Đánh giá tình hình thực hiện cơ chế điều phối các cơ quan trong

Một phần của tài liệu Cơ chế điều phối giữa các cơ quan chức năng về thực hiện quy hoạch phát triển đô thị - Hà nội và các vùng phụ cận đến năm 2020 (Trang 41 - 46)

thực hiện quy hoạch đô thị Hà Nội và các vùng lân cận.

1. Tác động tích cực.

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, việc nghiên cứu quy hoạch xây dựng vùng thủ đô do Viện quy hoạch đô thị - nông thôn phối hợp với các bộ, ngành, thành phố Hà Nội và các tỉnh trong vùng thủ đô thực hiện đã đạt được những kết quả khả quan, đảm bảo tiến bộ đề ra. Để có bản quy hoạch tốt cũng như học hỏi kinh nghiệm hoạt động điều phối các nước, ngày 21/11, tại Hà Nội, Bộ Xây Dựng và diễn đàn Đô thị Việt Nam đã tổ chức cuộc hội thảo về Quy hoạch xây dựng đã nhận được nhiều tham luận đóng góp của các tổ chức nước ngoài như tổ chức IMV, WB, JICA... nổi bật như:

Tổ chức IMV (CH Pháp ) cho rằng khi triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng vùng thủ đô Hà Nội cần chuyển đổi gần 5 triệu dân nông thôn thành dân đô thị và chuyển kiểm soát lãnh thổ từ các đồ án quy hoạch tới các công cụ qủan lý đất đai. Quy hoạch không gian cần trở thành một phần của cả một hệ thống đồng bộ kết hợp điều phối các nguồn vốn FDI với việc lập kế hoạch sử dụng vốn ngân sách. Đặc biệt phải đảm bảo các mối quan hệ và sự gắn bó giữa các bộ, ngành hữu quan với chính quyền các tỉnh, thành.

Tham luận của tổ chức Ngân hàng Thế giới tập trung đóng góp ý về vấn đề hoàn thiện phương pháp luận trong công tác nghiên cứu, lập quy hoạch vùng ở Việt Nam, đồng thời phân tích các thành phần trong hệ thống quy hoạch phát triển vùng tổng thể như: bộ phận hành chính, bộ phận thực hiện.... Đặc biệt là các quan hệ đối tác trong quy hoạch vùng

Trong khi đó tổ chức JICA ( Nhật Bản ) ngoài đi sâu vào chương trình phát triển đô thị tổng thể Thủ đô Hà Nội ( HAIDEP ) gắn với quy hoạch xây dựng vùng thủ đô Hà Nội với vấn đề trung tâm là bền vững môi trường, tổ chức cũng đặc biệt quan tâm đến việc tăng cường thể chế nhằm quản lý đô thị hiệu qủa hơn.

Nhiều bản tham luận có ý nghĩa trong công tác điều phối giữa các cơ quan chức về thực hiện quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội và các vùng phụ cận đến năm 2020. Như vậy, ngoài việc học hỏi kinh nghiệm các tổ chức nước ngoài, ban chỉ đạo điều phối đã bám sát thực tế, thực sự có sự chuẩn bị cho những bước tiếp theo là điều kiện thuận lợi để bản quy hoạch Vùng thủ đô đạt kết quả tốt như mong muốn.

2. Những tồn tại và hạn chế.

Tuy nhiên như đã thấy ở trên, sự liên kết hợp tác giữa các tỉnh thành phố trong vùng Thủ đô còn nhiều hạn chế.

Nghị quyết số 15 NQ/TW ra ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị về phương hướng nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001 – 2010 đã chỉ rõ : “Thành phó chưa chủ động hợp tác với các địa phương, trực tiếp là các tỉnh lân cận. Một số địa phương , trước hết là các tỉnh lân cận Hà Nội chưa chủ động

phối hợp với Hà Nội xây dựng và thực hiện chương trình hợp tác phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội có hiệu quả”. Đối với Hà Nội “ kinh tế tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế của Thủ đô. Vai trò trung tâm kinh tế của cả nước chưa nổi bật , hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh thấp”.

