I. Khái quát về đặc điểm KT XH Hà Nội và các vùng phụ cận
2. Tác động KT XH của Hà Nội tới các vùng phụ cận
Theo nghị quyết số 15 NQ/TW, ra ngày 15 – 12 – 2000 của Bộ chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001- 2010 đã xác định thủ đô Hà Nội “ là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính
quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh kế và giao dịch quốc tế ”. Pháp lệnh Thủ đô của Uỷ ban Thường vụ quốc hội cũng khẳng định: “ thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước, là nơi đặt trụ sở của các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế và là nơi diễn ra các hoạt động đối nội, đối ngoại quan trọng nhất của đất nước ”.
Chính những lợi thế cũng như vai trò vị trí quan trọng đó, thủ đô Hà Nội đã có ảnh hưởng tác động khá lớn về kinh tế xã hội tới các đô thị phụ cận.
Tác động đầu tiên là hiệu ứng lan toả. Thực tế các nước chứng minh đô thị hoá của quốc gia dưới 10 % thì ảnh hưởng lan toả của đô thị không đáng kể. Khi mức độ đô thị hoá vào khoảng 20 % – 30 % như ở Việt Nam hiện nay ( trong đó tỷ lệ đô thị hoá toàn vùng Thủ đô là 23% ) thì đô thị có ảnh hưởng lan toả đến 25% - 35 % dân số cả nước. Như vậy, với tốc độ đô thị hoá của Hà Nội hiện nay, hiệu ứng lan toả đến các đô thị phụ cận là rất lớn về kinh tế - xã hội.
Bên cạnh đó, Thủ đô Hà Nội còn có tác động phân cực đến các đô thị xung quanh. Đây là tác động tiêu cực của sự tăng trưởng của một cực đến phạm vi ảnh hưởng của nó. Tác động tiêu cực được thể hiện như là sự tăng chênh lệch trong thu nhập bình quân đầu người giữa vùng phát triển và vùng chưa phát triển, càng làm tăng bất bình đẳng vùng. Hơn nữa, các nguồn lực như vốn tài nguyên lao động...của vùng khó khăn bị di chuyển đến Thủ đô để hưởng lợi tức cao hơn, gây ảnh hưởng đến vùng chậm phát triển làm cho vùng chậm phát triển đã khó khăn càng khó khăn hơn. Theo niên giám thống kê năm 2004, Thủ đô Hà Nội và các đô thị phụ cận đã có sự chênh lệch khá lớn về trình độ phát triển kinh tế, về cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như GDP bình quân đầu người, năng lực cạnh tranh của chính quyền cấp tỉnh để thu hút thành phần kinh tế tư nhân đầu tư phát triển...
Như vậy, để phát huy tối đa được tác động lan toả, giảm thiểu tác động phân cực của thủ đô Hà Nội – đô thị trung tâm trong Vùng thủ đô cũng như tác động của Vùng thủ đô đến các vùng khác trong miền bắc, chúng ta cần có một cơ chế
điều hành phối hợp giữa các đô thị trong Vùng thủ đô cũng như ngoài vùng để Vùng thủ đô sẽ trở thành cực tăng trưởng tạo điều kiện phát triển một số ngành động lực có tác dụng lôi kéo hỗ trợ các vùng các ngành khác cùng phát triển.
II.Nội dung cơ chế điều phối giữa các cơ quan chức năng về thực hiện phát triển quy hoạch đô thị Hà Nội và các vùng phụ cận thực hiện đến năm 2020:
1. Tầm nhìn Vùng thủ đô năm 2020:
Ngày 6/3/2008, Bộ Xây dựng đã có tờ trình số 11/TTr – BXD lên Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng Vùng thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Cơ quan chủ trì tổ chức lập đồ án Quy hoạch Xây dựng Vùng thủ đô là Bộ Xây dựng với sự tham gia nghiên cứu của các chuyên gia tư vấn nước ngoàn từ Cộng hoà Pháp, Mỹ và Australia. Đồ án được báo cáo xin ý kiến trước nhiều nhà quy hoạch đô thị, chuyên gia quốc tế, các tổ chức như WB, ADB, JICA....và một số nhà đầu tư.
