Điều kiện về mặt khoa học kỹ thuật và công nghệ:

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020. (Trang 92 - 112)

II. Điều kiện thực hiện định hướng phát triển:

2.4. Điều kiện về mặt khoa học kỹ thuật và công nghệ:

- Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất; triển khai nhanh việc chuyển giao, sử dụng giống mới có năng suất cao cho trồng mới cao su (kể cả nhập khẩu), áp dụng biện pháp canh tác tiên tiến, cải tiến quy trình khai thác mủ cao su để cao nâng năng suất khai thác cao su bình quân.

Đưa công nghệ thông tin vào quản trị doanh nghiệp, áp dụng các tiêu chuẩn quản lý theo hệ thống ISO, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm (HACCP) để nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Đầu tư nâng cấp Viện Nghiên cứu cao su Việt Nam đủ năng lực về trang thiết bị, cán bộ nghiên cứu để nghiên cứu lai tạo, tuyển chọn giống tốt có năng suất cao đáp ứng yêu cầu sản xuất.

Những tiến bộ kỹ thuật trong ngành cao su gắn liền với hoạt động kinh tế kỹ thuật của Viện kinh tế kỹ thuật cao su (IRCV). Viện kinh tế kỹ thuật cao su trong những năm qua đã đưa ra những quy trình kỹ thuật công nghiệp từ khâu chuẩn bị đất, giống, phương pháp trồng, liều lượng phân bón cho từng loại vườn cây đến khai thác, chế biến mủ,….

Về chọn đất: nên chọn tốt nhất là loại đất màu nâu đỏ, nâu vàng trên đất đá bazan, đất xám trên phù sa cổ với tầng dày trên 100 cm, độ dốc địa hình nhỏ hơn 15 độ, có khả năng thoát nước tốt. Cần lưu ý một số hạn chế mang tính cục bộ trong từng khu vực như: đất tầng nông do mực thuỷ cấp gần mặt đất; hiện tượng Glây _ ngập úng bề mặt, đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất cát,…; đất bị nhiểm chua, nhiễm mặn; độ dốc địa hình lớn gây xói mòn thoái hoá đất đặc biệt ở nhưng vùng có mưa lớn tập trung; độ cao địa hình nhỏ hơn 1.000 m.

Về xây dựng và thiết kế vườn cây: khai hoang bằng phương thức cơ giới kết hợp với thủ công, cần thiết kế các lô cao su theo phương án quy mô tối ưu 30 ha. Đối với các vùng Tây Nguyên, khu IV cũ và duyên hải miền

Trung cần xây dựng đai rừng chắn gió và hào chống gia súc để bảo vệ vườn cây cao su. Với các vùng có độ dốc lớn nên trồng theo đường đồng mức và bố trí trồng xen hợp lý để chống xói mòn, bảo vệ đất.

Về giống cây cao su: hiện nay chúng ta cần phát triển các loại giống cao su mới cho năng suất và chất lượng cao như GT 1, RRIM 600, PB 260, RRIV 1, IAN 873 – đây là nhưng giống cao su được Viện nghiên cứu cao su Việt Nam cũng như phía Trung Quốc trồng thử nghiệm và mang lại kết quả khả quan. Hàng được thiết kế theo bậc thang với mật độ 500 cây/ha. Ngoài ra còn có các loại giống mới do Viện nghiên cứu cao su lai tạo như RRIV 2, RRIV 3, RRIV 4, PB 255.

Bên cạnh đó, để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, trong thời gian trồng cây cao su chờ thu hoạch, chúng ta có thể trồng xen các loại cây ngắn ngày như bắp, đậu, bông vải,… để lấy ngắn nuôi dài, đem lai lợi nhuận kinh tế cao hơn trong khoảng thời gian chờ cây cao su đạt tuổi trưởng thành (khoảng 4 năm).

Áp dụng biện pháp RRIMFLOW _ sang chế mới trong ngành khai thác mủ cao su, khi sử dụng loại hoá chất này sẽ kích thích cây cao su tiết ra nhiều mủ do vậy giúp giảm thiểu thời gian lao động khai thác mủ cao su, tiết kiệm vỏ cây và tăng sản lương mủ, đặc biệt là áp dụng trong mùa khô sẽ đem lại hiệu quả rõ nét nhất.

Kết luận

Trong những năm vừa qua, ngành cao su đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong sản xuất kinh doanh, đóng góp cho ngân sách, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Các chỉ tiêu phát triển của ngành như diện tích, năng suất, sản lượng và xuất khẩu toàn ngành đều thực hiện vượt mục tiêu. So với mục tiêu tại quyết định 86/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tuy không đạt được mục tiêu về diện tích nhưng về diện tích kinh doanh, năng suất, sản lượng và xuất khẩu đều vượt xa chỉ tiêu phương án I và phương án II của toàn ngành và từng vùng. So với ngành cao su các nước trong khu vực, cao su Việt Nam không thua kém về chất lượng vườn cây, có năng suất xấp xỉ và cạnh tranh được về sản lượng.

