giai đoạn từ nay đến năm 2020.
1.Quan điểm:
Trong quá trình điều phối thực hiện quy hoạch Vùng Thủ đô Hà Nội giai đoạn từ nay đến năm 2020 gặp nhiều thách thức lớn. Để quy hoạch Vùng Thủ đô phát triển bền vững, công tác điều phối thống nhất thực hiện quan điểm sau:
+Sau khi đề án quy hoạch Vùng Thủ đô được cấp có thẩm quyền phê duyệt, việc thực hiện xây dựng theo quy hoạch thuộc về chính quyền các cấp. Thực hiện quản lý tăng trưởng và phát triển Vùng Thủ đô theo nguyên tắc lồng ghép và tuân thủ quy hoạch. Gắn kết quy hoạch phát triển vùng với bảo vệ môi trường bằng cách xác định rõ các tiêu chí môi trường cho các đô thị trong vùng; quản lý
môi trường vùng một cách toàn diện và thống nhất, gắn với các lưu vực sống trong vùng; ưu đãi đầu tư đối với các ngành công nghiệp sạch, công nghiệp ít gây ô nhiễm môi trường. Các cơ sở công nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp bắt buộc phải có hệ thốn xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn mô trường; chấm dứt tình trạng xây dựng các khu công nghiệp, các nhà máy dọc theo quốc lộ lớn. Các ngành công nghiệp có khả năng gây ô nhiễm môi trường lớn cần được bố trí xa khu dân cư; chuyển dịch dần công nghiệp lên dọc tuyến hành lang đường 18 và đường 21 để giành đất tốt cho sản xuất nông nghiệp, tránh tình trạng tập trung công nghiệp vào các đô thị, khu dân cư vùng đồng bằng; xây dựng các trung tâm trao đổi chất thải giữa các khu công nghiệp tiến tới hình thành các khu công nghiệp sinh thái....
+Nhằm tạo động lực cho phát triển vùng giai đoạn đến năm 2010, Ban chỉ đạo quy hoạch và đầu tư xây dựng Vùng Thủ đô dưới sự điều hành của Phó Thủ tướng Chính phủ có chức năng chủ yếu là xây dựng khung thể chế cho một cơ quan chỉ đạo thực sự của Vùng Thủ đô Hà Nội và điều hành một số chương trình, dự án đầu tư mang tính chất vùng, quốc gia.
+Ban chỉ đạo vùng sẽ tiếp tục nghiên cứu việc mở rộng không gian hành chính của Hà Nội. Sau đó sẽ thành lập một uỷ ban điều phối quản lý và xây dựng Vùng thủ đô Hà Nộ thực hiện một số chức năng như: quản lý quy hoạch xây dựng vùng, thực hiện những chương trình, dự án đầu tư cấp vùng, quốc gia và liên quan giữa các tỉnh – thành phố; hỗ trợ, tìm kiếm nguồn vốn và phân bổ nguồn vốn thích hợp cho các tỉnh, thành phố, các đô thị trong vùng; xây dựng các chiến lược phát triển các ngành kinh tế chủ yếu, các chính sách, cơ chế đột phá và thích hợp nhằm giải quyết lợi ích hài hoà giữa các tỉnh, thành trong Vùng Thủ đô.
2. Mục tiêu:
- Mục tiêu của việc liên kết hợp tác vùng thủ đô :
+ Hà Nội vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội.... thuận lợi, việc liên kết hợp tác giữa thủ đô Hà Nội với các vùng đô thị phụ cận nhằm phát huy được
hiệu ứng lan toả (với cực tăng trưởng chính là thủ đô Hà Nội). Khai thác sử dụng tốt các tiềm năng thế mạnh của toàn vùng, đẩy nhanh tốc độ phát triển của các địa phương.
+ Hỗ trợ các vùng cùng phát triển. Bằng việc chia sẻ nguồn lực về nhân lực, về cơ sở hạ tầng, tập trung sử dụng chung nguồn tài nguyên giảm chi phí sản xuất, Hà Nội - đô thị trung tâm sẽ tạo sức lan toả lớn tạo điều kiện cho các vùng xung quanh kém phát triển cùng phát triển. Giảm thiểu hiệu ứng phân cực do phát triển theo hướng trọng điểm nhờ có sự điều phối hợp lý của các ban ngành đoàn thể có liên quan bằng việc hỗ trợ khuyến khích cũng như các biện pháp giảm thiểu tình trạng chảy máu nguồn lực từ các vùng khó khăn đến đô thị trung tâm, để các đô thị trong vùng cùng phát triển theo hướng tích cực.
+ Tăng cường quản lý thống nhất, khắc phục tình trạng phát triển tự phát. Đối với thủ đô Hà Nội, lượng tăng dân số cơ giới ngày càng cao đến điểm tắc nghẽn quá tải, các nguồn vốn cũng như nguồn năng lực đổ về Hà Nội khá lớn gây tình trạng dư thừa, kéo theo hiệu suất giảm dần. trong khi các vùng phụ cận tiềm năng nhưng thiếu nguồn nhân lực cũng như nguồn vốn đầu tư, do vậy chưa chịu hiệu ứng giảm dần theo quy mô, việc đầu tư vào những vùng này đạt hiệu suất khá cao. Bên cạnh đó nếu để các đô thị phát triển tự phát gây ra tình trạng những đô thị phát triển sẽ có hiệu ứng phân cực đối với các đô thị kém phát triển xung quanh.
