II. Giải pháp và kiến nghị
2. Những kiến nghị
Quy hoạch Vùng thủ đô là quy hoạch có quy mô tâm huyết với mục tiêu đưa thủ đô Hà Nội phát triển nhanh mạnh và bền vững. Nhưng để đạt được điều đó hay không còn phụ thuộc khá nhiều vào từng vùng địa phương có liên quan đặc biệt là thủ đô Hà Nội - hạt nhân trung tâm của cả vùng. Về nguyên lý chung, một thành phố phát triển đến một mức độ và cần mở rộng là cần thiết và để tính toán quy hoạch, người ta căn cứ vào động lực phát triển đô thị. Với diện tích địa giới hành chính cũng như để giải quyết sự tắc nghẽn hiện nay, Hà Nội cần mở rộng là điều tất yếu. Để xác định hình thái phát triển của Hà Nội và xác định không gian của Hà Nội cần luôn phải căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của thành phố Hà Nội là Thủ đô của cả nước. Tuy nhiên mở rộng thế nào là hợp lý vừa sức với năng lực của bộ máy hành chính của Hà Nội, mở rộng về địa giới nhưng vẫn giữ được nét văn hoá đặc trưng riêng của Hà Nội không bị pha tạp mất dần với vùng sáp nhập vào Hà Nội giải quyết các vấn đề đề ra và để Hà Nội làm tốt nhiệm vụ đầu não chính trị của cả nước và là trái tim hồng của cả nước.
Quy hoạch vùng thủ đô chú trọng đến phát triển lâu dài bền vững kinh tế - xã hội – môi trường. Đây là vấn đề nan giải vì sự chênh lệch về kinh tế xã hội giữa Hà Nội và các vùng lân cận khá lớn. Khi Vùng thủ đô thiết lập, ngoài những tác dụng tích cực hiệu ứng lan toả của Hà Nội đến các vùng xung quanh còn có tác động phân cực. Đặc biệt là trong thời gian đầu khi vùng thủ đô mới hình thành. Các vùng đô thị xung quanh sẽ có nguồn vốn đầu tư chảy về khá lớn so với trước gây tình trạng phát triển nóng. Người dân bị mất đất nông nghiệp do xây dựng khu dự án, khu đô thị mới chuyển sang làm nhiều nghề không ổn định, đời sống người dân bị suy thoái. An ninh lương thực bị đe doạ. Các dự án đầu tư ồ ạt không quản lý chất lượng đầu tư, không theo quy hoạch gây lãng phí lớn về nguồn tài nguyên đất. Bản sắc văn hoá đặc trưng của từng vùng bị pha trộn lai
tạp hoặc mai một....Nếu không quản lý tốt của các cơ quan địa phương cũng như sự phối hợp hoạt động điều phối giữa các tỉnh trong Vùng thủ đô, dễ dẫn đến phá vỡ sự cân bằng kinh tế - xã hội - môi trường của cả vùng.
Công tác điều phối là gắn kết các đô thị vào với nhau, cùng hoạt động nhịp nhàng thống nhất. Vì vậy, công tác điều phối cần được chú trọng ngay từ khi Vùng Thủ đô bắt đầu đi vào hoạt động và cần được duy trì nâng cao hiệu quả điều phối trong suốt quá trình phát triển hoàn thiện của Vùng thủ đô. Ban đầu, các cơ quan từng địa phương quen hoạt động riêng lẻ, công tác điều phối còn khá mới mẻ đối với nhiều vùng nhiều địa phương, nhiệm vụ đề ra cho công tác điều phối khá năng nề trong giai đoạn đầu hình thành vùng Thủ đô. Công tác điều phối càng phải được chú trọng hoàn thiện và càng cần một Ban chỉ đạo để giải quyết các vướng mắc trên. Sau này, khi Vùng thủ đô đi vào hoạt động một thời gian, các cơ quan chức năng liên ngành liên vùng hoạt động đi vào nhịp nhàng, công tác điều phối đơn giản hơn.
Bên cạnh đó, cơ chế điều phối là một khung văn bản gồm nhiều cơ quan có thẩm quyền soạn thảo ban hành dưới sự đồng thuận của nhiều bên tham gia vào công tác điều phối. Như vậy, đây là tâm huyết trí tuệ của cả cộng đồng. Tổ chức quản lý, cá nhân chịu trách nhiệm hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình cũng như đứng ra chịu trách nhiệm rõ ràng trước tập thể khi mắc sai sót, cơ chế điều phối lên khung phân công công việc điều phối rõ ràng cho từng cơ quan chức năng với nhiệm vụ cụ thể trong thời gian nhất định dựa trên sự tham gia công khai và nhất trí của các bên. Bên cạnh đó, để khuyến khích các thành viên trong hội đồng điều phối, cơ chế điều phối cần có một khung chế tài về khen thưởng về các thành tích đạt được, các ý kiến đóng góp hay, kịp thời cho công tác điều phối cũng như chế tài phạt, kiểm điểm rõ ràng cho các trường hợp như không hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ chậm tiến độ đề ra làm ảnh hưởng đến tiến độ chung... Đây có lẽ là điều khó nhất bởi từ trước tới giờ, hầu hết đều có lối tư duy tập thể chịu trách nhiệm, đặc biệt là trong công tác điều phối lại do nhiều cơ quan chức năng liên kết liên đới với nhau cùng phối hợp hoạt động, việc cá nhân
chịu trách nhiệm trước tập thể sẽ rất khó nếu như không có một cơ chế điều phối chặt chẽ phân chia trách nhiệm quyền hạn của từng bộ phận rõ ràng rành mạch. Tuy nhiên, nếu làm được điều này, đây sẽ là bước đột phá trong công tác điều phối tạo thuận lợi rất lớn cho việc thực hiện các chương trình lớn của Chính phủ.
