tiểu điền, nhất là các nước như Thái Lan, Indonexia, Malaixia. Còn TSR L và CV là những sản phẩm có thị trường hẹp. Nhóm RSS đặc biệt là RSS 3 có nhu cầu lớn vì ngành công nghiệp vỏ xe cần nhiều và giá tiêu thụ khá hấp dẫn.
Năm 2004, sản lượng cao su tổng hợp và cao su thiên nhiên Thế giới tiêu thụ khoảng 20 triệu tấn, tăng 22% so với năm 1997 (với cơ cấu cao su tổng hợp là 59% và cao su thiên nhiên là 40%). Tốc độ tiêu thụ về elastome (cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp) khoảng 2,7% từ năm 1997 trong khi tăng trưởng cao su thiên nhiên là 4% và năm 2005 ước đạt 5,5%; với cao su nhân tạo có xu hướng giảm (năm 2004 là 2,6%). Nguyên nhân là do tăng trưởng kinh tế của nhiều nước đẩy nhu cầu vỏ xe tăng nhanh cần nhiều cao su thiên nhiên (ngành công nghiệp vỏ xe nói chung tiêu thụ gần 70% cao su thiên nhiên và 30% còn lại là các ngành công nghiệp khác).
Do vậy những thuận lợi trong thời gian tới:
Cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có cùng bộ máy quản lý ngành, đội ngũ lao động kĩ thuật, hộ sản xuất cao su là những nguồn lực hết sức quan trọng. Đó là quy mô vườn cây gần 500.000 ha với năng suất đang tăng liên tục và hàng chục nhà máy chế biến khá hiện đại có sức cạnh tranh mạnh; đội ngũ lao động toàn ngành hàng trăm nghìn người có kinh nghiệm và chuyên môn; điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu có nhiều thuận lợi. Cùng với việc phát huy nội lực và nâng cao khả năng cạnh tranh, cao su Việt Nam hoàn toàn không thua kém các nước sản xuất lớn trong khu vực. Nếu được quản lý tốt hơn, năng suất lao động cao hơn, chất lượng ổn định, đồng nhất hơn, giảm được các chi phí bất hợp lý hơn, cơ cấu mặt hàng linh hoạt hơn thì cao su Việt Nam sẽ chiếm lĩnh các thị trường lớn và việc tiêu thụ hoàn toàn thuận lợi, được giá.
- Nguồn cung sẽ tăng chậm trong khi nhu cầu thị trường Thế giới trong nước tăng nhanh và nhu cầu trong nước ngày càng tăng:
Do sản xuất phụ thuộc quy mô diện tích hiện có trong khi năng suất cao su các nước lớn (Thái Lan, Indonexia, Malaixia) gần như đã đat mức cao nhất, quỹ đất để mở rộng diện tích cao su cũng ngày càng khan hiếm. Nếu có thể mở rộng diện tích hay tái canh thì phải sau khoảng 10 năm mới có thể thu hoạch do quy luật sinh trưởng của cây cao su. Vì vậy, trong thời gian tới, nguồn cung cao su thiên nhiên của Thế giới có nhiều khả năng sẽ khó khăn. Cùng với tác động của giá dầu mỏ, thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi.
Những năm qua, do công nghiệp sản xuất xăm lốp ô tô và cao su kỹ thuật chưa phát triển mạnh nên nhu cầu cao su nguyên liệu trong nước đạt khoảng 50.000 – 60.000 tấn mỗi năm. Dự báo trong những năm tới nhất là khi gia nhập WTO, nguồn lực đầu tư nước ngoài và công nghệ sẽ tăng mạnh;
nghiệp sản xuất ô tô và cao su kỹ thuật sẽ rất phát triển, đẩy nhu cầu sử dụng cao su thiên nhiên trong nước tăng nhanh. Đến năm 2010, nhu cầu cao su nguyên liệu có thể tăng gấp đôi hiện nay và đạt mức 80.000 – 100.000 tấn.
- Tác động của hội nhập (AFTA và WTO):
Từ năm 2003, Việt Nam bắt đầu tham gia AFTA và từ 2006 hội nhập sâu các điều kiện của AFTA. Mặt hàng cao su được xếp vào danh mục giảm thuế bình thường theo lộ trình AFTA đã khẳng định tính cạnh tranh. AFTA sẽ tiếp tục tác động có lợi đối với các ngành cao su trong thời gian tới.
