Giải pháp phát triển các dịch vụ mới

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ tại Trung tâm năng suất Việt nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 79)

2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT

2.5.Giải pháp phát triển các dịch vụ mới

Như chúng ta đã biết dịch vụ chính của trung tâm là dịch vụ tư vấn và đào tạo về năng suất chất lượng, mảng tư vấn và đào tạo chiếm tỉ trọng lớn trong doanh thu hàng năm của trung tâm đó là tư vấn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 và ISO 14000. Có rất nhiều doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ đó của trung tâm và hiện nay đối với hệ thống các doanh nghiệp đã sử dụng dịch

vụ của trung tâm thì trung tâm chưa có thêm dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu của họ. Chính vì thế, để họat động kinh doanh của trung tâm phát triển thì trung tâm cần phát triển thêm một số dịch vụ mới như:

2.5.1. Tư vấn cho doanh nghiệp về cách thức xây dựng và phát triển thương hiệu

Trong điều kiện kinh tế thị trường, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hết sức khốc liệt, cùng một sản phẩm có hàng trăm hàng ngàn doanh nghiệp tham gia cung ứng. Do đó khách hàng sẽ là người quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp thông qua việc họ lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp nào. Quyết định mua hàng của khách hàng là cả một quá trình và chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố trong đó có yếu tố niềm tin của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp mà họ chọn mua là tốt nhất đối với họ so với sản phẩm của các doanh nghiệp khác. Để có được niềm tin với khách hàng doanh nghiệp cần xây dựng hình ảnh uy tín của mình trên thị trường thông qua xây dựng và phát triển thương hiệu. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào khi tham gia vào kinh doanh trên thị trường cũng có thể tự mình xây dựng và phát triển thương hiệu được chính vì thế họ rất cần sự giúp đỡ tư vấn của các chuyên gia. Theo nghiên cứu của Trung tâm thì dịch vụ tư vấn về hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu đang được doanh nghiệp hết sức quan tâm. Trung tâm lại hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và trung tâm cũng có uy tín trên thị trường trong việc cung cấp dịch vụ tư vấn về các công cụ quản lý nên đây sẽ là cơ hội hấp dẫn đối với trung tâm. Vì vậy, để phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của mình trung tâm nên có kế hoạch cung ứng dịch vụ tư vấn xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực khá mới mẻ nên để có thể cung ứng được dịch vụ này và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì trung tâm cần thu hút các nhân viên vào việc hình thành và tổ chức thực hiện dịch vụ mới, điều này đòi hỏi các nhân viên của trung tâm phải đạt được đến một trình độ nhất định, đồng thời công tác tổ chức quản lý phải thực hiện tốt. Trung tâm cần phải tạo ra cơ sở hạ tầng cần thiết cho sự thành công của dịch vụ mới này nên trung tâm cần có thêm một đội

ngũ nhân viên được đào tạo về chuyên môn, có thể gửi một số nhân viên đi đào tạo ở nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm của nước bạn, các trang thiết bị cần thiết và phải có chiến dịch quảng bá loại hình dịch vụ mới này.

2.5.2. Tư vấn về đánh giá hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp

Như đã phân tích ở phần thực trạng, có nhiều doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tư vấn áp dụng ISO 9000 hay một số công cụ hỗ trợ phát triển của trung tâm và đã được cấp chứng chỉ nhưng vấn đề mà nhiều doanh nghiệp hiện quan tâm đó chính là cách thức đánh giá hiệu quả họat động của doanh nghiệp trước và sau khi có áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đó. Mặc dù trong quá trình tư vấn áp dụng thì các chuyên gia cũng đã tư vấn cách thức đánh giá nội bộ nhưng nhiều doanh nghiệp thực hiện không tốt và một thực tế hiện nay ở Việt Nam các doanh nghiệp mặc dù đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn nhưng hiệu quả chưa cao. Chính vì vậy, các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn đánh giá hiệu quả hoạt động của mình để từ đó có các biện pháp điều chỉnh hoạt động kinh doanh cho hiệu quả, trung tâm lại có tiềm lực để phát triển dịch vụ này vì đây chính là lĩnh vực mà trung tâm có nhiều hiểu biết mà hơn nữa nó nằm trong phạm vi chuyên môn của trung tâm và đây cũng chính là một hướng phát triển dịch vụ mà trung tâm có thể tính đến trong thời gian tới. Tuy nhiên, để có thể tiến hành cung ứng dịch vụ này thì trung tâm cần phải có thêm các chuyên gia tư vấn mới đủ để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp.

