Về hợp đồng kinh tế vô hiệu

Một phần của tài liệu Một số bất cập của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế và giải pháp hoàn thiện (Trang 54)

I. Tình hình giải quyết các vụ án kinh tế trong thời gian qua

3. Về hợp đồng kinh tế vô hiệu

3.1 Thủ tục xử lý hợp đồng vô hiệu

3.1.1 Thẩm quyền xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu

Theo Khoản 3 Điều 8 Pháp lệnh HĐKT ngày 25/9/1989 thì:"việc kết luận HĐKT vô hiệu toàn bộ hoặc từng phần thuộc thẩm quyền của các cơ quan trọng tài kinh tế". Tại Điều 1 Pháp lệnh trọng tài kinh tế có quy định: "trọng tài kinh tế là cơ quan giải quyết tranh chấp HĐKT, xử lý vi phạm Pháp lệnh HĐKT". Sau khi hệ thống trọng tài kinh tế Nhà nớc chấm dứt hoạt động từ ngày 01/07/1994, thẩm quyền giải quyết tranh chấp về HĐKT đợc trao cho TAND theo PLTTGQCVAKT. Các văn bản pháp luật trên đều không xác định cơ quan có thẩm quyền kết luận và tuyên bố vô hiệu HĐKT. Do có sự chuyển giao thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa hai hệ thống khác nhau về chức năng: từ hệ thống cơ quan quản lý Nhà nớc về chuyên môn (cơ quan hành pháp) sang hệ thống cơ quan xét xử (cơ quan t pháp) nên các cơ quan áp dụng đã gặp

không ít khó khăn. Vì vậy, TANDTC đã có công văn số 11/KHXX ngày 23/01/1996 và công văn số 46/KHXX ngày 17/5/1997 về thẩm quyền xử lý HĐKT vô hiệu, theo đó TAND xử lý HĐKT vô hiệu khi có tranh chấp kinh tế xảy ra mà các bên yêu cầu Tòa án giải quyết. Tuy nhiên, đây chỉ là một loại thẩm quyền phát sinh từ thẩm quyền xử lý các tranh chấp về HĐKT chứ không phải thẩm quyền độc lập. Tòa án chỉ tuyên bố vô hiệu HĐKT nếu phát hiện có dấu hiệu vô hiệu hợp đồng khi giải quyết tranh chấp theo đơn yêu cầu của các bên. Trên thực tế có những trờng hợp HĐKT đợc ký kết có dấu hiệu vô hiệu, song nếu không có tranh chấp và các bên không khiếu kiện yêu cầu giải quyết thì Tòa án cũng không thể can thiệp.

3.1.2 Quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu

Xuất phát từ quan điểm coi HĐKT là công cụ để xây dựng, thực hiện kế hoạch nhà nớc, việc ký kết HĐKT vô hiệu bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Quan điểm nh vậy đã dẫn đến việc hình thành quy định là ai cũng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tuyên bố HĐKT vô hiệu kể cả chính cơ quan có thẩm quyền xử lý hợp đồng vô hiệu. Sự bỏ ngỏ về pháp luật này đã đa đến một thực tế là: các bên khi ký kết HĐKT đã vô hiệu, thấy có lợi thì thực hiện hợp đồng; thấy bất lợi hoặc có khó khăn không thực hiện đợc hợp đồng thì đa ra lý do hợp đồng vô hiệu để trốn tránh nghĩa vụ. Có trờng hợp các chủ thể ký kết biết rõ hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật, song giữa các chủ thể không có tranh chấp và không yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết nên hợp đồng đã ký lẽ ra vô hiệu lại đơng nhiên trở thành có hiệu lực. Cho nên, cần phải có quy định cụ thể về ngời đợc quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Việc quy định có thể dựa vào sự phân loại HĐKT vô hiệu theo tiêu chí tính chất trái pháp luật của HĐKT vô hiệu. Đối với các trờng hợp vô hiệu tơng đối thì quyền yêu cầu vô hiệu hợp đồng do chủ thể quyết định, để họ có thể lựa chọn và quyết định hiệu lực của hợp đồng trên nguyên tắc tự do ý chí. Đối với các trờng hợp mà các vi phạm là yếu tố đa đến sự vô hiệu tuyệt đối HĐKT, thì ngời có quyền yêu cầu vô hiệu hợp đồng kinh tế không chỉ là các chủ thể mà còn kể cả các

Bởi trong trờng hợp này, HĐKT vô hiệu không chỉ ảnh hởng trực tiếp đến các chủ thể mà còn ảnh hởng đến trật tự pháp luật cũng nh trật tự công cộng và đòi hỏi phải có sự can thiệp của công quyền.