Việt Nam đang chuẩn bị gia nhập WTO vào cuối năm 2006 đầu năm 2007. Dự báo, sau khi gia nhập WTO, thị trường các sản phẩm nông sản nói chung và cao su nói riêng sẽ có những thuận lợi cơ bản. Thị trường sẽ được mở rộng, những lợi thế về sản xuất gắn với điều kiện tự nhiên và lao động là những nhân tố cạnh tranh sẽ được phát huy. Cùng với thị trường và mậu dịch được mở rộng khi tham gia khu vực mậu dịch tư do song phương và đa phương, nguồn vốn đầu tư và khoa học công nghệ hiện đại trong sản xuất, trong quản lý sẽ xâm nhập mạnh vào nước ta. Đây là những nhân tố quan trọng trong phát triển sản xuất , khai thác lợi thế của ngành.
Tác động bất lợi của Việt Nam khi gia nhập WTO đối với sản xuất cao su là không đáng lo ngại do cao su của nước ta có lợi thế cạnh tranh được. Để phát huy được lợi thế khi gia nhập WTO, vấn đề đặt ra là phải nâng cao năng lực quản lý, áp dụng các giống mới và cải tiến chế độ canh tác để nâng cao năng suất vườn cây; đổi mới thiết bị và công nghệ theop hướng hiện đại, bao gồm chế biến sâu để giảm xuất nguyên liệu thô, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mặt hàng, giảm chi phí và giá thành sản xuất; tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường. Đó là
những yêu cầu đặt ra cho ngành cao su để đón bắt cơ hội và tạo sự phát triển bền vững trong môi trường hội nhập kinh tế Quốc tế.
- Chính sách của Nhà nước sẽ có những cải cách mạnh mẽ, nhất là đổi mới tổ chức sản xuất khu vực doanh nghiệp Nhà nước và phát triển khu vực kinh tế tư nhân sẽ mở ra cơ hội phát triển cho toàn ngành cao su:
Nghị quyết Hội nghị TW lần thứ 9 về đổi mới Doanh nghiệp Nhà nước, đẩy mạnh cổ phần hoá, kể cả các ngành quan trọng, các Tổng công ty Nhà nước là những đột phá mạnh về cơ chế. Nghị quyết Đại hội Đảng X tiếp tục khẳng định đổi mới mạnh sẽ doanh nghiệp Nhà nước, phát triển kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân phát triển sẽ tạo cơ hội cho ngành cao su trong việc tổ chức lại sản xuất, thực hiện cổ phần hoá các đợn vị, công ty trong ngành. Đây là thuận lợi lớn để huy động nguồn lực đầu tư và khoa học công nghệ kể cả trong và ngoài nước, thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, kinh doanh đa ngành nghề và đa thành phần kinh tế nhằm đẩy nhanh nhịp độ phát triển của ngành.
Nguyên nhân về tăng diện tích và sản lượng:
• Do giá cao su Thế giới tăng cộng với các dự báo dài hạn, trung hạn đều cho rằng nhu cầu cao su thiên nhiên thế giới sẽ tăng và duy trì ở mức cao.
• Có nguồn vốn từ các dự án ODA (đa dạng hoá Nông nghiệp, phát triển cao su Quốc doanh Tây Nguyên…) và vốn nhân dân tự huy động.
• Do chuyển diện tích một số cây trồng (cà phê, mía…) không thích hợp với diễn biến bất lợi của thời tiết sang trồng cây cao su.
• Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về quy trình trồng, chăm sóc, khai thác, giống mới.
• Do tác động của các cơ chế chính sách vĩ mô như Luật đất đai, Luật doanh nghiệp. Chính sách xuất khẩu và hội nhập đã tạo cho cao su phát triển nhanh, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, cổ phần hoá, đặc biệt kinh tế hộ (trang trại) có vai trò quan trọng trong phát triển cao su tiểu điền thời gian qua.
Trong ngắn hạn và trung hạn, giá cao su nói chung và giá cao su thiên nhiên nói riêng sẽ duy trì ở mức cao và có thể tăng và cung không tăng tương ứng với cầu.
Để giải quyết nhu cầu thiếu hụt mủ cao su thiên nhiên trong dài hạn, khuyến cáo của các chuyên gia Quốc tế là cần tập trung phát triển diện tích, tái canh, phục hồi cao su ở các nước Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) và Châu Phi vì ở các nước đó có điều kiện tự nhiên phù hợp và nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ. Ngoài ra gỗ từ cây cao su cũng là nguồn nguyên liệu tốt cho ngành chế biến gỗ. Nguồn thhu nhập từ bán cây cao su đối với các hộ tiểu điền và doanh nghiệp trồng cao su là đáng kể. Thị trường Thế giới có nhu cầu gỗ chế biến từ cây cao su và đây cũng là mặt hàng xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ cho các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên.
2.4.2.Một số mặt khó khăn:
Thực tế 5 năm 2001-2005 cho thấy, việc mở rộng diện tích cao su ngày càng khó khăn do quỹ đất trồng cao su không còn nhiều và tình trạng tranh chấp đất giữa các cây trồng ngày càng quyết liệt.
