Sản lượng sản xuất:

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020. (Trang 37 - 43)

I. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành cao su Việt Nam:

1.2.2. Sản lượng sản xuất:

1.2.2.1.Sản lượng sản xuất toàn ngành:

Hình 2.5: Tình hình sản xuất và xuất khẩu cao su Việt Nam từ năm 1995 – 2006

Năm DT (ha) DT cạo (ha) Sản lượng (tấn)

Năng suất (tấn/ha/ năm) XK (1.000 tấn) Kim ngạch XK (1.000 USD) USD/ tấn NK 1000 tấn 1995 278.400 146.000 124.700 849 138,1 189.831 1.375 - 1996 254.200 161.900 142.500 880 194,5 233.636 1.201 - 1997 347.500 173.100 186.500 1.077 194,2 158.479 816 - 1998 382.000 193.400 193.500 1.001 191,1 121.428 635 - 1999 394.900 202.700 248.700 1.227 265,0 146.268 552 - 2000 412.000 238.000 290.800 1.222 273,4 177.133 648 - 2001 415.000 240.600 312.600 1.299 308,1 165.972 539 24,9 2002 428.800 243.700 298.200 1.175 448,6 267.832 597 140,0 2003 440.800 266.745 363.500 1.363 433,1 377.864 872 80,0 2004 454.100 293.425 419.000 1.428 513,3 596.880 1.163 153,0 2005 480.200 331.400 468.600 1.410 587,0 804.000 1.370 141,5 2006 495.500 378.180 550.000 1.454 696,5 1.272.308 1.827 236,0

Nguồn: Hiệp hội cao su Việt Nam

Tổng sản lượng cao su mủ khô sơ chế cả nước năm 2005 là 468.600 tấn, vượt 42% mục tiêu của phương án I (330.000 tấn) và vượt 23,3% mục tiêu của phương án II (380.000 tấn) của Tổng quan phát triển cao su Việt Nam.

Ta thấy diện tích và năng xuất thu hoạch mủ cao su tăng liên tục, do vậy sản lượng mủ cao su thu được cũng ngày càng tăng. Về diện tích cạo mủ cao su, năm 2006 so với năm 2001 tăng 157%; trong khi đó năng suất cạo mủ

tăng không cao, chỉ tăng 112%; do đó sản lượng mủ cao su năm 2006 tăng so với năm 2001 là 176% chủ yếu là do tăng về diện tích trồng cao su còn yếu tố tăng năng suất là không đáng kể.

Kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 7,67 lần năm 2006 so với năm 2001 bên cạnh nguyên nhân do sản lượng xuất khẩu tăng cao 2,26 lần mà còn do nguyên nhân chủ yếu là giá mủ cao su bình quân xuất khẩu tăng nhanh (tăng 339% năm 2006 so với năm 2001). Ngoài ra, do nhu cầu xuất khẩu mủ cao su tăng cao, Việt Nam ta còn thực hiện việc nhập khẩu cao su thiên nhiên của nước ngoài để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu mủ cao su ra các nước đối tác.

Hình 2.6: Cơ cấu nguồn nguyên liệu mủ cao su Việt Nam năm 2006 (Đơn vị:1.000 tấn)

236

550

Xuất khẩu Sản xuất trong nước

Hình 2.7: Cơ cấu tiêu dùng cao su của Việt Nam năm 2006 (Đơn vị:1.000 tấn)

696.5

89.5 Xuất khẩu

Tiêu thụ nội địa T

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan.

Năm 2006, Việt Nam đã nhập khẩu 236.000 tấn mủ cao su để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên trong sản lượng cao su nhập khẩu và tự sản xuất trong nước thì Việt Nam ta mới tiêu thụ nội địa khoảng 57.100 tấn so với 708.000 tấn xuất khẩu ra nước ngoài. Điều đó đặt ra vấn đề là tiêu dùng trong nước về mặt hàng này chưa thực sự được thúc đẩy, chưa nắm bắt cơ hội tận dụng nguồn nguyên liệu tự sản xuất trong nước.

Nếu thống kê đầy đủ về cao su tiểu điền, cao su trang trại xâm canh vào đất lâm nghiệp,…. Đưa vào số liệu đầy đủ nhất thì tổng diện tích trồng cao su năm 2005 của cả nước có thể đạt tới hơn 500.000 ha và tổng sản lượng đạt được có thể trên 500.000 tấn.

1375 1201 816 635 552 648 539 597 872 11631370 1827 Năm 1995 Năm 1997 Năm 1999 Năm 2001 Năm 2003 Năm 2005

Hình 2.8: Giá xuất khẩu cao su Việt Nam bình quân (USD/tấn)

Nguồn: Hiệp hội cao su Việt Nam

Giá mủ cao su xuất khẩu qua các năm mặc dù giảm dần từ năm 1995 đến năm 1999, sau đó lại có xu hướng tăng dần từ năm 2001 đến nay. Nguyên nhân tăng dần giá cao su là do nhu cầu tiêu thụ cao su trên Thế giới hiện nay đang tăng và xu hướng là cung khồn đủ cầu, do vậy giá cao su thiên nhiên tăng cao là tất yếu. Nhờ đó đẩy kim ngạch xuất khẩu nguồn nguyên liệu này của Việt Nam tăng cao trong mấy năm gần đây.