Với chính sách ngày càng đổi mới, thông thoáng của Nhà nước cùng với sự nỗ lực của ngành cao su, tiềm năng và nội lực ngành sẽ tiếp tục được phát huy, vườn cây được chăm sóc và khai thác tốt, năng suất không ngừng tăng, cơ cấu sản phẩm ngày càng đa dạng, chất lượng sản phẩm ngày càng ổn định và nâng cao, giá thành thuộc loại thấp so với các nước trong khu vực, thị trường ngày càng mở rộng,… sẽ là những lợi thế để ngành cao su Việt Nam đủ khả năng cạnh tranh, hội nhập và phát triển.

Tồn tại chung của ngành là năng suất lao động còn thấp, chi phí sản xuất và chi phí xuất khẩu còn những bất hợp lý, công nghiệp chế biến các sản phẩm cao su kỹ thuật và cao su dân dụng còn chậm phát triển, cơ cấu sản phẩm cần tiếp tục chuyển đổi theo hướng tăng tỉ trọng mặt hàng thị trường có nhu cầu lớn như mủ kem, mủ SVR10,20 và giảm mặt hàng chất lượng cao như SVR 3L, tiếp tục ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng uy tín thương hiệu, giảm giá thành hơn nữa để nâng cao sức cạnh tranh.

Vụ kinh tế Nông nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Hà nội ngày... tháng...năm...

Vụ Kinh tế Nông nghiệp xác nhận sinh viên Phạm Mai Phương là sinh viên khoa Kế hoạch và Phát triển _ Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã thực tập ở Vụ từ ngày 04 tháng 01 năm 2008.

Trong thời gian thực tập, sinh viên Phạm Mai Phương đã có ý thức học tập nghiêm túc, chịu khó nghiên cứu tài liệu và có tư cách đạo đức tốt. Bản chuyên đề thực tập tốt nghiệp do sinh viên Phạm Mai Phương thực hiện với đề tài “Định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010-2020”có nội dung tốt, các thông tin được đề cập chính xác và có đóng góp vào việc nghiên cứu phát triển ngành cao su của Việt Nam hiện nay.

CHỮ KÝ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TM VỤ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP PHÓ VỤ TRƯỞNG

Danh mục tài liệu tham khảo

1. TS.Lê Huy Đức (2005), Một số vấn đề lý luận và phương pháp hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

2. Hoài Linh, “Diễn biến thị trường Thế giới 2006”, Thời báo kinh tế Việt Nam, Kinh tế 2006-2007.

3. CIM Viện nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương, Kinh tế Việt Nam năm 2006.

4. Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Công nghiệp, Bộ Công nghiệp (Hà Nội, tháng 9/2003) _ Chiến lược quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp hoá chất Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 (có tính đến thời điểm 2020).

5. Quyết định số 86/QĐ-TTg Phê duyệt Tổng quan phát triển ngành Cao su Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2005.

6. Tổng quan Cao su Việt Nam (tháng 6/1995) Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm.

7. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (2006-2010) và định hướng đến 2020 của Tổng công ty Cao su Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3/2006).

8. Tổng công ty Cao su Việt Nam _ Đề án chuyển đổi Tổng công ty Cao su Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (tháng 4/2006).

9. Nghị quyết số 56/2006/QH11 (từ ngày 16/5/2006 đến ngày 29/6/2006) của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam _ Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010.

10.Quyết định số 966/QĐ-TTg (Ngày 17/7/2006) về việc phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2006-2010 và định hướng phát triển đến 2020 của Tổng công ty Cao su Việt Nam.

11.Quyết định số 249/QĐ-TTg (ngày 30/10/2006) Về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

12.Quyết định số 248/QĐ-TTg (ngày 30/10/2006) Về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoan công nghiệp Cao su Việt Nam.

13.Dự án đầu trồng cao su tại tỉnh Kampongthom – Vương quốc Campuchia _ Chủ đầu tư: Công ty cổ phần cao su Tân Biên- Kampongthom (2007).

Phụ lục Phụ lục 1:

Kết quả sản xuất cao su vùng Đông Nam Bộ so với quy hoạch

Thành phần

kinh tế QĐ 86/TTg (ha) Thực hiện 2005 % thực hiện

PA I 270 314,898 116,6

- Quốc doanh 175 184,25 105,3

- Liên doanh 25 1,27 5,1

- Tư nhân và tiểu điền

70 129,378 184,8

PA II 300 314,898 116,6

- Quốc doanh 175 184,25 105,3

- Liên doanh 25 1,27 5,1

- Tư nhân và tiểu điền

100 129,378 129,4

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan.