Mấy năm gần đây, lãnh đạo Đảng bộ và Chính quyền Hà Nội và các tỉnh xung quanh đã đẩy mạnh hơn hợp tác phát triển kinh tế giữa Hà Nội và các tỉnh “ sự hợp tác của vùng, giữa các tỉnh với Hà Nội đã đạt được kết quả tích cực, đáng khích lệ , góp phần đẩy mạnh sự phát triển của các tỉnh và thành phố trong vùng, Tuy nhiên, đó mới là kết quả bước đầu, chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của vùng” . ( Kết luận của hội nghị sơ kết hai năm hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa Thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc tổ chức ở Vĩnh Phúc ngày 28/ 3/ 2004 ).

Trong việc lập quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội quy hoạch mạng lưới đô thị và các điểm dân cư, cơ sở hạ tầng của các tỉnh, quy hoạch chung các đô thị, các tỉnh không có sự phối hợp nên đã nảy sinh một số vướng mắc, trở ngại đối với sự phát triển và phân bổ các khu công nghiệp, phát triển du lịch. Bố trí các đô thị và các điểm dân cư bám sát quốc lộ, lấn chiếm các khoảng không gian mở giữa Hà Nôi và các địa phương lân cận. Điển hình là khi đề án quy hoạch vùng thủ đô đang chờ Chính phủ phê duyệt, UBND tỉnh Hà Tây đã có quyết định về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết trục đô thị phía Bắc thành phố Hà Đông ( thuộc tỉnh Hà Tây ) với mục tiêu tạo lập trục đô thị mới hiện đại đồng bộ phía Bắc thành phố Hà Đông và liên thông với thủ đô Hà Nội vào tháng 12/ 2007 gây ảnh hưởng tới quy hoạch vùng Thủ đô được phê duyệt sau này vào tháng 3/ 2008. Để thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Chính phủ về mở rộng địa giới hành chính thủ đô Hà Nội trong bản đề án quy hoạch Vùng Thủ đô, ngay sau đó, ngày 14/3/2008, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây đã có chỉ thị số 12/CT – UBND về việc rà soát các đồ án quy hoạch, các dự án đầu tư và tăng cường quản lý đất đai. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây cũng yêu cầu các ngành và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện ngay việc rà soát lại các đồ án quy hoạch, các dự án và tăng cường công tác quản lý đất đai. cụ thể nhiệm vụ như sau:

+Rà soát lại các đồ án quy hoạch, các dự án theo các nhóm: Nhà ở, đô thị, đô thị sinh thái, công nghiệp, dịch vụ và nhóm khác (theo Biểu mẫu kèm theo).

+Các Sở, ngành theo chức năng quản lý ngành tổng hợp trên tòan tỉnh và gửi về Văn phòng UBND tỉnh chậm nhất ngày 17/3/2008; Văn phòng UBND tỉnh phối hợp với Sở Xây dựng tổng hợp báo cao chung, chuẩn bị nội dung làm việc với Bộ Xây dựng thời gian từ ngày 22/3 đến ngày 30/3/2008.

+Ở tỉnh tạm dừng việc cho phép nghiên cứu lập quy hoạch các khu đô thị, nhà ở, đô thị sinh thái, nhà vườn sinh thái.

+Ở các huyện, thành phố không chấp nhận các dự án mới thuộc thẩm quyền của huyện, thành phố, chờ sau khi UBND tỉnh làm việc với Bộ Xây dựng sẽ có chỉ đạo cụ thể.

+Việc xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư, quyết định cho thuê đất đối với các dự án đầu tư vào khu, cụm điểm công nghiệp đã được xây dựng theo quy hoạch được duyệt tiến hành bình thường; không cấp giấy chứng nhận đầu tư, không cấp quyết định cho thuê đất đối với các dự án của các tổ chức và cá nhân đầu tư vào các điểm lẻ ngoài các khu cụm, điểm công nghiệp, các khu đô thị, khu nhà ở ...Khi xem xét các dự án đầu tư phải đảm bảo tiêu chuẩn công nghệ tiên tiến, suất đầu tư cao, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, đóng góp cho ngân sách lớn và môi trường phát triển bền vững.