Theo quy hoạch được duyệt, tổng diện tích cao su được duyệt đến 2010 có 2 phương án: Phương án I 500.000 ha và phương án II 700.000 ha. Đông Nam Bộ và duyên hải miền Trung cơ bản đã đạt và vượt quy hoạch cả 2 phương án; riêng Tây Nguyên quy hoạch theo phương án I là 180.000 ha và theo phương án II là 330.000 ha nhưng diện tích cao su năm 2005 mới đạt 110.000 ha. Tuy vậy,việc khai thác thêm quỹ đất ở Tây Nguyên theo quy hoạch để trồng cao su rất khó khăn, chỉ còn trông vào việc chuyển những diện tích đất rừng có điều kiện trồng cây cao su nhưng đây là việc không dễ dàng. Ngay tổng công ty cao su có dự án phát triển cao su Tây Nguyên với 19.500 ha trồng mới mà 3-4 năm qua mới chỉ trồng được 5.000 – 6.000 ha, phải đề nghị Chính phủ chuyển vốn thừa xuống đầu tư cho cao su niền Trung. Tổng công ty cao su và công ty cao su Đăk Lăk phải tìm giải pháp đầu tư trồng cao su sang Lào để mở rộng quy mô.
Bên cạnh đó, các nước và khu vực có nhu cầu tiêu thụ cao su lớn nhất là Tây Âu, Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc), Bắc Mỹ, Nga, Ấn Độ. Dự kiến nhu cầu elastome năm 2020 khoảng 28 triệu tấn và mức cung của cao su thiên nhiên trong trung hạn và ngắn hạn khoảng trên 8-9 triệu tấn (chiếm trên dưới 30% so với 41% của năm 2004) do phụ thuộc vào tăng trưởng diện tích và năng suất của cao su Thái Lan, Indonexia, Malaixia, Việt Nam và chu kì sinh trưởng của cây cao su. Hơn nữa việc thay thế lẫn nhau giữa các chất elastome cũng khó có thể thực hiện và công suất cao su sử dụng hết nên không thể bù vào. Mặt khác, do giá dầu mỏ tăng cao đẩy giá cao su
nhiều vào giá nhân công (chiếm khoảng 60% giá thành) nên việc tăng diện tích cao su ngay tại các nước có điều kiện phù hợp cũng không phải dễ dàng (do chi phí nhân công cao, trong khoảng 20 năm qua, Malaixia đã bỏ khoảng 700.000 ha cao su để chuyển đất sang trồng cây dầu cọ có hiệu quả hơn). Vì vậy, trong trung hạn và ngắn hạn, mức tăng sản lượng cao su thiên nhiên không phải thuận lợi, nếu có thêm sản lượng từ các diện tích tái canh, trồng mới phải mất từ 10 – 20 năm.
Những khó khăn:
- Quỹ đất cho phát triển cao su sẽ khó khăn:
Theo tổng quan cao su, quy hoạch đất cho cao su có 2 phương án: 500.000 ha và 700.000 ha. Đến nay, mộ số vùng và địa phương đã thực hiện đạt và vượt quy hoạch như Đông Nam Bộ, duyên hải miền Trung. Thực tế những năm qua cho thấy, việc mở rộng diện tích cao su dù ở vùng nào cũng đều khó khăn do diện tích đã cạn. Để có thể mở rộng thêm diện tích cần phải rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch cao su nước và từng địa phương; Chính phủ cần có chủ trương cho chuyển một phần đất lâm nghiệp kém hiệu quả sang trồng cây cao su, vừa kết hợp giải quyết việc làm, thu hút được lao động là người dân tộc, trước hết là các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Ngoài ra cần nghiên cứu điều kiện tự nhiên ở các tỉnh miền núi phía Bắc để có thể trồng khảo nghiệm các giống cao su thích hợp nhằm phát triển them diện tích cao su (thực tế Trung Quốc đã làm nhiều năm và đạt kết quả cao).
Ngoài giải pháp mở rộng thêm quỹ đất từ lâm nghiệp trong nước, cần quan tâm phát triển cao su theo phương thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (Lào, Campuchia) để tăng quy mô sản xuất là hướng đi tích cực.
- Năng lực quản lý còn bất cập:
Đây là thực trạng và cũng là thách thức lớn của nhiều doanh nghiệp ngành cao su do lâu nay quen vận hành với mô hình doanh nghiệp Nhà nước, được Nhà nước đầu tư vốn, bao cấp về phúc lợi,… nên sự năng động và bươn chải trong cơ chế thị trường rất yếu, kiến thức về quản trị doanh nghiệp, sự am hiểu về thương mại Thế giới, về luật chơi trong hội nhập Quốc tế chưa được chuẩn bị tốt. Để giải quyết bất cập trên, vấn đề đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của ngành cao su cần được quan tâm.
Chương 3: Định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020