1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRUNG TÂM NĂNG SUẤT VIỆT NAM
1.3. Lao động của trung tâm năng suất Việt Nam
Con người là yếu tố cơ bản của mọi hoạt động xã hội. Bất kỳ tổ chức ra đời, tồn tại và phát triển thì đều cần phải có con người và hoạt động lao động của họ. Như vậy, lao động đóng vai trò là hết sức quan trọng trong hoạt động của tổ chức kinh tế. Con người với những kiến thức căn bản và trình độ chuyên môn tốt sẽ trở thành tài sản vô giá của tổ chức. Trung tâm năng suất Việt Nam có đội ngũ 66 cán bộ nhân viên hầu hết là những cán bộ trẻ đã qua đào tạo với cơ cấu trình độ như sau:
Biểu 2: Bảng mô tả cơ cấu trình độ cán bộ nhân viên của VPC
TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN SỐ NGƯỜI (NGƯỜI) TỈ LỆ TƯƠNG ĐỐI (%)
Thạc sĩ 12 18,18
Đại học 47 71.21
Cao đẳng 2 3.03
Trung cấp 5 7.58
Tổng số 66 100
Biểu hình 3: Cơ cấu trình độ lao động của Trung tâm năng suất
Qua biểu đồ cơ cấu trình độ ở trên ta thấy: tất cả cán bộ công nhân viên của VPC đều đã qua đào tạo chuyên nghiệpvà có trình độ chuyên môn; tỉ lệ nhân viên có trình độ đại học là rất cao chiếm 71.21%. Và với phương châm “người lao động là cơ sở hạ tầng quan trọng nhất” trung tâm năng suất đã và đang có những chương trình đào tạo, bồi dưỡng lực lượng cán bộ về năng lực chuyên môn, năng lực quản lý để có một đội ngũ cán bộ nhân viên ngày càng mạnh cả về chất lượng và số lượng. Tuy nhiên, VPC hiện đang gặp khó khăn trong việc duy trì tỉ lệ tăng trưởng. Từ năm 2005, số lượng hợp đồng tư vấn đã giảm hẳn. Điều này không có nghĩa là nhu cầu thị trường giảm. Nguyên nhân chính là do số lượng những công ty tư vấn tư nhân trong cùng lĩnh vực đã tăng lên buộc VPC phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường và phải khẳng định mình bằng chất lượng của dịch vụ cung cấp thông qua việc tổ chức hiệu quả một đội ngũ chuyên gia, cán bộ lành nghề, có trách nhiệm cao với công việc và luôn sáng tạo, tiên phong trong dịch vụ mới. Nhận thức rõ giá trị của nguồn nhân lực cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp nhưng VPC vẫn không tránh khỏi những khó khăn, thách thức trong việc thu hút, duy trì lực lượng cán bộ này. Theo số
liệu thu thập từ các báo cáo của Trung tâm, thì từ cuối năm 2004 đến đầu năm 2007, tỷ lệ nhân viên nghỉ việc tăng lên. Điều này gây ảnh hưởng đến các hoạt động của VPC bởi lý do thiếu cán bộ có năng lực đảm nhận các công việc chuyên môn. Dưới đây là thống kê về tổng số nhân viên và tỉ lệ nhân viên nghỉ việc giai đoạn 2003 - 2007.
Biểu 4: Số lượng nhân viên VPC từ năm 2003-2007 và tỷ lệ nhân viên nghỉ việc
Năm Số lượng nhân viên Số lượng nghỉ việc Tỉ lệ nghỉ việc (xấp xỉ) Ghi chú 2003 85 8 8% 2004 89 8 9% 2005 75 8 9% 2006 62 13 18% 2007 56 8 13% Cuối tháng 7
(Theo báo cáo hàng năm của Trung tâm Năng suất Việt Nam)
Năm 2004, số lượng nhân viên của VPC đã tăng lên và số nhân viên nghỉ việc là khoảng 9%. Tuy nhiên, năm 2005 - 2006, VPC có biến động về mặt tổ chức đó là giám đốc Trung tâm Năng suất Việt Nam quyết định chuyển công tác lên Bộ, thay đổi lớn này đã làm ảnh hưởng đến tâm lý của cán bộ, gây ra gián đoạn trong nhiều hoạt động, các quá trình tác nghiệp mất ổn định, hiệu quả công việc cũng bị suy giảm, doanh thu thấp và kèm theo đó là nguồn lương thưởng cho các CBNV cũng bị hạn chế. Đây là một trong những lý do quan trọng và tương đối nhạy cảm để dẫn tới việc một số cán bộ chuyển đi nơi khác tìm nguồn thu nhập tốt hơn.
Giai đoạn 2005-2007 nhiều tổ chức/doanh nghiệp đang cần mở rộng, củng cố và phát triển với sự mở cửa thị trường lao động khi Việt Nam gia nhập WTO dẫn tới hệ quả là sẽ có nhiều sự lựa chọn công việc phù hợp, thị trường nhân lực chất lượng cao trở nên rất sôi động. Trong bối cảnh giám đốc cũ đã chuyển đi một số anh em cán bộ trong VPC cũng ra đi tìm kiếm những cơ hội và thử thách
mới. Việc lãnh đạo mới về VPC không thể ngay lập tức ổn định trong bối cảnh VPC đang gặp nhiều khó khăn về công việc, con người, cơ chế lương bổng. Một số người mặc dù đã được đào tạo tương đối bài bản ở VPC bỗng nhiên hoài nghi về khả năng và tương lai phát triển của VPC nên đã ra đi theo bạn bè, theo lời đề nghị của các Tổ chức/Doanh nghiệp khác.
VPC là đơn vị quản lý nhà nước nhưng lại hoạt động theo cơ chế tự bảo đảm kinh phí hoạt động, không phải là công ty liên doanh, không phải là công ty nước ngoài, đương nhiên lương không thể cao như 1 tổ chức/Doanh nghiệp khác. Lực lượng cán bộ trẻ ở VPC muốn tìm kiếm các cơ hội khác hoặc một số cán bộ quản lý muốn thay đổi công việc hoặc muốn ra hoạt động độc lập dưới các hình thức như lập công ty TNHH….
Cuối năm 2007, số lượng nhân viên tăng lên 66 cán bộ và số người nghỉ việc có phần giảm đi và bắt đầu đi vào ổn định. Vấn đề chiến lược của nguồn nhân lực đặt ra hiện nay là làm thế nào để duy trì và tăng cường đội ngũ cán bộ đào tạo và tư vấn thực sự có năng lực luôn cập nhật những kiến thức chuyên môn mới, không ngừng tích lũy và chia sẻ kinh nghiệm, đồng thời phải phát huy hiệu quả chính sách phát triển con người để tiếp tục hướng tới đạt được mục tiêu đã đề ra trong giai đoạn mới.