Mục tiêu phát triển của bản quy hoạch là nhằm phát huy mọi tiềm năng lợi thế của vùng Hà Nội nhằm phát triển thủ đô Hà Nội có đầy đủ chức năng và vị thế của một trung tâm đô thị hiện đại trong khu vực Đông Nam Á và Châu A, đồng thời giải quyết những bất cập, những mâu thuẫn đang tồn tại, ảnh hưởng tới quá trình phát triển chung cho cả vùng Hà Nội. Phát triển hài hoà, nâng cao chất lượng hệ thống đô thị trong vùng nhằm giảm sự tập trung quá tải vào thủ đô Hà Nội trên cơ sở xây dựng hệ thống hạ tầng kĩ thuật diện rộng cấp vùng, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế vùng và bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững cho toàn vùng.
Năm 2020 Hà Nội trở thành một đô thị văn minh, hiện đại của khu vực với dân số 4,5 – 5 triệu người; phát huy vai trò trung tâm lớn về văn hoá, khoa học – công nghệ, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Vùng thủ đô trở thành Vùng thành phố thịnh vượng,trung tâm văn hoá, khoa học – công nghệ , giáo dục đào tạo của các nước và có vị thế quan trọng của khu vực và quốc tế. Dân số vùng thủ đô khoảng 14,5 – 15 triệu người, trong đó khoảng 55 – 60 % dân đô thị. Trên địa bàn vùng thủ đô, thể chế kinh tế thị trường định hướng Xã
Hội Chủ Nghĩa được thiết lập và vận hành thông suốt; hình thành rõ nét các yếu tố kinh tế tri thức, đô thị được cải tạo và xây dựng theo hệ thống đồng bộ hiện đại,hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Vùng thủ đô Hà Nội đóng góp tích cực vào việc hình thành và phát triển hai hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội - Hải phòng, Quảng Ninh, và Nam Ninh - Lạng Sơn – Hà Nội - Quảng Ninh, Hải Phòng, không gian kinh tế xã hội của vùng thủ đô được mở rộng hợp lý và phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, các tỉnh trong vùng thủ đô được phát triển mạnh và bền vững. Hình thành mạng lưới công nghiệp áp dụng công nghệ cao và phát triển công nghệ sinh thái. GDP bình quân đầu người và mức sống nhân dân trong vùng tăng lên khoảng 3 lần so với hiện nay, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Phạm vi lập quy hoạch của Vùng thủ đô Hà Nội bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính thủ đô Hà Nội và 7 tỉnh: Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Hoà Bình có tổng diện tích tự nhiên khoảng 13.436 km2 với dân số khoảng 11.800.000 người. Phạm vi nghiên cứu bao gồm cả vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và 14 tỉnh, thành phố ảnh có liên quan đến không gian phát triển kinh tế - xã hội của vùng trong tầm nhìn hướng tới 2050 như: Bắc Giang, Thái Nguyên, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá, Lạng Sợ, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang; tổng diện tích 75.099 km2, dân số khoảng 19.053.000 người.
Bản đồ định hướng phát triển không gian quy hoạch xây dựng thủ đô Hà Nội.
Như vậy , đến năm 2050, Vùng Thủ đô Hà Nội sẽ là vùng kinh tế tổng hợp lớn của quốc gia và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; là khu vực phát triển năng động ,có môi trường đầu tư thuận lợi, chất lượng đô thị cao, đảm bảo phát triển bền vững. Đồng thời, đây cũng sẽ là Trung tâm chính trị, văn hoá - lịch sử, khoa học, giáo dục – đào tạo và du lịch lớn cuả cả nước.
Về phân vùng phát triển, vùng thủ đô được phân thành 2 vùng chính: Vùng đô thị hạt nhân và phụ cận bao gồm:
+Thủ đô Hà Nội là đô thị hạt nhân của vùng.