3.1.3 Thời hạn yêu cầu tuyên bố HĐKT vô hiệu

Trên thực tế, Tòa án vẫn áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án kinh tế làm thời hạn yêu cầu tuyên bố vô hiệu, vì thông thờng khi giải quyết tranh chấp về việc thực hiện HĐKT, Tòa án phát hiện thấy có cơ sở để tuyên vô hiệu thì tuyên bố vô hiệu HĐKT. Việc dựa vào thời hiệu này là cha hợp lý đối với trờng hợp HĐKT vi phạm pháp luật nghiêm trọng dẫn đến vô hiệu. Khi đó, sự vi phạm không còn là vấn đề nội bộ của các chủ thể mà đã ảnh hởng đến trật tự pháp luật và trật tự công cộng, do vậy cần phải đợc xử lý nhằm lập lại trật tự pháp luật đã bị vi phạm. Về vấn đề này có thể tham khảo cách tiếp cận của BLDS. Theo Điều 145 BLDS, đối với các giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, do giả tạo, do vi phạm hình thức, thời hạn tuyên bố vô hiệu là không hạn chế. Đối với các trờng hợp vô hiệu khác, thời hạn yêu cầu tuyên bố vô hiệu là 1 năm kể từ ngày giao dịch đợc xác lập. Tất nhiên, khi áp dụng cho giao dịch kinh tế thì cần phải phân nhóm theo cách khác, cần có sự phân biệt về thời hạn yêu cầu tuyên bố vô hiệu hợp đồng giữa các vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật với các loại vi phạm khác. Hơn nữa, thời hạn của loại yêu cầu thứ nhất cần dài hơn chứ không phải vô thời hạn nh quy định của BLDS cho phù hợp với tính chất linh hoạt và ảnh hởng sâu rộng của các quan hệ kinh tế.

3.2. Kết luận hợp đồng kinh tế vô hiệu

Pháp lệnh HĐKT đã có quy định về các trờng hợp HĐKT bị coi là vô hiệu toàn bộ, tuy nhiên thực tiễn giải quyết tranh chấp cho thấy còn có những tranh cãi về việc kết luận hợp đồng vô hiệu do việc giải thích các trờng hợp này còn cha đầy đủ.

3.2.1 Nội dung hợp đồng kinh tế vi phạm điều cấm của pháp luật

VD1: Tranh chấp về HĐKT giữa doanh nghiệp t nhân Bình Phú với Công ty Thái Bình Dơng (TBD)

Ngày 07/12/1999, Bình Phú ký HĐKT với TBD mua 5000 tấn phân urê với tổng trị giá 12,9 tỷ VND. Ngay sau khi ký hợp đồng, Bình Phú phải chuyển 4 tỷ VND vào tài khoản của công ty TBD.

Ngày 20/12/1999, Bình Phú ký HĐTD với Ngân hàng Đầu t và phát triển Đồng Tháp vay 2 tỷ VND, lãi suất 2,5%/tháng, tài sản thế chấp là ngôi nhà sở hữu chung của hai vợ chồng ông Bình Phú.

Trớc đó, do không chuyển đủ 4 tỷ VND nên TBD có văn bản thông báo đình chỉ thực hiện hợp đồng trên.

Sau khi nhận tiền, ngày 01/01/2000, hai bên ký một hợp đồng khác cũng với nội dung mua bán 5000 tấn phân u rê với giá 1.272.500.000 VND.

Đến hạn trả nợ, do không trả đợc nên Bình Phú đã xin gia hạn và đợc ngân hàng chấp thuận.

Ngày 20/08/2000, sau khi chủ doanh nghiệp t nhân Bình Phú chết, ngân hàng yêu cầu TBD hoàn trả lại số tiền vay và lãi suất đến hạn. TBD từ chối với lý do việc bảo lãnh không đúng pháp luật và thực tế hợp đồng đầu tiên không phát sinh hiệu lực.

Ngày 15/11/2000, ngân hàng Đồng Tháp khởi kiện yêu cầu TBD hoàn trả số tiền vay và lãi suất. Tòa án sơ thẩm công nhận hợp đồng có hiệu lực và buộc TBD liên đới chịu trách nhiệm về khoản tiền 2 tỷ VND, còn nợ của chủ doanh nghiệp t nhân Bình Phú phải hoàn trả số tiền lãi suất là 89.990.900 VND.

Ngày 08/05/2001, Tòa phúc thẩm tuyên bố hợp đồng vô hiệu toàn bộ và buộc vợ chủ doanh nghiệp t nhân Bình Phú chịu trách nhiệm về khoản nợ 2 tỷ VND, buộc TBD hoàn lại số tiền hàng còn thừa là 820.644.000 VND. Thiệt hại phát sinh về tiền lãi trên số tiền trên sẽ do ngân hàng Đồng Tháp chịu. Bản án này bị Hội đồng xét xử giám đốc thẩm huỷ án, trả về Tòa sơ thẩm xét xử lại.