+Các ngành, các cấp tập trung công tác đền bù giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, đã được giao đất, triển khai các dự án đất dịch vụ để bố trí đất dịch vụ cho dân, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư sớm đưa dự án vào hoạt động, nhất là các dự án xây dựng các khu, cụm công nghiệp, các dự án liên quan đến các trục đường phát triển kinh tế mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt.

+UBND các huyện, thành phố, xã phường, thị trấn, các ngành liên quan tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, nắm tình hình tư tưởng quần chúng nhân dân, động viên nhân dân yên tâm, phấn khởi sản xuất kinh doanh, có ý thức chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chủ động phát hiện, ngăn chặn việc chuyển đổi các loại đất trái pháp luật, kiểm soát chặt chẽ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, kiên quyết xử lý những hành vi lấn

chiếm đất đai, kiên quyết thu hồi đất những dự án đã được giao đất nhưng chậm quá thời gian quy định không triển khai.

+Chỉ thị này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, trong quá trình chỉ đạo thực hiện các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố thường xuyên báo cáo UBND tỉnh.

3. Nguyên nhân của những hạn chế.

Quy hoạch của tỉnh Hà Tây là do quy hoạch theo định hướng phát triển của các tỉnh được phê duyệt trước khi quy hoạch vùng Thủ đô được phê duyệt có nhiều điểm khác nhau gây ảnh hưởng đến kết quả mong đợi của bản quy hoạch của cả vùng. Nhưng bản quy hoạch Vùng thủ đô đang còn là dự thảo khi chưa được phê duyệt nên không có chế tài để ngừng lại các đề án quy họach tổng thể của các vùng phụ cận nằm trong Vùng thủ đô.

Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này là do khâu điều phối liên kết giữa các cơ quan chức năng về thực hiện quy hoạch phát triển vùng Thủ đô còn nhiều yếu kém và không được coi trọng gây tốn kém. Bản đề án quy hoạch vùng được khởi thảo bắt đầu từ năm 2004 và trước khi trình lên Thủ tướng Chính phủ ký duyệt vào ngày 6/3/2008, bản dự thảo đã được đem ra hội thảo lấy ý kiến đóng góp rộng rãi nhiều lần giữa các lãnh đạo các tỉnh vùng phụ cận có liên quan nhưng vẫn có những chồng chéo trong công tác quy hoạch giữa các tỉnh trong vùng Thủ đô. Bên cạnh đó, nếu có một cơ chế bộ máy quản lý quy hoạch vùng khi bản quy hoạch vùng Thủ đô vừa khởi thảo, hoàn thiện, đồng thời theo dõi báo cáo cáo những vấn đề nảy sinh trong quá trình làm quy hoạch, cũng như những sai lệch của bản quy hoạch phát triển các tỉnh liên quan với bản quy hoạch vùng Thủ đô để kịp thời điều chỉnh gắn kết hài hoà cho phù hợp.

Bên cạnh đó, công tác điều phối gặp nhiều trở ngại khó khăn do khả năng quản lý hành chính của nhiều đô thị trong Vùng Thủ đô còn lỏng lẻo, yếu kém, thiếu nhạy bén...

Như vậy nguyên nhân cơ bản của việc phá vỡ quy hoạch là do người quản lý. Bài học trong quá khứ cần rút kinh nghiệm đó là duy ý chí. Duy ý chí không

chỉ dẫn đến sai lầm trong công tác điều phối quy hoạch, mà còn dẫn đến việc bỏ đi những quy hoạch tốt. Đặc biệt là hiện nay, trong điều kiện kinh tế thị trường, quy hoạch là quy hoạch động, luật cho phép trong quá trình thực hiện quy hoạch, sau 5 – 7 năm cần nhìn lại quy hoạch cũ, nếu thấy bất hợp lý cần điều chỉnh. Như vậy, công tác điều phối càng cần được phát huy với cơ chế chặt chẽ nhưng linh động mới đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Chương III

Một số giải pháp và kiến nghị về cơ chế điều phối giữa các cơ quan chức năng trong thực hiện quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội và các vùng phụ cận đến năm 2020.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Cơ chế điều phối giữa các cơ quan chức năng về thực hiện quy hoạch phát triển đô thị - Hà nội và các vùng phụ cận đến năm 2020 (Trang 41 - 46)