+Vùng phụ cận xác định trong phạm vi bán kính 25 – 30 km ( gồm các huyện thị của Hà Nội và các tỉnh giáp ranh như Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc ) có chức năng hỗ trợ phát triển và mở rộng đô thị trung tâm, là các vùng giao thoa, lan toả sự phát triển giữa Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. Vai trò của khu vực này là tạo các vành đai xanh cung cấp sản phẩm nông nghiệp,
thực phẩm cho Thủ đô, đồng thời phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống và dịch vụ du lịch văn hoá, sinh thái...
+Vùng phát triển đối trọng ( phạm vi 30 – 60 km ) được chia thành ba phân vùng lớn:
• Vùng đối trọng phía Tây của Thủ đô Hà Nội gồm Hà Tây và Hoà Bình.
• Vùng đối trọng phía Bắc – Đông Bắc gồm các khu vực phía Bắc sông Hồng và dọc theo hành lang trục đường 18 là vùng địa hình bán sơn thuộc địa thuộc Vĩnh Phúc, phía Nam các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh.
• Vùng đối trọng phía Đông và Đông Nam được xác định theo các tuyến giao thông hướng biển, là vùng địa hình đồng bằng của Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam chuyển tiếp ra vùng duyên hải với các đặc trưng của Đồng bằng châu thổ sông Hồng...
Vùng động lực phát triển kinh tế, công nghiệp, dịch vụ tập trung trên trục kinh tế giữa đô thị hạt nhân Thành phố Hà Nội với Thành phố Hải Phòng và Thành phố Hạ Long, trong đó, đô thị Hải Dương đóng vai trò đô thị trung tâm cấp vùng, phát triển công nghiệp nhẹ, kỹ thuật cao và hỗ trợ phát triển các loại công nghiệp chế biến của vùng đồng bằng phía Nam – Đông Nam đồng bằng sông Hồng.
Các đô thị lớn cấp trung tâm vùng là thành phố Hải Dương, Hoà Bình, Vĩnh Yên, trong đó đặc biệt thúc đẩy vai trò của Thành Phố Hải Dương tương lai là một đô thị lớn.
Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội cũng nêu rõ các chương trình, dự án lớn cần được triển khai trong quy hoạch xây dựng vùng thủ đô Hà Nội gồm: Dự án xây dựng quy hoạch hệ thống đô thị và mạng lưới dân cư trong vùng; Dự án quy hoạch các vùng chức năng ( trung tâm vùng, vùng công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ du lịch....); Dự án quy hoạch và xây dựng các trục giao thông vùng ( vành đai 4,5 của thủ đô Hà Nội, quốc lộ 18, quốc lộ 5 mới,
phát triển mở rộng đường Láng Hoà Lach, xây dựng hệ thống giao thông công cộng trong vùng ).
2. Hội đồng điều phối vùng Thủ đô và nhiệm vụ chính của hội đồng điều phối vùng Thủ đô.
Hiện nay theo cấp hành chính của nước ta phân làm 4 cấp: cấp trung ương, cấp tỉnh và cấp thành phố trực thuộc trung ương, cấp huyện, quận và cấp xã, phường. Nhà nước đang tiến hành phân cấp, thực hiện phi tập trung hoá. Hiện không có cấp vùng mặc dù có vùng kinh tế trọng điểm, vùng liên tỉnh, 8 vùng sinh thái, và gần đây nhất xuất hiện các vùng thành phố lớn. Bên cạnh đó, việc hình thành các vùng thành phố lớn như vùng thủ đô Hà Nội là thực trạng khách quan nhưng việc liên kết và hợp tác về phát triển và quản lý vùng thủ đô mới được phát triển trên một số lĩnh vực kinh tế và còn rất hạn chế, chưa có liên kết và hợp tác toàn diện, chưa phát huy được lợi thế của toàn vùng thủ đô và từng địa phương. Mặt khác, trong quá trình phát triển của các địa phương đã nảy sinh những trở ngại và bất cập về một số mặt như bố trí công nghiệp, bố trí đô thị, quy hoạch giao thông....cần có sự liên kết hợp tác nhằm khắc phục các trở ngại bất cập trên. Bên cạnh đó kinh nghiệm tổ chức các vùng thành phố của các nước Châu Á như Nhật Bản, Đông Nam Á như Bangkok – Thailand, Jakarta – Indonexia, Manila – Philippin... đều cho thấy ở giai đoạn đầu hình thành vùng thành phố, việc quản lý phân tán manh mún ở nhiều địa phương và phát triển tự phát, đến giai đoạn sau mới hình thành được cơ quan quản lý của vùng thành phố.