KẾT LUẬN
Vùng thủ đô có các mối liên hệ nội tại và vận hành theo quy luật khách quan, hình thành nên cơ chế vận hành của Vùng. Nếu cơ chế vận hành đó được thể chế hoá thì nó không còn là tự phát mà ngược lại, giúp cho vùng phát triển một cách trật tự, cân bằng, có kiểm soát và đạt được hiệu quả mong muốn lâu dài bền vững.
Tuy nhiên giữa cơ chế, thể chế, chính sách, và nâng cao năng lực có mối quan hệ qua lại khăng khít lẫn nhau. Bên cạnh đó mối quan hệ này còn có tác động nhân quả tới toàn cầu hoá, tới các vấn đề môi trường và xoá bỏ nghèo đói, tới việc cải cách khu vực hành chính công và kiện toàn sự cai trị trong bối cảnh phần lớn dân số quanh vùng dần dần tập trung vào các đô thị....Công tác điều phối không chỉ tác động trong quá trình hình thành, thực hiện quy hoạch xây
dựng Vùng Thủ đô mà còn tác động đến cơ chế vận hành Vùng Thủ đô sau này. Như vậy, cơ chế điều phối cần được quan tâm vừa tác nghiệp vừa học hỏi đúc rút kinh nghiệm các tổ chức nước ngoài, kinh nghiệm các nước đi trước cũng như kinh nghiệm tự rút ra trong quá trình điều phối để cơ chế điều phối dần được hoàn thiện, trở thành động lực phát huy thế mạnh của Vùng Thủ đô.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Trang thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư: http://www.mpi.gov.vn/
2. Trang thông tin điện tử Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia- Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
http://www.thongtindubao.gov.vn/ http://www.ncseif.gov.vn/
3. Trang thông tin điện tử văn phòng phát triển bền vững bộ Tài nguyên và Môi trường:
http://www.agenda21.monre.gov.vn/ 4. Trang thông tin điện tử Bộ xây dựng: http://www.moc.gov.vn/
5. Trang thông tin điện tử tổng hợp từ các báo: http://www.vietnamnet.vn/
http://www.hanoimoi.com.vn/
7. Trang thông tin điện tử Viện quy hoạch đô thị nông thôn: http://www.vqh-bxd.org.vn/
8. Trang bách khoa toàn thư mở wikipedia tiếng Việt: http://www.wikipedia.org/
9.Trang hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ: http://qppl.egov.gov.vn/
10.trang thông tin điện tử: http:// www.hanoitimes.net/ Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội: http://www.hanoi.gov.vn
11.Trang thông tin điện tử đọc báo trực tuyến: http://www.docbao.com.vn
Bài trả lời phỏng vấn của KTS Huỳnh Đăng Hy trên báo Đại đoàn kết số 56 ngày 15/4/2008.
12.Quyết định số 108/1998/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ ra ngày 20/6/1998 về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch Thủ đô Hà Nội đến năm 2020.
13.Quyết định 320/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ ra ngày 25/3/2008 về phê duyệt nhân sự Ban Chỉ Đạo quy hoạch Thủ đô Hà Nội đến năm 2020.
14. Nghị quyết số 15 NQ/TW khoá VIII ra ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị về phương hướng nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001 – 2010.
15.Tờ trình số 11/TTr – BXD của Bộ Xây dựng lên Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng Vùng thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 ngày 6/3/2008.
16.Hội thảo khoa học : cơ chế chính sách và giải pháp thúc đẩy phát triển vùng Thủ đô. Đề tài: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn cho việc phát triển và quản lý vùng thành phố Hà Nội. Mã số TC – ĐT/ 04-04-3. ( tháng 7/2006 )
17.Dự án nghiên cứu: phân tích những tác động của chính sách đô thị hoá đối với sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Báo cáo tóm tắt cuối kỳ ( tháng 8/2005 )
18.Dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Hà Nội đến năm 2020. Đề tài nhánh: Xây dựng mô hình phát triển các khu dân cư nông thôn ở vùng ngoại vi Hà Nội ( tháng 2/2006 )