Kết quả sản xuất theo các tỉnh vùng Đông Nam Bộ

Tỉnh PA IQĐ 86/TTg (ha)PA II Thực hiện 2005 PA I% thực hiệnPA II Toàn vùng 270.000 300.000 314.898 116,6 105,0 TP Hồ Chí Minh 10.000 19.000 2.962 29,6 15,6 Bình Phước Bình Dương 120.000 130.000 99.178 106.963 171,8 158,6 Tây Ninh 40.000 40.000 45.965 114,9 114,9 Đồng Nai 40.000 43.000 41.034 102,6 95,4 Bà Rịa - Vũng Tàu 60.000 68.000 18.796 31,3 27,6

Kết quả sản xuất cao su vùng Tây Nguyên so với quy hoạch

Thành phần

kinh tế QĐ 86/TTg (ha) Thực hiện 2005 % thực hiện

PA I 180 109,439 60,8

- Quốc doanh 60 81,513 135,9

- Liên doanh 75 - -

- Tư nhân và tiểu điền

45 27,926 62,1

PA II 330 109,439 33,2

- Quốc doanh 60 81,513 135,9

- Liên doanh 75 - -

- Tư nhân và tiểu điền

195 27,926 14,3

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan.

Kết quả sản xuất theo các tỉnh vùng Tây Nguyên

Tỉnh PA IQĐ 86/TTg (ha)PA II Thực hiện 2005 PA I% thực hiệnPA II Toàn vùng 180.000 330.000 109.439 60,8 33,2 Kontum 20.000 60.000 19.830 99,2 33,1 Gia Lai 90.000 150.000 58.301 64,8 38,9 Đăk Lăk Đăk Nông 70.000 120.000 22.809 8.499 44,7 26,1

Kết quả sản xuất cao su vùng duyên hải miền Trung so với quy hoạch

Thành phần kinh tế QĐ 86/TTg (ha) Thực hiện 2005 (ha) % Thực hiện

PA I 50.000 58.365 116,7

- Quốc doanh 15.000 29.311 195,4

- Liên doanh - - -

- Tư nhân và tiểu điền 35.000 29.054 83,0

PA II 70.000 58.365 83,4

- Quốc doanh 15.000 29.311 195,4

- Liên doanh - - -

- Tư nhân và tiểu điền 55.000 29.054 52,8

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan.

Kết quả sản xuất cao su theo tỉnh vùng duyên hải miền Trung

Tỉnh QĐ 86/TTg (ha)PA I PA II Thực hiện 2005 (ha) PA I% Thực hiệnPA II

Toàn vùng 50.000 73.000 58.365 116,7 80,0 Bắc Trung Bộ 30.000 42.000 40.096 133,7 95,5 Thanh Hoá 5.000 6.000 6.795 135,9 113,3 Nghệ An 6.000 10.000 3.383 56,4 33,8 Hà Tĩnh 2.000 3.000 4.123 206,2 137,4 Quảng Bình 6.000 8.000 7.672 127,9 95,9 Quảng Trị 9.000 12.000 11.626 129,2 96,9

Thừa Thiên - Huế 2.000 3.000 6.497 324,9 216,6

Nam Trung Bộ 20.000 28.000 18.269 91,3 65,2 Quảng Nam 2.000 4.000 2.542 127,1 63,6 Quảng Ngãi 3.000 5.000 1.745 58,2 34,9 Bình Định 4.000 5.000 Phú Yên 2.000 3.000 1.461 73,1 48,7 Khánh Hoà 2.000 3.000 - - - Bình Thuận 7.000 8.000 12.515 178,8 156,4

Phụ lục 2:

CÁC CÔNG TY CON CỦA

TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM

1. Các Tổng công ty do Tập đoàn công nghiệp Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con bao gồm:

• Tổng công ty cao su Đồng Nai.

• Tổng công ty công nghiệp cao su.

• Tổng công ty cao su Việt Lào.

2. Công ty con do Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ:

• Công ty cao su Dầu Tiếng (hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con).

• Công ty Tài chính cao su (công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên).

3. Các công ty do Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam nắm giữ trên 50%vốn điều lệ bao gồm:

- Các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn:

Công ty cổ phần cao su Hoà Bình.

Công ty cổ phần và đầu tư phát triển khu công nghiệp Hố Nai. Công ty cổ phần Sông Côn.

Công ty TNHH BOT 741 Bình Dương.