Tòa án cấp sơ thẩm vẫn giữ nguyên cách giải quyết ban đầu. Sau khi TBD kháng cáo, Tòa phúc thẩm cho rằng công văn của TBD không có giá trị bảo lãnh cho quan hệ vay vốn của Bình Phú và tài sản thế chấp có giá trị rất nhỏ so với số tiền vay nên HĐTD đã ký giữa ngân hàng Đồng Tháp và Bình Phú là hợp

đồng vô hiệu theo điểm a, khoản 1, Điều 8 Pháp lệnh HĐKT; do đó buộc TBD hoàn trả cho ngân hàng 2 tỷ VND.

Từ ví dụ trên có thể thấy khái niệm vi phạm điều cấm của pháp luật đợc hiểu rất mơ hồ, ngời áp dụng chúng có thể suy diễn theo nhiều cách khác nhau vì thờng lẫn lộn với việc thực hiện không đúng theo qui định của pháp luật. Về nội dung vi phạm điều cấm cũng tơng tự nh vậy, có nhiều cách hiểu khác nhau theo nghĩa rộng. Nội dung HĐKT vi phạm điều cấm khi đợc ký trái với các nguyên tắc cơ bản về ký kết HĐKT. Có cách hiểu khác là HĐKT vi phạm điều cấm pháp luật khi toàn bộ các điều khoản của nó trái pháp luật. Một cách hiểu nữa là nội dung HĐKT vi phạm điều cấm pháp luật khi đối tợng của nó vi phạm điều cấm của pháp luật. Đã đến lúc pháp luật cần phải quy định hớng dẫn các cơ quan t pháp và các chủ thể kinh doanh về vấn đề này. Khái niệm "vi phạm

điều cấm của pháp luật" cần phải đợc hiểu là "những gì pháp luật không cấm thì các doanh nghiệp đều đợc làm" và nội dung HĐKT vi phạm điều cấm của

pháp luật khi các điều khoản chủ yếu của HĐKT vi phạm điều cấm.

3.2.2 Một trong các bên ký kết HĐKT không đăng ký kinh doanh

Một trờng hợp đặt ra là nếu tại thời điểm ký kết HĐKT, các bên không có đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật để thực hiện công việc đã thoả thuận trong HĐKT nhng sau đó có đăng ký kinh doanh thì HĐKT đã ký có bị vô hiệu hay không? Đây là một trong những vấn đề vớng mắc đang đợc đặt ra trong thực tiễn xử lý tranh chấp kinh tế. TANDTC chủ trơng giải quyết vấn đề này trong Công văn số 394/VP ngày 11/09/1995 nh sau: "Về nguyên tắc, tại thời điểm các bên ký kết mà không có đăng ký kinh doanh thì HĐKT đó bị coi là vô hiệu theo điểm b khoản 1 điều 8 Pháp lệnh HĐKT. Nếu đợc bổ sung đăng ký kinh doanh, hai bên phải thanh lý hợp đồng đã ký trớc đó và ký hợp đồng khác thay thế". Thực chất, việc ký hợp đồng mới hoàn toàn mang tính chất hình thức và nhằm hợp thức hóa quan hệ hợp đồng đã có mà thôi.

Thêm nữa, Pháp lệnh HĐKT chỉ yêu cầu các bên ký kết phải có đăng ký kinh doanh mà không quy định gì về việc các bên đã ký kết phải trực tiếp thực hiện HĐKT. Vì vậy thực tiễn đã nảy sinh nhiều trờng hợp "lách luật". Đơn vị có

chức năng kinh doanh có thể ký kết HĐKT rồi chuyển cho những cá nhân, tổ chức khác thực hiện còn bản thân hởng tiền dịch vụ; hoặc các đơn vị không có chức năng kinh doanh liên kết với một đơn vị khác có chức năng kinh doanh theo quy định của pháp luật để ký kết HĐKT. Việc không quy định nguyên tắc ai ký hợp đồng thì ngời đó phải thực hiện đã làm giảm hiệu quả kinh tế-xã hội của các hoạt động kinh tế. Đó là cha kể đến việc yêu cầu đăng ký kinh doanh quá cứng nhắc trong việc ký kết HĐKT đã làm cho một số không ít các chủ thể ký các HĐKT vô hiệu theo Pháp lệnh HĐKT song lại hoàn toàn hợp pháp theo quy định của BLDS- một văn bản có hiệu lực pháp luật cao hơn.