Dựa vào những căn cứ trên cũng như kinh nghiệm học tập các nước trên thế giới, hội đồng điều phối liên kết và hợp tác về phát triển và quản lý vùng thủ đô ( gọi tắt là hội đồng điều phối vùng thủ đô ) được hình thành.
Xét về tính chất hội đồng điều phối Vùng Thủ đô không phải là cơ quan hành chính cấp trung gian giữa chính phủ Trung ương và các tỉnh thành phố mà là cơ quan điều phối sự liên kết hợp tác trên toàn vùng. Hội đồng điều phối chỉ
thực hiện một số chức năng nhất định có liên quan đến phát triển chung toàn vùng.
Xét về mặt cơ cấu tổ chức, hội đồng điều phối Vùng Thủ đô do chính phủ thành lập, chủ tịch hội đồng hàng Bộ trưởng và là thành viên của Chính phủ.
Thành viên của hội đồng là đại diện của mỗi tỉnh thành phố do Thủ tướng Chính phủ chỉ định, và là đại diện của Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Nội vụ.
Phó chủ tịch hội đồng được cử trong số các đại diện của tỉnh, thành phố. Hội đồng cử ra văn phòng thường trực gồm các cán bộ chuyên trách, có ban thư ký Hội đồng theo dõi giải quyết các công việc hàng ngày
Hội đồng điều phối sử dụng các cơ quan chuyên môn: các viện nghiên cứu, các công ty tư vấn để thực hiện các nhiệm vụ cuả mình.
Hội đồng điều phối hoạt động dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ theo các chương trình hoạt động đã được sự nhất trí của các tỉnh, thành phố trong vùng. Các kết quả hoạt động được báo các lên Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi cho các tỉnh, thành phố.
Ngày 25 tháng 03 năm 2008, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định 320/QĐ – TTg về nhân sự Ban Chỉ đạo quy hoạch và đầu tư xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội. Theo đó hội đồng điều phối do Chính phủ thành lập, hoạt động dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Theo quyết định trên , phó thủ tướng chính phủ Hoàng Trung Hải được giao làm Trưởng ban chỉ đạo quy hoạch và đầu tư xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội. Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Hồng Quân làm Phó trưởng ban thường trực, Bộ trưởng Giao thông vận tải Hồ Nghĩa Dũng làm Phó trưởng ban và 16 Uỷ viên là cán bộ lãnh đạo của các Bộ, ngành, địa phương liên quan.
3. Nội dung cơ chế điều phối:
Nhiệm vụ chính của Hội đồng điều phối sẽ được xác định cho từng giai đoạn theo yêu cầu liên kết hợp tác phát triển và quản lý vùng trọng điểm .trong giai đoạn đến năm 2020 có các nhiệm vụ chính sau đây:
• Tổ chức nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ( quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ) của vùng trọng điểm. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội này có thể giao cho một cơ quan chuyên môn thực hiện, nhưng phải có sự tham gia đầy đủ của các bên, phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội toàn quốc trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
• Tổ chức lập nhiệm vụ thiết kế và lập quy hoạch xây dựng vùng trọng điểm. Quy hoạch xây dựng vùng phải được sự tham gia đầy đủ của các tỉnh và là cơ sở cho việc lập các quy hoạch đô thị của các tỉnh.
• Tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất đai, nguồn nước, quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường vùng trọng điểm. Các quy hoạch này phải được sự tham gia đóng góp ý kiến tích cực và cam kết