2.5.3. Tư vấn về hệ thống quản lý thông tin doanh nghiệp

Trong thời đại công nghệ thông tin, trong môi trường kinh doanh cạnh tranh hết sức khốc liệt, thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp, nó có thể sẽ đem lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp biết thu thập, xử lý và sử dụng thông tin hợp lý, một hệ thống thông tin nhanh nhạy sẽ góp phần giúp doanh nghiệp thành công rất lớn. Tuy nhiên hệ thống thông tin của doanh nghiệp nếu không tốt những thông tin nội bộ bị ‘rò rỉ’ ra ngoài thì có thể gây nhiều bất lợi cho doanh nghiệp trong nhiều trường hợp doanh nghiệp có thể bị phá sản. Do đó một trong những vấn đề đang được doanh nghiệp quan tâm nhiều hiện nay đó là cách thức quản lý thông tin doanh nghiệp. Hiện nay, trung tâm năng suất chưa có dịch vụ tư vấn cách thức quản lý thông

tin doanh nghiệp, tuy nhiên trong thời gian tới đây có thể là một dịch vụ mang lại nguồn thu lớn cho trung tâm.

Trong quá trình xây dựng dịch vụ mới thì trung tâm cần hướng các nhân viên của mình tham gia nhiều hơn và thực hiện kiểm tra dịch vụ mới đối với khách hàng, phát hiện lòng tin và tìm hiểu lòng tin của khách hàng vào dịch vụ mới, tìm hiểu các yếu tố quyết định hành vi của khách hàng và hướng dẫn họ sử dụng dịch vụ mới, tùy theo mức độ của dịch vụ mà trung tâm cần có kế hoạch triển khai thích hợp.

Với mong muốn trung tâm ngày càng nâng cao uy tín của mình và tăng khả năng cạnh, bài vỉết này đã đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ tại trung tâm, tuy nhiên do thời gian nghiên cứu có hạn nên bài viết mới chỉ đưa ra được những giải pháp mang tính khái quát, để triển khai thực hiện thì cần phải nghiên cứu những thể thức chi tiết và cụ thể hơn cho từng giải pháp.

KẾT LUẬN

Như vậy, Trong quá trình toàn cầu hóa, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Quan điểm “Thế giới phẳng” tạo ra rất nhiều cơ hội cho các nước đang phát triển như Việt Nam nhưng cũng mang đến những thách thức, rào cản không dễ gì vượt qua. Bối cảnh này đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục cải thiện hệ thống của mình, nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm, tạo ra những đột phá tác động đến tất cả các hoạt động chính như: nghiên cứu phát triển, hoạch định, marketing, tài chính, nhân lực,… Nhiều năm trải qua nền kinh tế bao cấp, các doanh nghiệp Việt Nam tập trung chủ yếu vào sản xuất những sản phẩm dựa trên kế hoạch của nhà nước, họ không cần một hệ thống phân phối chuyên nghiệp để bán sản phẩm mà sản phẩm đã được đặt hàng từ trước với số lượng hạn chế để phân phát cho một lượng khách hàng lớn với vô số nhu cầu. Ngày nay, môi trường kinh tế đang chuyển đổi với tốc độ chóng mặt đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật các thông tin, phương pháp mới và áp dụng những công nghệ mới như các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế, các công cụ cải tiến năng suất chất lượng. Gia nhập vào WTO, nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với những thách thức không nhỏ và nền kinh tế phải trở nên cạnh tranh hơn để bắt kịp các quốc gia khác trong khu vực. Cách duy nhất để một công ty cạnh tranh được với các công ty khác là đổi mới tư duy, thay đổi thái độ trong kinh doanh, quan tâm đến tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và có những giải pháp, chính sách phù hợp để thúc đẩy năng lực của nhân viên và người quản lý. Vì vậy, nhu cầu được đào tạo và tư vấn về năng suất chất lượng ngày càng nâng cao.