+ Nâng cao sức cạnh tranh của toàn vùng. Phát huy thế mạnh toàn vùng dựa vào các lợi thế cạnh tranh của Vùng. Phấn đấu từ Hà Nội là trung tâm hạt nhân kéo lan toả các đô thị phụ cận thành mạng lưới đô thị phát triển toàn Vùng. Từ đó Vùng đô thị lại trở thành cực phát triển cho cả miền Bắc.
3. Những yếu tố tác động đến công tác điều phối trong thời gian tới.3.1. Các tác động do chính sách của Nhà nước . 3.1. Các tác động do chính sách của Nhà nước .
Nhận thức rõ sự cần thiết của công tác điều phối, ngày 18/02/2004 thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 20/2004/QĐ – TTg ra về việc thành lập tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm có nhiệm vụ giúp Thủ
tướng Chính phủ phối hợp các Bộ, ngành và các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm nhằm phát triển có hiệu quả các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta. Cơ cấu của Tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm bao gồm Ban chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm và các Tổ điều phối của các Bộ, ngành và địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm.
Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định thành lập Văn phòng Ban Chỉ đạo - bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo - và ban hành Quy chế hoạt động của bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo.
Ngày 29/11/2004, Chính phủ ra công văn số 1808/CP-ĐP về việc uỷ quyền và triển khai quyết định số 20/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ; ngày 06/12/2004 Bộ kế hoạch và Đầu tư ra quyết định của Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư, phó trưởng ban thường trực chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm số 1384/QĐ – BKH về việc thành lập Văn phòng Ban chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm ( Văn phòng Ban Chỉ Đạo ) thực hiện chức năng tổng hợp, điều phối các hoạt động của các thành viên thuộc Tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm theo chương trình, kế hoạch làm việc, tư vấn và tham mưu cho Ban Chỉ đạo trong việc phối hợp phát triển các vùng kinh tế trọng điểm và thực hiện công tác hành chính, quản trị đối với các hoạt động của Ban Chỉ đạo.
Ngày 26/8/2005 Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ Đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm kí quyết định quy chế hoạt động của Văn phòng Ban Chỉ đạo số 837/QĐ – BKH Bộ trưởng Bộ KH&ĐT.
Như vậy, kể từ ngày thành lập, cơ chế điều phối dần được bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp. Bản quy hoạch vùng Thủ đô khi bắt đầu ra đời cũng được nhà nước quan tâm lập ra ban chỉ đạo với cơ chế điều phối và mục tiêu rõ ràng qua nghị quyết 320/QĐ – TTg. Để tạo điều kiện cho công tác điều phối hoạt động có hiệu quả đưa bản quy hoạch Vùng đô thị vào thực tiễn, thời gian qua, nhà nước đã hệ thống, phân tích đánh giá những cơ hội thách thức những chính sách,
những văn bản pháp lý đô thị hoá phụ trợ cho công tác điều phối đạt hiệu quả. Cụ thể như: Chính sách phát triển kinh tế xã hội và kinh tế đô thị nói riêng, quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam 2000- 2020, chính sách khai thác mọi thành phần kinh tế, chính sách ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở hạ tầng đô thị, chính sách khai thác đất đô thị (đổi đất lấy cơ sở hạ tầng ) , chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước, chính sách xoá đói giảm nghèo, huy động sự tham gia của cộng đồng – quy chế dân chủ, chính sách di dân nói chung và nông thôn đô thị... chỉnh sửa các văn bản pháp lý chưa phù hợp như: hoàn thiện hơn các vấn đề về phát triển và quản lý đô thị, quản lý môi trường đô thị và cải thịên khu nghèo đô thị trong “Định hướng chiến lược Quy họach tổng thể phát triển đô thị Việt Nam thời kỳ 2000 – 2020”; Khắc phục hiện tình hình nhiều khu vực đô thị không rõ các chính sách về việc hỗ trợ khu vực đô thị trong “Chính sách hỗ trợ phát triển đô thị vùng sâu vùng xa”.
3.2. Tác động do chính sách của thành phố Hà Nội và của các cơ quan các vùng phụ cận có liên quan. vùng phụ cận có liên quan.
Quy hoạch Vùng Thủ đô có liên quan đến quy hoạch thành phố Hà Nội và 7 vùng đô thị phụ cận. Như vậy, các chính sách của thành phố Hà Nội và các cơ quan, các vùng phụ cận đều có liên quan đều có tác động ít nhiều đến bản quy hoạch cũng như công tác điều phối thực hiện quy hoạch đó. Như vậy, Hà Nội, các cơ quan chức năng có liên quan và các vùng đô thị phụ cận đưa ra các chính sách hỗ trợ quy hoạch cũng như phối hợp điều chỉnh các bản quy hoạch tổng thể, quy hoạch đô thị, quy hoạch đất....của từng địa phương từng ban ngành sao cho phù hợp với quy hoạch Vùng thủ đô đề ra để tạo điều kiện cho công tác điều phối.
Riêng thủ đô Hà Nội với bản quy hoạch mở rộng địa giới thủ đô, cần xem xét kĩ lưỡng cần mở rộng bao nhiêu, mở rộng theo hình thức nào, mô hình điều hành quản lý ra sao cho phù hợp.