Tác động chung đến hiệu quả kinh tế xã hội:

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020. (Trang 49 - 51)

I. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành cao su Việt Nam:

1.2.4.Tác động chung đến hiệu quả kinh tế xã hội:

Cùng với kết quả đạt được về phát triển diện tích, sản lượng theo mục tiêu quy hoạch; chất lượng ngày càng được nâng cao, cơ cấu sản phẩm ngày càng đa dạng, phù hợp với yêu cầu thị trường; hiệu quả kinh tế xã hội, môi trường ngày càng được khẳng định; nhu cầu cao su thế giới ngày càng tăng, xu hướng giá cả diễn biến thuận lợi sẽ là những nhân tố thúc đẩy ngành cao su phát triển và cạnh tranh được với khu vực và trên thế giới.

Kết quả đạt được trong việc thực hiện mục tiêu chủ yếu của tổng quan phát triển ngành cao su cũng đã khẳng định tính hiệu quả kinh tế xã hội, môi

trường của ngành cao su, góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của nền nông nghiệp và kinh tế cả nước trong những năm qua.

- Tác động về mặt xã hội:

Ngành cao su đã đóng góp đáng kể trong việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, nhất là các vùng trồng cao su tập trung; nhiều thị trấn, thị tứ, cụm dân cư kinh tế - xã hội được hình thành và phát triển với hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh tại cac địa bàn sản xuất cao su tập trung, kể cả các vùng sâu vùng xa đã góp phần thu hút hàng trăm nghìn lao động tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất và văn hoá cho hàng vạn các đồng bào dân tộc, tạo ra thế và lực góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cho nhiều khu vực trọng yếu, nhất là khu vực Tây Nguyên.

Do đặc điểm vườn cây phải gắn liền với với cơ sở hạ tầng nên phát triển cao su đến đâu thì các công trình điện, đường giao thông, trường học, trạm xá đi đến đó; qua đó góp phần mở rộng thị trấn, thị tứ ở những vùng kém phát triển, nhất là ở khu vực Tây Nguyên (thị trấn Chưrông, Chưsê, Ngọc Hồi,…). Việc phát triển các cơ sở hạ tầng ở các vùng đã góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội ở các vùng sâu, vùng xa và các vùng giáp biên giới.

Công tác sản xuất kinh doanh gắn với Quốc phòng cũng được quan tâm đúng mức. Riêng Tập đoàn cao su Việt Nam đã xây dựng lực lượng tự vệ tương đối mạnh với quân số khoảng từ 15.000 – 16.000 người (chiếm tỉ lệ trên 20% tổng số cán bộ công nhân viên của Tập đoàn). Lực lượng này đã góp phần không nhỏ trong việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, phối hợp chặt chẽ với địa phương trong việc xây dựng phương

hơn 1.000 cán bộ chiến sĩ, góp phần chống bạo loạn theo sự điều động của Cơ quan quân sự địa phương trong 2 lần bạo loạn vừa qua ở Tây Nguyên.

- Tác động về mặt hiệu quả môi trường:

Bản thân ngành cao su là ngành thân thiên với môi trường, qua theo dõi trong nhiều năm các vùng đất phát triển cao su đã giúp nâng mực nước ngầm, cải tạo vi khí hậu vùng. Phát triển cao su trong nước đã góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tạo nên vùng cao su trên 500.000 ha đang phát triển tốt ở các vùng của đất nước, những vùng có cao su tập trung đã góp phần đáng kể vào việc cải tạo đất, giữ nguồn nước, tạo nên vùng có không khí trong lành, môi trường sinh thái cải thiện, nhiều nơi đã kết hợp viêc phát triển cao su với du lịch sinh thái.

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020. (Trang 49 - 51)