- Các công ty sẽ cổ phần hoá:

Công ty cao su Bà Rịa. Công ty cao su Bình Long.

Công ty cao su Phú Riềng. Công ty cao su Chư Păh. Công ty cao su Chư Prông. Công ty cao su Mang Yang. Công ty cao su Chư Sê. Công ty cao su Quảng Nam. Công ty cao su Hà Tĩnh. Công ty cao su Phước Hoà. Công ty cao su Lộc Ninh. Công ty cao su Tân Biên. Công ty cao su Krông Buk. Công ty cao su Eah Leo. Công ty cao su Kon Tum. Công ty cao su Bình Thuận. Công ty cao su Quảng Trị. Công ty cao su Quảng Ngãi. Công ty cao su Thanh Hoá.

Công ty TNHH một thành viên cao su Tây Ninh.

4. Các công ty liên kết do Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ:

- Các công ty cổ phần:

CTCP kho vận và dịch vụ hàng hoá.

CTCP Kỹ thuật xây dựng cơ bản và địa ốc cao su CTCP Đầu tư xây dựng cao su.

CTCP xây dựng và tư vấn đầu tư. CTCP Thương mại và Du lịch cao su. CTCP Fico ciment Tây Ninh.

CTCP khu công nghiệp Nam Tân Uyên. CTCP Đầu tư và xây dựng cầu Hàn.

CTCP Đầu tư và phát triển đô thị và khu công nghiệp Geruco. CTCP Thống Nhất.

CTCP Thuỷ điện cửa Đạt.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn:

Công ty TNHH BOT Cơ sở hạ tầng Đồng Tháp.

- Liên doanh:

Xí nghiệp liên doanh Visorutex.

5. Các đơn vị sự nghiệp có thu do Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam giữ 100% vốn:

- Viện nghiên cứu cao su Việt Nam.

- Trường Trung học kỹ thuật nghiệp vụ cao su. - Trung tâm y tế cao su.

Phụ lục 3:

TỔNG HỢP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM 2001-2005 CỦA TỔNG CÔNG TY CAO SU VIỆT NAM

Số

TT Chỉ tiêu ĐVT

Thực hiện kế hoạch năm

2001 2002 2003 2004 Ước 2005 Tổng cộng

I DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG

1 Diện tích cao su khai thác ha 164.901 167.573 168.130 174.421 176.031 851.057

Trong đó: cạo mới “ 5.574 4.168 8.037 6.794 7.260 31.805

2 Năng suất tấn/ha 1,32 1,41 1,54 1,67 1,70 1,53

3 Sản lượng cao su khai thác tấn 216.791 236.338 259.618 290.790 300.000 1.303.717 4 Sản lượng cao su chế biến “ 234.397 233.823 268.745 296.297 318.050 1.352.312

- Khai thác “ 227.887 225.969 252.350 273.671 300.000 1.279.877

- Thu mua “ 6.510 7.854 17.395 22.626 18.050 72.435

5 Sản lượng cao su gia công chế biến “ 19.925 9.239 12.691 14.016 - 55.871

6 Sản lượng cao su tiêu thụ “ 200.823 282.631 270.652 291.591 300.733 1.346.430

- Xuất khẩu trực tiếp “ 97.074 120.783 120.005 132.715 142.352 612.929

- Uỷ thác xuất khẩu “ 32.875 34.945 13.867 13.377 19.074 114.138

- Nội tiêu “ 70.874 126.903 136.780 145.499 139.307 619.363

7 Tồn kho cuối kì “ 71.268 30.364 26.135 41.886 35.209

II CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH 1 Giá thành

1.1 Giá thành tiêu thụ bình quân đ/tấn 7.684.703 7.699.804 10.227.432 12.158.038 13.000.000 10.354.983 1.2 Tổng giá thành 1.000đ 1.543.265.181 2.176.203.388 2.786.074.913 3.545.128.199 3.909.529.000 13.942.254.918

2 Giá bán

Trong đó: Doanh thu cao su “ 1.731.434.347 2.912.573.536 4.198.158.992 5.661.843.788 6.616.126.000 21.129.136.663 Doanh thu CN,DV “ 372.148.962 628.265.725 1.106.472.731 1.343.788.056 975.324.303 4.425.999.777

3 Tổng lợi nhuận trước thuế 166.834.392 784.334.300 1.576.543.243 2.385.103.632 3.003.522.966 7.916.338.93

3.1 Lợi nhuận SXKD “ 191.680.086 771.648.198 1.469.036.628 2.716.269.603 2.753.979.416 7.362.613.931 Trong đó: Lợi nhuận mủ cao su “ 188.169.166 745.371.945 1.430.190.000 2.116.661.589 2.706.597.702 7.186.990.402

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020. (Trang 92 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w