I. Tình hình giải quyết các vụ án kinh tế trong thời gian qua
2. Về thời hiệu khởi kiện
2.6. “Thời hiệu khởi kiện không hạn chế” trong hợp đồng tín dụng
Đối với tranh chấp HĐTD hiện nay có 2 quan điểm khác nhau về vấn đề xác định thời hiệu khởi kiện.
Quan điểm thứ nhất: thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp HĐTD đ-
ợc áp dụng nh đối với các tranh chấp HĐKT theo quy định tại Thông t liên ngành số 04/TTLN ngày 07/01/1995 của TANDTC và VKSNDTC.
Quan điểm thứ hai: Thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp HĐTD đợc
vận dụng trong hai trờng hợp sau:
1. Nếu hợp đồng có quy định thời hạn phải chịu lãi chậm trả thì thời hiệu khởi kiện đợc tính từ ngày liền sau ngày hết hạn trả lãi chậm trả.
2. Nếu hợp đồng không quy định thời hạn phải chịu lãi chậm trả thì thời hiệu khởi kiện không hạn chế.
Quan điểm thứ hai hiện nay đang đợc TANDTC nhấn mạnh trong các báo cáo tổng kết công tác ngành Toà án năm 1999, 2000 và lu ý Toà án các cấp vận dụng trong qúa trình giải quyết các tranh chấp HĐTD. Tuy nhiên, có thể thấy quan điểm này có nhiều điểm dựa vào những suy đoán chủ quan, không có cơ sở pháp lý vững chắc. Trong hệ thống các văn bản pháp luật chuyên ngành về tín dụng, không hề có quy định nếu HĐTD không quy định thời hạn phải chịu lãi chậm trả thì thời hiệu khởi kiện không hạn chế.
Ngay chính bản thân ngân hàng cũng không nhận thức nh vậy. Tại chỉ thị số 08/09/1998/ CT-NHNN 14 ngày 03/10/1998 của Thống đốc ngân hàng Nhà nớc, điểm 2 mục 1 quy định:“trong xử lý nợ quá hạn theo các quy định tại phần này, các ngân hàng cần chú ý không để quá thời hiệu khởi kiện (6 tháng) dẫn đến mất vốn”. Mặt khác, tại khoản 5 Điều 1 Thể lệ tín dụng trung hạn, dài hạn cũng quy định: “ HĐTD là 1 HĐKT đợc ký kết giữa bên cho vay và bên vay về việc cho vay vốn trung hạn, dài hạn, khế ớc vay tiền là một loại hình của HĐTD ”. Nh vậy, pháp luật chuyên ngành về tín dụng xác định quan hệ HĐTD cũng là quan hệ HĐKT, và không có quy định khác đặc thù về thời hiệu khởi kiện.
dụng đối với bên vay khi vi phạm HĐTD, thực hiện không đúng hợp đồng về thời hạn trả nợ. Nếu quá hạn trả nợ mà ngân hàng và bên vay không có thoả thuận gì khác thì ngày liền sau ngày hết hạn vay ghi trên khế ớc chính là thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện. Không thể nói rằng trong trờng hợp này thời hiệu khởi kiện là không hạn chế.
Quan niệm HĐTD không quy định thời hạn phải chịu lãi chậm trả thì thời hiệu khởi kiện không hạn chế còn dẫn đến một nghịch lý. Đối với các ngân hàng có trách nhiệm đôn đốc, tích cực thu hồi nợ bằng hình thức ràng buộc bên vay thời hạn trả nợ quá hạn thì bị hạn chế thời hiệu khởi kiện trong vòng 6 tháng kể từ ngày liền sau ngày hết hạn trả lãi quá hạn. Còn đối với các ngân hàng không tích cực xử lý nợ quá hạn dới hình thức thoả thuận với bên vay một thời hạn nhất định để trả nợ quá hạn thì thời hiệu khởi kiện lại không hạn chế. Bởi thế không nên có bất cứ một ngoại lệ nào cho giải quyết tranh chấp HĐTD, hãy đặt nó vào vị trí của nó bên cạnh các loại hợp đồng kinh tế khác và thời hiệu khởi kiện HĐTD sẽ tơng tự nh đối với tranh chấp hợp đồng kinh tế theo quan điểm 1.