Hình 2.9: Giá thành và giá bán mủ cao su sơ chế 15000 13000 12158.1 10227.4 7699.8 7684.7 27200 22000 19417.1 15511.3 10337.1 8621.7

Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

G iá ( 1. 00 0 đồ ng /t ấn )

Giá thành cao su tiêu thụ bình quân Giá bán cao su bình quân

Nguồn: Tổng công ty Cao su; Thông tin thương mại-Bộ Thương mại.

Như trên biểu đồ cho ta thấy khoảng cách giữa giá bán và giá thành tiêu thụ cao su ngày càng gia tăng. Điều đó khẳng định hiệu quả kinh tế của trồng và sản xuất mủ cao su trong giai đoạn hiện nay. Từ năm 2001, giá bán gấp 1,12 lần giá thành sản xuất mủ cao su đến năm 2006 thì con số đó đã tăng lên là giá bán gấp 18,2 lần. Do vậy, khi có Việt Nam ta có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành cao su thì đây là cơ hội của Việt Nam so với nhiều nước khác

để gia tăng GDP của đất nước. Khẳng định khả năng phát triển của đất nước mình.

*Riêng về Tập đoàn cao su Việt Nam:

Tổng sản lượng cao su khai thác trong vòng 10 năm (1996 - 2005) là 2.165.000 tấn với tốc độ tăng bình quân 7,6%/năm. Năng suất bình quân là 1.02 tấn/ha năm 1996 lên 1,70 tấn/ha vào năm 2005 với tốc độ tăng là 16%/năm; đặc biệt trong năm 2004 có 11 nông trường đã đạt năng suất bình quân là 2 tấn/ha, 3 công ty đạt 1,9 tấn/ha. Năng suất bình quân trong 5 năm qua không ngừng tăng lên là do việc thực hiện tốt các chính sách về khoa học công nghệ, đầu tư thâm canh ngay từ những năm đầu trồng mới, đi đôi với việc triển khai đồng bộ các biện pháp trong quy trình kỹ thuật và cải tiến giống phù hợp với từng vùng sinh thái.

Ngoài ra để khắc phục sự cố khó khăn về đất đai, Tập đoàn cũng đã đầu tư sang Lào trồng 10.000 ha cao su với tổng mức đầu tư 431 tỉ đồng, trong đó 100% vốn điều lệ do Tập đoàn và các đơn vị thành viên đóng góp. Dự kiến trong các năm tới sẽ tăng vốn đầu tư để phát triển tại Lào 50.000 ha, đồng thời đầu tư sang Campuchia để phát triển 10.000 ha cao su.

Giá thành cao su tiêu thụ ước tính năm 2005 là 13 triệu đồng, tăng 69% so với năm 2001 nhưng nếu so với 2005 thì mức tăng chỉ là 39% trong khi đó tiền lương người lao động tăng gấp 3 lần (từ 660.000 năm 1996 lên 2.600.000 năm 2005) điều này đã thể hiện sự hợp lý hoá trong quá trình sản xuất làm giảm những chi phí trung gian, giảm giá thành sản xuất một cách tương đối so với mức tăng lương (là khoản chi phí chính trong giá thành sản xuất cao su nguyên liệu) của xã hội.

Bên cạnh đó, việc khống chế giá thành, tình hình tiêu thụ cũng được quan tâm với định hướng phù hợp, mặc dù sản lượng tăng gấp 3 lần nhưng tỉ

Việc nắm vững thị trường cùng với việc tích cực đầu tư cải tạo các dây truyền chế biến, điều chỉnh hợp lý cơ cấu chủng loại sản phẩm để phù hợp với yêu cầu của thị trường; đồng thời tăng cường quảng bá thương hiệu, mở rộng thị phần….giúp mức giá bán luôn sát với mức bán bình quân trên Thế giới.

Giá bán bình quân năm 2005 là 22 triệu đồng/tấn, tăng 138% so với năm 2001 nhưng chỉ tăng 56% so với năm 1996; nhưng tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế đã tăng rất cao. Doanh thu từ 1.673 tỉ đồng năm 1995 tăng lên 6.616 tỉ đồng năm 2005, lợi nhuận từ 562 tỉ đồng lên 2.707 tỉ đồng. Trong vòng 10 năm, tổng lợi nhuận đạt được là 8.520 tỉ đồng đã tạo điều kiện cho Tập đoàn tăng nhanh tích luỹ để tái sản xuất, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020. (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w