Hoạt động theo mô hình hạch toán độc lập, VPC thực hiện vai trò là cơ quan năng suất quốc gia thúc đẩy phong trào năng suất chất lượng thông qua các lĩnh vực tư vấn đào tạo và cung cấp các dịch vụ cải tiến. Nguồn thu nhập chính

cuả VPC là từ những dịch vụ đào tạo và tư vấn. Chính vì vậy, để tồn tại và phát triển bền vững trung tâm cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ.

Trong khoảng thời gian thực tập, thông qua nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh của trung tâm, tôi đã viết đề tài này nhằm đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ tại trung tâm.

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự ủng hộ và cổ vũ của ban lãnh đạo và các cán bộ của Trung tâm NSVN, sự giúp đỡ về số liệu của các Phòng tại VPC Hà Nội, đặc biệt đã nhận được sự hướng dẫn khoa học của cô giáo, PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Hương - cán bộ giảng dạy tại khoa Quản trị kinh doanh Thương Mại -Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, sự truyền đạt kiến thức các môn học của các thầy giáo, cô giáo đã tham gia giảng dạy cho chương trình. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự quan tâm giúp đỡ đó.

Do khả năng còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong được tiếp thu những ý kiến đóng góp để tiếp tục hoàn thiện đề tài trong quá trình áp dụng vào thực tiễn tại Trung tâm Năng suất Việt Nam.

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU...1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG...3

1. KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ ...3

1.1. Khái niệm dịch vụ...3

1.2. Phân loại dịch vụ...6

1.3. Các đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ...8

1.4. Vai trò của hoạt động kinh doanh dịch vụ ...12

2. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG...13

2.1. Nghiên cứu và xác định nhu cầu thị trường về loại dịch vụ mà doanh nghiệp lựa chọn để kinh doanh...14

2.2. Xây dựng chiến lược kinh doanh...15

2.3. Huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực đưa vào kinh doanh...15 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4. Tổ chức các hoạt động cung ứng dịch vụ và xúc tiến thương mại...16

2.5. Quản trị vốn, chi phí và nhân sự trong hoạt động kinh doanh dịch vụ..16

3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG...17

3.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô...17

Môi trường chính trị và luật pháp...18

3.2. Các yếu tố thuộc môi trường tác nghiệp...18

3.3. Môi trường nội bộ...19

Nguồn nhân lực ...19

Trình độ tiên tiến của trang thiết bị, công nghệ của doanh nghiệp...20

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ Ở TRUNG TÂM NĂNG SUẤT VIỆT NAM...22

1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRUNG TÂM NĂNG SUẤT VIỆT NAM 22 1.1. Sự hình thành và phát triển...22

1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của trung tâm ...25

1.3. Lao động của trung tâm năng suất Việt Nam. ...31

1.4. Các hoạt động chủ yếu của trung tâm năng suất Việt Nam...34

2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA TRUNG TÂM NĂNG SUẤT VIỆT NAM...39

2.1. Sự cần thiết của dịch vụ tư vấn, đào tạo về năng suất chất lượng. ...39

2.2. Dịch vụ đào tạo tư vấn của Trung tâm năng suất Việt Nam. ...41

2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ của trung tâm năng suất Việt Nam...42

2.4. Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ của trung tâm năng suất Việt Nam...55

1. DỰ BÁO NHU CẦU VỀ DỊCH VỤ TƯ VẤN, ĐÀO TẠO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG TRONG THỜI GIAN TỚI...58

2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA TRUNG TÂM NĂNG SUẤT VIỆT NAM...64

2.1. Nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực...64

2.2. Cải tiến công nghệ tư vấn, đào tạo...67

2.3. Đơn giản hóa các thủ tục...68

2.4. Ứng dụng Marketing vào hoạt động dịch vụ của trung tâm...68

2.5. Giải pháp phát triển các dịch vụ mới...71

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ tại Trung tâm năng suất Việt nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 79)