Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ của trung tâm năng

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ tại Trung tâm năng suất Việt nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 55 - 58)

2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA

2.4.Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ của trung tâm năng

tâm năng suất Việt Nam

Trung tâm năng suất đã được đánh giá và cấp ISO 9001:2000 cho toàn bộ hoạt động của trung tâm, điều đó đã phần nào cho thấy phần nào chất lượng tư vấn của trung tâm. Trải qua một thời gian dài hoạt động trên thị cung cấp dịch vụ tư vấn, đào tạo về hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống các công cụ để nâng cao năng suất chất lượng tốt nhất ở Việt Nam. Với đội ngũ chuyên viên tư vấn có khả năng làm việc độc lập, chuyên nghiệp, năng động, tự tin và sáng tạo đã phần nào tạo uy tín và niềm tin của khách hàng đối với dịch vụ của Trung tâm. Và đơn vị đã thiết lập được mạng lưới khách hàng tham gia vào dịch vụ tư vấn của trung tâm lên tới hàng ngàn doanh nghiệp/ tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau. Có hơn 500 doanh nghiệp đã đang áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, và các công cụ hỗ trợ phát triển với sự tư vấn hỗ trợ của trung tâm và hơn 20000 cán bộ đến từ các đơn vị, các tổ chức, doanh nghiệp tham gia các khóa đào tạo về năng suất chất lượng của trung tâm là những con

số thuyết phục để khẳng định phần nào chất lượng dịch vụ của trung tâm. Hiện nay, trung tâm vẫn được đánh giá là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực năng suất chất lượng với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, lượng thông tin, kiến thức mới về lĩnh vực năng suất chất lượng được cập nhật hàng ngày, hàng giờ góp phần tạo nên uy tín và những thành công cho hoạt động tư vấn của trung tâm. Trong thời gian tới trung tâm sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động dịch vụ thông qua việc cung cấp thêm các kiến thức về công cụ quản lý mới cho các doanh nghiệp và dự kiến số lượng hợp đồng sẽ tăng lên nhiều. Các doanh nghiệp thì nhìn chung đều có những đánh giá khá cao về khả năng cung cấp dịch vụ tư vấn của trung tâm và điều đó là một tài sản vô gía đối với trung tâm vì nó tạo điều kiện cho trung tâm có thể phát triênt bền vững trên thị trường. Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đã đạt được thì trung tâm đang gặp phải một số khó khăn trong hoạt động kinh doanh dịch vụ đó là:

Đầu tiên, phải nói đến sự cạnh tranh về chất lượng dịch vụ tư vấn của trung tâm với các tổ chức khác, mặc dù là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực năng suất chất lượng ở Việt Nam chất lượng dịch vụ đã được nâng cao nhưng hiện nay trong nước có khá nhiều tổ chức tư vấn của nước ngoài về lĩnh vực này họ có bề dày kinh nghiệm hơn là trung tâm trong lĩnh vực tư vấn chất lượng hơn nữa một số khách hàng trong nước lại thích “dùng đồ ngoại” phần nào gây khó khăn cho trung tâm trong việc cạnh tranh với các tổ chức đó trên thị trường.

Thứ hai là, sự cạnh tranh của trung tâm về giá với các tổ chức tư vấn tư nhân trên thị trường, trong giai đoạn đầu kinh doanh dichụ vụ tư vấn về năng suất chất lượng là khá mới mẻ nên chưa có nhiều tổ chức tư nhân kinh doanh, hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều tổ chức tư vấn về năng suất chất lượng chào giá rất thấp điều đó sẽ thực sự gây khó khăn cho trung tâm nếu không tìm ra giải pháp phù hợp.

Thứ ba là, một bộ phận không nhỏ chuyên viên tư vấn rời bỏ trung tâm. Như đã nói ở phần lao động ở trung tâm thì hàng năm một số lượng không nhỏ nhân viên của trung tâm rời bỏ trung tâm. Là một đơn vị có một đội ngũ nhân

viên trẻ, có trình độ, họ là những người năng động, sáng tạo có hoài bão và nhạy cảm. Có được đội ngũ nhân viên như vậy là điều tốt cho đơn vị song không tránh khỏi việc có nhiều người sẽ rời bỏ đơn vị để đi tìm cho mình những cơ hội mới hay có thể là họ sẽ tìm kiếm cho mình một môi trường mới để thử sức. Nhưng cho dù là nguyên nhân gì đi nữa, sự ra đi của những người nhân viên đó gây khó khăn cho trung tâm. Trung tâm mất đi những người có kinh nghiệm chuyên môn, gây mất cân đối nguồn nhân lực và gây khó khăn cho trung tâm trong việc tìm nhân viên thay thế.

Thứ tư là, thị trường tiềm năng chưa khai thác triệt để, nhiều mảng thị trường nhỏ còn bỏ ngỏ. Thông qua các hoạt động quảng bá, hội nghị, hội thảo … Các công ty lớn và vừa đã biết đến VPC, vì vậy hợp đồng trong giai đoạn trước năm 2005 khá thuận lợi, nhiều khi khách hàng tự tìm đến VPC để yêu cầu cung cấp các dịch vụ tư vấn, đào tạo mà chủ yếu là về ISO 9000. Hiện nay phần lớn các khách hàng loại này đã có ISO 9000, còn VPC lại chưa có những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của các đối tượng này, vì vậy đang có khoảng trống về thị trường đối với các khách hàng này, đặc biệt là đối với các khách hàng đã sử dụng dịch vụ tư vấn của VPC. Thị trường cho hoạt động chính của VPC (tư vấn và đào tạo về ISO 9000) hiện nay là các doanh nghiệp nhỏ và các cơ quan nhà nước, tuy nhiên hoạt động tuyên truyền quảng bá của VPC lại ít tới được các đối tượng này. Trong khi đó, các phương pháp marketing khác hiện chưa thực sự nhanh, nhạy, linh hoạt và hiệu quả so với các công ty tư nhân, nhất là các công ty mới thành lập 2-3 năm qua. Hiện các công ty tư nhân này rất chú trọng vào việc đầu tư cho marketing theo phương pháp “direct marketing” với lực lượng nhân viên sales khá đông, có khi bằng hoặc hơn cả số cán bộ tư vấn. Những vấn đề này lý giải việc VPC đã gặp khó khăn trong vấn đề tìm kiếm khách hàng trong một số năm qua.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ TẠI TRUNG TÂM

NĂNG SUẤT VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ tại Trung tâm năng suất Việt nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 55 - 58)