3.2.3 Ngời ký HĐKT không đúng thẩm quyền hoặc có hành vi lừa đảo

Các HĐKT bị vô hiệu do ngời ký không đúng thẩm quyền chiếm tới 50% các vụ xử lý hợp đồng vô hiệu của Tòa án. Đó là do trong thực tiễn thực hiện các quy định về đại diện trong ký kết HĐKT đã nảy sinh nhiều vớng mắc. Pháp lệnh HĐKT mới chỉ đa ra hình thức uỷ quyền theo vụ việc mà cha làm rõ hình thức loại uỷ quyền thờng gặp trên thực tế, đó là uỷ quyền thờng xuyên - uỷ quyền dới hình thức phân công theo văn bản phân công, phân cấp hoặc Điều lệ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, có một số chủ thể, do đặc thù của nghề nghiệp, phải ký kết hợp đồng thờng xuyên với số lợng lớn thì việc ký kết hợp đồng bằng tài liệu giao dịch thông qua uỷ quyền là không thể tránh khỏi. Do pháp luật quy định trong trờng hợp này các chủ thể kinh doanh không đợc ký kết thông qua ngời đợc uỷ quyền nên đã gây ra không ít khó khăn cho họ. Pháp lệnh HĐKT cũng không quy định cụ thể ai có quyền và ai không có quyền đại diện theo uỷ quyền mà chỉ quy định rất chung chung là: "ngời đại diện hợp pháp của pháp nhân hoặc cá nhân đứng tên đăng ký kinh doanh có thể uỷ quyền cho ngời khác ký thay". Vấn đề đặt ra là có phải ai cũng có thể đợc uỷ quyền để ký kết HĐKT hay không? Rõ ràng là cần phải hạn chế đối tợng đợc uỷ quyền để tránh thiệt hại trong việc ký kết HĐKT.

Việc uỷ quyền ký kết hợp đồng đối với các đơn vị có t cách pháp nhân không đầy đủ cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Điều này liên quan đến các

chi nhánh của pháp nhân. Các chủ thể này muốn ký kết HĐKT phải đợc các công ty, tổng công ty, DNNN nói trên uỷ quyền. Thực tế cho thấy các chi nhánh không ở cùng một địa bàn với trụ sở chính của pháp nhân, nhiều chi nhánh hoạt động một cách độc lập với pháp nhân và tài sản cũng đợc hạch toán độc lập. Các chi nhánh vẫn ký hợp đồng mà không có uỷ quyền hoặc ngời ký giấy uỷ quyền thực tế không biết rõ nội dung uỷ quyền. Vì lẽ đó khi có tranh chấp rất khó xác định trách nhiệm thuộc về ai.

3.3 Xử lý tài sản

Khoản 2, Điều 39 Pháp lệnh HĐKT quy định: "các bên có nghĩa vụ hoàn trả cho nhau tất cả các tài sản đã nhận đợc từ việc thực hiện HĐKT, trong tr- ờng hợp không thể trả hiện vật thì phải trả bằng tiền”.

Việc quy định hoàn trả tài sản trong trờng hợp các bên không còn tài sản để trả, phải trả bằng tiền tại thời điểm xử lý sẽ có một số điểm bất hợp lý. Một

là, nếu việc hoàn trả tài sản bằng tiền tính theo thời điểm xử lý HĐKT vô hiệu

là đã buộc một bên phải mua hàng hóa theo hợp đồng đã thoả thuận. Nói cách khác, pháp luật đã thừa nhận việc mua bán trên. Hai là, trong trờng hợp nếu bên bị buộc phải hoàn trả số tiền tại thời điểm xử lý là bên hoàn toàn không có lỗi trong việc ký hợp đồng dẫn đến vô hiệu thì quy định nh vậy đã không quan tâm đến ngời bị hại. Cho nên, khi giải quyết việc hoàn trả tài sản do HĐKT vô hiệu, pháp luật cần quan tâm hơn đến ngời ký hợp đồng ngay tình.

Về một số HĐKT đặc thù nh hợp đồng xây dựng cơ bản, hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hợp đồng thuê mớn mặt hàng... thì pháp luật cha có quy định hớng dẫn việc xử lý tài sản. Đối với các hợp đồng này, không thể áp dụng nguyên tắc hoàn trả theo hớng hoàn trả nguyên trạng tài sản nh quy định tại Điều 39 Pháp lệnh HĐKT. Công văn số 394/VP ngày 11/9/1995 của TANDTC đề cập đến việc xử lý tài sản đối với các hợp đồng này theo 2 nguyên tắc:

1. Nếu đã thực hiện một phần hợp đồng thì phải đình chỉ việc thực hiện tiếp. Xử lý tài sản phần hợp đồng đã thực hiện căn cứ vào kết luận công việc để

Một phần của tài liệu Một số bất cập của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế và giải pháp hoàn thiện (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w